Chia sẻ

Tre Làng

Những đứa con được phương Tây rửa tội

Lâm Trực@

Tôi đã nhìn thấy gương mặt của chúng - những đứa trẻ được rửa tội bằng học bổng, bằng ánh sáng của sự ưu tú, bằng thứ “văn minh” mà người ta mang từ bên kia bán cầu sang như bầy lang sói biết hát thánh ca. Chúng rất đẹp. Đẹp theo cách một cánh hoa nhân tạo luôn ở trạng thái nở rộ mà không héo, không rụng, không vương đất.

Chúng tự tin bước đi giữa những hội trường, đứng trên bục phát biểu, nói bằng thứ tiếng Anh lấp lánh như ly cocktail đắt tiền. Mỗi lời chúng nói là một mũi dao cắm vào lưng đất mẹ, mà chúng không biết. Hoặc có biết, nhưng cười nhếch mép: “Ai bảo mẹ nghèo?

Hoàng Chi Phong là một đứa trẻ Hồng Kông, mới 15 tuổi đã tuyên bố chống lại giáo dục quốc gia, dũng cảm tuyệt thực, dẫn đầu đoàn người đội mưa gió như diễn một vở kịch do phương Tây viết kịch bản. Người ta hô vang tên nó, Times đưa nó lên bìa, báo chí gọi nó là “nhà lãnh đạo thế kỷ 21”, còn Mỹ làm phim về nó như thể đó là Gandhi phiên bản teen.

Không ai hỏi: Cậu bé ấy từng được ai dạy yêu đất nước? Ai đã dạy nó rằng “tự do” không có nghĩa là cào nát phố xá, đốt cháy nhà ga, biến Hồng Kông thành bãi chiến trường giữa những đứa trẻ bị đầu độc?

Tôi đau. Không phải vì nó chống Trung Quốc. Tôi đau vì nó bị biến thành con rối trong một trò chơi mà đích đến không phải là tự do mà là hỗn loạn. Một loại hỗn loạn có mục tiêu. Một sự phá hoại được huấn luyện bài bản, được ban phát bằng học bổng và sân khấu.

Ở Việt Nam, Trần Hoàng Phúc cũng một đứa trẻ được phương Tây tô vẽ là “xuất chúng”, từng ngồi với Tổng thống Obama, được gọi là “lãnh đạo trẻ”, rồi sau đó vào tù vì tội chống phá Nhà nước. Báo chí phương Tây khóc lóc. Người Việt im lặng. Cha mẹ câm nín. Tổ quốc rỉ máu.

Đó là gì nếu không phải là bi kịch?

Nhưng họ không dừng lại. Ở Myanmar, có Nay Phone Latt từng là nhà thơ, nhà hoạt động, “biểu tượng mới” của tuổi trẻ. Nhưng biểu tượng đó trở thành ngọn lửa đốt cháy cả một đất nước khi bạo loạn nổ ra. Ở Indonesia, Fuad Wahyudin từ học bổng Mỹ bước ra, kêu gọi “xã hội dân sự” rồi đẩy đất nước vào hỗn loạn sắc tộc và tôn giáo. Ở Belarus, Maria Kolesnikova từ một cô gái chơi nhạc baroque, trở thành kẻ giật dây cách mạng đường phố, trong khi dân thường đói và không ai hỏi vì sao họ chết.

Chúng không biết, hoặc không muốn biết, rằng có những đất nước cần yên ổn hơn là một “cải cách dân chủ” dưới súng đạn. Chúng nghĩ mình là cứu tinh. Nhưng kỳ thực, chúng chỉ là những đứa con bị phương Tây rửa não và gọi đó là rửa tội.

Đằng sau các học bổng kia - USAID, YSEALI, Obama Foundation - không phải chỉ là lòng tốt. Mà là chiến lược. Là hàng trăm triệu USD đổ vào Đông Nam Á để gieo những hạt giống của sự nghi ngờ, sự phản kháng, và cuối cùng là sự tàn lụi của lòng yêu nước.

Tôi không bài Tây. Tôi yêu Dostoevsky, tôi nghe nhạc Beethoven. Nhưng tôi không ngu để tin rằng ai đó yêu tôi chỉ vì họ tặng tôi một vé máy bay và một học bổng.

Tôi đã sống qua chiến tranh. Tôi biết giá của hòa bình, và cũng biết thứ gì đã giết chết lòng tin: đó là khi con em một dân tộc quay lưng lại với cội rễ, đứng trước quốc kỳ nước mình mà không cảm thấy gì.

Tự do không phải là thứ ai đó ban cho bạn, càng không phải là khẩu hiệu in trên áo phông. Tự do là sự trưởng thành đẫm máu, sự hiểu biết từ nỗi đau, và đôi khi là một sự im lặng kiêu hãnh giữa cơn bão hô hào.

Tôi không viết bài này để chống lại ai.

Tôi viết cho những người mẹ. Những người mẹ sinh ra những đứa con thông minh, rồi mất chúng vào tay những ông thầy ngoại quốc, những trại hè chính trị, những bài học tráng miệng bằng quyền công dân toàn cầu. Những người mẹ phải gập lưng khóc khi con mình đứng trên truyền hình nói “đất nước này cần thay đổi” bằng giọng Mỹ và ánh mắt lạnh.

Tôi viết cho những người cha nghèo. Những người cha không biết dạy con bằng sách tiếng Anh, nhưng biết gánh cả tổ quốc bằng đôi vai còng. Những người cha sống suốt đời để giữ một miền quê yên ổn, không nổ súng, không biểu tình, không máu.

Tôi viết cho những đứa trẻ chưa bị chọn.

Hãy cẩn thận, khi ai đó mời bạn đến nước họ bằng vé miễn phí. Họ không ban phát tự do. Họ chỉ đổi chỗ cho nhà tù, và bạn chính là người xây thêm song sắt.

18 nhận xét:

  1. Những dạng này ngày càng cuồng phương Tây mà quên đi gốc gác của mình. Tôi thấy chúng như bị tẩy não, thật đáng thương. Việc nhận thức lệch lạc này cũng có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có lẽ lứa tuổi, sự cuồng vọng và thích thể hiện là thấy rõ nhất. Yêu nước thì hãy thương nước và cảm ơn đất nước. Nhanh, gọn chỉ thế thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả bài viết thể hiện quan điểm bảo thủ và có phần khắt khe với thế hệ trẻ tiếp cận văn hóa phương Tây. Dù có những lo ngại chính đáng về việc “mất gốc” hay ảnh hưởng tư tưởng, nhưng việc quy chụp người trẻ là “bị rửa tội” là cách nhìn phiến diện. Trong thời đại hội nhập, tiếp thu văn hóa ngoại quốc không đồng nghĩa với việc đánh mất bản sắc. Nhiều người trẻ du học về vẫn giữ vững lòng yêu nước và đóng góp tích cực cho xã hội. Điều cần thiết là định hướng tư tưởng, chứ không phải phê phán phiến diện. Bài viết nên đặt lại vấn đề một cách cân bằng, tránh gieo rắc sự chia rẽ giữa các thế hệ. Cần tạo không gian thảo luận mở hơn thay vì đối đầu tư tưởng như hiện nay.

      Xóa
  2. Bài viết mang màu sắc chỉ trích mạnh mẽ đối với những người trẻ Việt Nam có tư tưởng tự do, phóng khoáng sau khi học tập hay tiếp xúc với phương Tây. Cách sử dụng từ ngữ như “rửa tội” hay “ánh sáng sự rụt rì” cho thấy lập trường khá cực đoan và thiếu khách quan. Việc lên án người trẻ vì có quan điểm khác biệt có thể gây phản tác dụng, khiến đối thoại xã hội trở nên phân cực hơn. Trong xã hội hiện đại, việc chấp nhận sự đa dạng về tư tưởng là điều cần thiết. Bài viết dường như không đánh giá khách quan những đóng góp của lớp trẻ có học vấn quốc tế cho đất nước. Thay vì phán xét, nên có sự lắng nghe và tranh luận tôn trọng lẫn nhau. Những lập luận thiếu bằng chứng như thế có thể tạo ra định kiến sai lệch.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết đặt ra một cảnh báo cần thiết về làn sóng ảnh hưởng văn hóa – chính trị từ phương Tây. Việc một bộ phận giới trẻ bị lôi cuốn bởi các giá trị ngoại lai mà quên mất cội nguồn văn hóa, truyền thống dân tộc là điều đáng lo. Tác giả đã đưa ra lập luận rõ ràng và những ví dụ thực tế khiến người đọc phải suy ngẫm.

    Trả lờiXóa
  4. Dù bài viết nêu ra mối quan ngại chính đáng, nhưng không nên đánh đồng toàn bộ những người tiếp xúc với phương Tây là mất gốc hay phản bội. Trong thế giới toàn cầu hóa, việc tiếp thu đa chiều là bình thường và có thể giúp đất nước phát triển, miễn là người trẻ giữ được bản lĩnh và suy nghĩ độc lập.

    Trả lờiXóa
  5. Phương Tây không cần súng đạn để gây ảnh hưởng – họ dùng học bổng, truyền thông và các giá trị "tự do, dân chủ" để gieo rắc tư tưởng. Những người trẻ được “chọn mặt gửi vàng” có thể trở thành hạt giống chiến lược, vô tình tiếp tay cho những kế hoạch dài hơi mà chính họ không nhận ra.

    Trả lờiXóa
  6. có thể nói một bộ phần giới trẻ hiện nay sau khi đi du học về đã bị tây hóa, bị nền giáo dục phương tây tiêm nhiễm vào đầu nhiều suy nghĩ cực đoan, phiến diện mà quên đi nguồn gốc của mình, xa rời bản chất của thế giới quan và nhân sinh quan. Đa số họ chỉ biết được cái bề nổi mà không hiểu được cái bản chất và dần trở thành công cụ cho các thế lực thù địch lợi dụng.

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết khiến người đọc đặt câu hỏi về sự độc lập trong tư duy quốc gia. Liệu chúng ta đang có một nền giáo dục đủ sức giữ gìn bản sắc, hay đang để người khác “thiết kế” lại lý tưởng cho thế hệ trẻ? Trong thế kỷ 21, chủ quyền không chỉ là đất đai – mà còn là chủ quyền tư tưởng.

    Trả lờiXóa
  8. Những đứa trẻ thường được ngắm tới do nhận thức chưa tới, dễ bị kích động, tẩy não, để đẩy lên làm những nhà hoạt động, nhà tư tưởng tiến bộ mới, thực ra chỉ là những con rối trong tay các tổ chức phương Tây, quay lại cắn lại đất mẹ, quê hương, để rồi may mắn thì sống đời lưu vong, đen đủi thì ra tù vào tội, trở thành kẻ tội đồ giữa cộng đồng

    Trả lờiXóa
  9. Đồng thời, câu chuyện này cũng đặt ra câu hỏi có vai trò của giáo dục, tuyên giáo của đất nước, liệu đã đủ hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng, đường lối cho thế hệ trẻ liệu đã đủ hiệu quả, đủ để hạn chế sự xuất hiện của những “nhà tư tưởng kiểu mới”, hạn chế sự xa ngã của những đứa trẻ chưa đủ nhận thức để chống lại bộ máy tuyên truyền của phương Tây. Liệu sự cuồng đến tôn sùng ngoại ngữ trong giáo dục, và vô tình hay cố ý xem nhẹ giáo dục lịch sử, đạo đức có gián tiếp tạo điều kiện cho điều này xảy ra?

    Trả lờiXóa
  10. Bài viết chỉ trích việc phương Tây sử dụng học bổng và các chương trình như YSEALI, USAID để thu hút và định hướng thế hệ trẻ ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Đây không chỉ là hành động từ thiện mà là chiến lược mềm nhằm gieo rắc tư tưởng phản kháng, tạo ra những "người con" quay lưng lại với cội nguồn dân tộc. Điều này đặt ra câu hỏi về vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc can thiệp vào chính trị nội bộ của các quốc gia.

    Trả lờiXóa
  11. Tự do không phải là món quà từ phương Tây mà là kết quả của sự trưởng thành, hiểu biết và đôi khi là nỗi đau. Việc một số cá nhân được đào tạo và tài trợ từ phương Tây rồi quay lại chống phá chính quyền cho thấy sự mâu thuẫn giữa tự do cá nhân và lòng yêu nước. Điều này đặt ra vấn đề về trách nhiệm của những người được hưởng lợi từ các chương trình quốc tế trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước mình.

    Trả lờiXóa
  12. những người trẻ như Hoàng Chi Phong, Trần Hoàng Phúc, Nay Phone Latt... là những "đứa con" bị phương Tây "rửa tội", mất kết nối với cội nguồn và trở thành công cụ trong các chiến lược chính trị. Họ được phương Tây tô vẽ như những biểu tượng của tự do, nhưng thực tế lại gây ra hỗn loạn và chia rẽ trong xã hội. Điều này phản ánh sự nguy hiểm của việc thiếu nhận thức về bản sắc văn hóa và lịch sử dân tộc.

    Trả lờiXóa
  13. Thế hệ trẻ hãy tỉnh táo trước những lời mời gọi từ phương Tây, đặc biệt là khi đi kèm với học bổng hay cơ hội du học. Những cơ hội này có thể là bẫy, dẫn đến việc mất đi lòng yêu nước và sự kết nối với cội nguồn. Lời cảnh tỉnh này không chỉ dành cho những người trẻ mà còn cho gia đình và xã hội, nhắc nhở về vai trò quan trọng của giáo dục và định hướng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết đã cảnh tỉnh đúng lúc về việc một số tổ chức quốc tế, dưới vỏ bọc học thuật hoặc thiện chí, thực chất đang gieo mầm tư tưởng chống phá, chia rẽ nội bộ. Muốn giữ vững chủ quyền, chúng ta cần giữ bản lĩnh – mà bản lĩnh không nằm ở khẩu hiệu, mà nằm ở thái độ tỉnh táo trước những thứ “ngon – đẹp – miễn phí”.

    Trả lờiXóa
  15. khi người trẻ mù quáng tin vào các giá trị “tự do”, “nhân quyền” phương Tây mà không hiểu ngữ cảnh lịch sử – xã hội của Việt Nam, họ dễ trở thành công cụ bị lợi dụng. Những cái tên như Hoàng Chi Phong hay Trần Hoàng Phúc không chỉ là bài học cá nhân, mà còn là cảnh báo về chiến lược “đào tạo lãnh đạo tương lai” mà các thế lực bên ngoài đang triển khai âm thầm. Vậy ai đang viết lại tư duy cho thanh niên Việt?

    Trả lờiXóa
  16. Nhiều người trẻ ngỡ rằng nhận được học bổng, tham gia chương trình trao đổi quốc tế là vinh dự cá nhân, nhưng không nhận ra mình đang bị "gài vào guồng". Các tổ chức như USAID, Quỹ Obama,... không đơn thuần làm thiện nguyện – họ đầu tư vào con người để gieo ảnh hưởng. Một khi những "hạt giống" ấy quay lại và truyền bá tư tưởng lệch lạc, thiệt hại không chỉ là cá nhân mà là hệ giá trị quốc gia.

    Trả lờiXóa
  17. Việt Nam đã trải qua hàng chục năm chiến tranh để giành lấy hòa bình. Nhưng ở thế kỷ 21, kẻ thù không đến từ biên giới, mà đến từ trong tư duy của người trẻ bị điều hướng. Bài viết là lời cảnh báo xác đáng: đừng xem nhẹ sức mạnh của giáo dục – nếu ta không giáo dục con em mình bằng lòng yêu nước và tư duy phản biện, sẽ có kẻ khác dạy họ bằng sự thù ghét chính dân tộc mình.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog