Lâm Trực@
Sông Tô Lịch – một dòng sông từng đi vào ca dao, từng là bối cảnh cho bao câu chuyện tình, bao biến động lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm – đã có một thời bị biến thành kênh thoát nước đen ngòm của một đô thị phát triển nóng nhưng thiếu nền móng văn hóa trong quản trị đô thị và ý thức cộng đồng. Và giờ đây, trong lòng thành phố hiện đại với những dãy cao ốc mọc lên như nấm sau mưa, người ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: có thể nào hồi sinh một dòng sông đã từng được coi là “đã chết”?
Hà Nội không trả lời bằng khẩu hiệu. Thành phố này đang trả lời bằng hành động.
Bằng một loạt những giải pháp bài bản, mang tính khoa học và tầm nhìn dài hạn, người Hà Nội đang lần lượt tháo gỡ từng nút thắt lịch sử mà chính mình từng vô tình tạo ra. Cống ngầm được xây dọc hai bờ, thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt và công nghiệp - thứ từng được đổ thẳng xuống dòng sông không một phút ngập ngừng. Một nhà máy xử lý nước thải hiện đại ở Yên Xá đã hoàn thành, mang vai trò như một “bộ lọc sinh thái” khổng lồ, trả lại sự trong lành đã đánh mất từ lâu.
Đáng chú ý là sự kết nối các nguồn nước sạch từ sông Hồng, qua hệ thống đường ống hiện đại, để bổ cập cho Hồ Tây và sông Tô Lịch – điều tưởng chừng chỉ có trong các mô hình đô thị sinh thái ở phương Tây. Các đập tràn được dựng lên để điều tiết dòng chảy, kiểm soát tốc độ nước rút và tiết kiệm điện cho các trạm bơm. Đó không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà còn là cách người ta học lại ngôn ngữ của tự nhiên, sau hàng thập kỷ chỉ biết “cưỡng chế” mà không “lắng nghe”.
Và rồi, một con đường nhỏ ven sông đang hình thành, như một biểu tượng mềm của sự trở lại. Không ồn ào, không hoành tráng – chỉ là một lối đi, đủ để một vài người già có thể chậm rãi dạo bước, để một đứa trẻ có thể ngắm cá bơi dưới nước trong xanh, nếu như giấc mơ đó trở thành sự thật.
Nhưng, trong mọi tiến bộ của công nghệ và chính sách, vẫn còn một khoảng trống đáng kể – khoảng trống mang tên ý thức công dân.
Một dòng sông, xét cho cùng, không thể mãi được cứu sống bằng tiền ngân sách hay các dự án đầu tư nếu người dân vẫn vứt rác xuống nước, đổ thải sau bếp, tiểu tiện nơi công cộng rồi ngẩng mặt ngây thơ hỏi: “Đô thị không làm sạch thì ai làm?”.
Không có cống rãnh nào đủ sâu để giấu sự thờ ơ và thiếu văn hóa.
Dòng Tô Lịch là một con sông và cũng là một tấm gương soi lại trình độ văn minh của cộng đồng cư dân thủ đô. Hồi sinh dòng sông ấy không chỉ là hồi sinh một thực thể tự nhiên, mà là hồi sinh văn hóa đô thị, là đặt lại chuẩn mực sống, chuẩn mực cư xử với không gian công cộng và thiên nhiên.
Câu chuyện của Tô Lịch vì thế, không còn là chuyện của riêng kỹ sư hay nhà quản lý. Nó là câu hỏi dành cho từng cư dân Hà Nội: Chúng ta muốn sống trong một thành phố hiện đại hay trong một đô thị chỉ đẹp ở trên giấy quy hoạch?
Cần một cuộc cách mạng trong đầu óc, không kém gì cuộc cách mạng hạ tầng. Bởi, không ai có thể xây dựng một thành phố văn minh, nếu người dân vẫn coi dòng sông là chỗ đổ thải cuối cùng cho tất cả những gì không muốn giữ lại trong nhà mình.
Tô Lịch có thể một lần nữa trở lại với dáng hình xưa – không chỉ trong sạch mà còn giàu văn hóa – nếu như công trình ấy đi kèm với công trình lớn nhất: công trình cải tạo con người. Và nếu điều đó xảy ra, thì đây không còn là một dự án môi trường, mà là một minh chứng cho sự trưởng thành của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XXI – nơi một dòng sông cũ dạy lại cho người hiện đại bài học về nghĩa tình, văn hóa và trách nhiệm.
Các giải pháp làm sạch sông Tô Lịch đã thể hiện sự quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc giải quyết vấn đề môi trường cấp bách. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bền vững, cần có một chiến lược tổng thể và đồng bộ, không thể chỉ tập trung vào một giải pháp đơn lẻ.
Trả lờiXóaCải tạo sông Tô Lịch là một vấn đề khá nan giải đòi hỏi một giải pháp tổng thế, lâu dài và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội với quyết tâm rất cao, hi vọng rằng với nhiều giải pháp mà thành phố đưa ra sẽ đem lại hiệu quả cho sông Tô Lịch
XóaViệc thu gom và xử lý triệt để nước thải là giải pháp căn cơ nhất. Nếu tiếp tục bơm nước sạch vào một dòng sông vẫn phải tiếp nhận nước thải, thì đó chỉ là "rửa sông" chứ không phải "làm sạch sông". Nước sông sẽ lại ô nhiễm sau một thời gian ngắn, gây lãng phí nguồn lực và không giải quyết được vấn đề.
Trả lờiXóaBổ cập nước từ sông Hồng là giải pháp tốt để tạo dòng chảy và cải thiện cảnh quan, nhưng nó cần được triển khai sau khi nguồn thải đã được thu gom và xử lý. Sự kết hợp giữa việc chặn nguồn thải và tạo dòng chảy sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài các giải pháp kỹ thuật, việc nâng cao ý thức của người dân sống ven sông là vô cùng quan trọng.
Trả lờiXóaViệc hồi sinh sông Tô Lịch không phải là nhiệm vụ "bất khả thi" nhưng đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và một tầm nhìn dài hạn. Chỉ khi giải quyết được tận gốc nguồn thải và có dòng chảy tự nhiên, sông Tô Lịch mới có thể thực sự "hồi sinh" và trở thành biểu tượng xanh của Hà Nội.
Trả lờiXóaViệc xử lý ô nhiễm một dòng sông đã bị “bức tử” suốt nhiều thập kỷ không thể chỉ dừng ở công nghệ hay truyền thông. Muốn Tô Lịch “sống” lại thật sự, cần một chiến lược tổng thể: từ xử lý nước thải tận gốc, quy hoạch đô thị bền vững cho đến thay đổi ý thức người dân. Đó là hành trình dài, nhưng rất đáng để kiên trì.
Trả lờiXóaThật sự rất vui khi thấy sông Tô Lịch đã được cải tạo, nước trong xanh hơn, không còn mùi hôi như trước. Mong rằng dự án này sẽ được duy trì lâu dài để Hà Nội ngày càng xanh – sạch – đẹp, tuy nhiên cần kiểm soát nguồn xả thải từ dân cư và khu công nghiệp để dòng sông không bị ô nhiễm trở lại.
Trả lờiXóaChủ bài viết thực sự đã khéo léo chỉ ra mối liên hệ giữa sự ô nhiễm của sông Tô Lịch và thái độ vô trách nhiệm của một bộ phận người dân. Việc xả rác bừa bãi không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Cần có những biện pháp mạnh mẽ để nâng cao ý thức cộng đồng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trả lờiXóaViệc cải tạo sông Tô Lịch không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân. Nếu không thay đổi thói quen xả rác và bảo vệ môi trường, mọi nỗ lực cải tạo sẽ trở nên vô nghĩa. Hy vọng bài viết sẽ là lời cảnh tỉnh để cộng đồng cùng chung tay bảo vệ dòng sông lịch sử này.
Trả lờiXóaTôi thấy bài viết này rất đúng, vì sông Tô Lịch không chỉ là tài sản của thành phố mà còn gắn bó với văn hóa và lịch sử của Hà Nội. Tuy nhiên, việc cải tạo sông sẽ không hiệu quả nếu chúng ta vẫn tiếp tục xả rác, vứt đồ bừa bãi. Mỗi người dân cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn dòng sông này sạch sẽ, để mọi nỗ lực cải tạo không trở thành công cốc.
Trả lờiXóaViệc cải tạo sông Tô Lịch thực sự cần thiết, nhưng để giữ cho dòng sông không ô nhiễm, tất cả chúng ta đều phải chung tay. Đừng để những thói quen xấu như vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường sống của chính mình. Chỉ khi cộng đồng ý thức được trách nhiệm của mình, chúng ta mới có thể phục hồi được vẻ đẹp của sông Tô Lịch.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa