Lâm Trực@
Cái chết không gõ cửa, không hẹn trước. Nó chỉ lặng lẽ rình rập từ những góc phố nhỏ, từ một cú phanh gấp không thành, từ một tấm tôn sắc lẹm phấp phới trên đầu, từ một thanh sắt hộp dài năm mét đung đưa lơ lửng giữa dòng người vội vã. Và buồn thay, nó thường được chở đi bằng những cỗ xe tự chế. Đó là thứ phương tiện dị dạng vừa là sản phẩm của nghèo đói, vừa là sự dung túng của một xã hội không dám nhìn thẳng vào hậu quả của lòng thương sai chỗ.
Ngày 15 tháng 6, tại xã Thạnh Phú, Sóc Trăng, một người thanh niên ngã xuống, vĩnh viễn. Cái chết đến từ một chiếc xe máy kéo theo xe tự chế chở tôn – thứ lưỡi hái thần chết lăn bánh hợp pháp trên đường phố. Sự ra đi của nạn nhân không phải là tai nạn đơn lẻ. Đó là một chuỗi hệ quả, được đúc kết từ sự lơ là, sự thờ ơ của chính quyền, và sự nhu nhược của nhận thức cộng đồng.
Ở Sóc Trăng, và ở nhiều thành phố khác, người ta đã quá quen với hình ảnh một người đàn ông còng lưng lái xe máy kéo theo một cỗ xe phế liệu dài ngoằng, chở nào thép, nào tôn, nào giàn giáo. Những con phố đông nghịt phương tiện như Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt… cứ chiều đến lại rợn người vì những bóng đen di động. Người đi đường co người né tránh như bản năng sinh tồn của động vật, nhưng chưa bao giờ đặt câu hỏi: “Tại sao lại để những cỗ máy giết người này tồn tại?”
Phải chăng vì cái mác "người nghèo", "người lao động chân chính" mà xã hội tự cho mình quyền nhắm mắt cho qua? Phải chăng sự cảm thông đã bị đẩy đến mức biến dạng, để rồi cái gọi là “mưu sinh chính đáng” lại đồng nghĩa với việc được vi phạm luật giao thông, được vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, được phớt lờ sinh mạng của người khác?
Tôi gọi đó là lòng thương vị kỷ. Một thứ lòng thương ngụy tạo, chỉ biết xúc động trước giọt mồ hôi mà quên đi giọt máu của người khác.
Lực lượng chức năng Sóc Trăng và rộng hơn là ở nhiều tỉnh thành vẫn “tăng cường kiểm tra, xử lý”, vẫn “tuyên truyền, vận động”, nhưng kết quả là gì? Những chiếc xe tự chế vẫn bon bon chạy qua camera giám sát, vẫn tự do lăn bánh trên quốc lộ, như thể luật pháp chỉ là khái niệm dùng để áp dụng cho người khác.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà luật pháp bị vô hiệu hoá bởi sự nhân nhượng. Và chính sự nhân nhượng đó là tấm áo choàng cho thảm hoạ. Cái chết không còn là ngoại lệ mà đã trở thành một xác suất, một định mệnh chực chờ ở mỗi ngã tư đông đúc. Khi pháp luật không đủ nghiêm, khi những người dân đành cam chịu, thì những “tấm tôn lưu động” vẫn ung dung đi lại giữa lòng thành phố như một lời nhắc nhở cay đắng về sự bất lực của toàn xã hội.
Một cán bộ ngành giao thông về hưu đã thẳng thắn nói: Xe tự chế là sản phẩm của sự thiếu thốn, đúng. Nhưng nó đồng thời cũng là kết quả của sự buông xuôi. Không kiểm định, không đăng ký, không giấy phép lái xe, không giới hạn tải trọng. Một phương tiện như thế, ở một quốc gia khác, có thể bị cấm tuyệt đối. Ở ta, nó lại tồn tại như một phần “bình thường” của giao thông đô thị.
Tôi không phủ nhận hoàn cảnh khó khăn của nhiều người lao động. Nhưng nghèo không có nghĩa là được quyền gây nguy hiểm. Mưu sinh không có nghĩa là được phép chở cái chết đi khắp phố phường. Nếu cứ mãi vin vào hoàn cảnh để biện hộ, thì mỗi người trong chúng ta sẽ đều là nạn nhân tiềm năng, và là đồng phạm trong sự im lặng.
Không thể tiếp tục nhân đạo bằng cách dung túng cho sai phạm. Không thể tiếp tục thương xót sai chỗ và biến người gây nguy hiểm thành kẻ đáng được bao che.
Cái chết của những người dân vô tội bị xe tự chế gây tai nạn là sự nhắc nhở rõ ràng nhất rằng: nếu không thay đổi, nếu không có một quyết tâm chính trị, quyết liệt trong hành pháp, thì những tấm tôn và thanh sắt kia sẽ tiếp tục được lăn bánh với tốc độ của sự vô cảm và hệ lụy của nó là không thể lường trước.
Đã đến lúc xã hội cần tỉnh táo. Cần một lần nhìn thẳng vào câu hỏi đau lòng: Chúng ta đang nhân đạo hay đang hợp pháp hoá cái chết?
Việc cấm hay hạn chế xe tự chế lưu thông trên đường không phải câu chuyện mới, mỗi khi có những vụ tai nạn liên quan đến xe tự chế lại được mang lên bàn luận, mổ xẻ, nhận định. Nhưng rồi đến giờ vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng cho bài toán về xe tự chế. Hi vọng trong tương lai gần các cấp chính quyền sẽ có biện pháp xử lý phù hợp đối với loại phương tiện này
Trả lờiXóaNhững chiếc xe tự chế, thồ hàng cồng kềnh vẫn xuất hiện nhan nhản trên các đường phố cản trở giao thông, gây nguy hiểm khiến người tham gia giao thông bức xúc
XóaĐồng thời, phải thừa nhận rằng, vấn nạn xe tự chế không phải chỉ ở riêng VN, mà đại đa số các nước đang phát triển trên thế giới, dù ít dù nhiều, đều có thấy bóng dáng của những chiếc xe “tự chế”, từ tuk tuk, đến xe thồ, xe chở hàng… đó thường là công cụ mưu sinh của những người nghèo khổ trong xã hội, những người mà chiếc xe hơi, xe tải chở hàng là thứ xa xỉ phẩm họ khó lòng mơ tới. Hạn chế, loại bỏ dần loại phương tiện này khỏi xã hội cần đi đôi với sự phát triển kinh tế chung, nâng cao trình độ nhận thức toàn dân, phát triển cơ hội việc làm, cơ sở vật chất, tạo điều kiện tiếp cận mua phương tiện hợp pháp… mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề
Trả lờiXóaloại phương tiện này đều do các cơ sở sản xuất tự thiết kế, lắp ráp, chế tạo, không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không được cơ quan có thẩm quyền kiểm định, đăng ký. Khi lưu thông, chở hàng cồng kềnh dễ đến mất an toàn giao thông cho chính người sử dụng cũng như những người cùng tham gia giao thông
XóaMặc dù đã có nhiều quy định, chế tài; lực lượng chức năng có nhiều biện pháp phổ biến, tuyên truyền và ra quân xử lý, nhưng đến nay, tình trạng xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông vẫn diễn ra hằng ngày
Trả lờiXóaTrước tình trạng xe ba bánh tự chế chở hàng cồng kềnh hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã tăng cường xử lý các vi phạm. Tuy nhiên, để chấm dứt triệt để cần có những biện pháp nghiêm khắc
Xóarất cần các lực lượng chức năng tiếp tục xây dựng các kế hoạch, phương án tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp xe tự chế tham gia giao thông; kiên quyết tạm giữ phương tiện, chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định pháp luật
Trả lờiXóaBên cạnh đó, mỗi người dân cần tự mình nâng cao nhận thức, không vì cái lợi trước mắt mà bất chấp quy định pháp luật, lưu hành các loại phương tiện không bảo đảm an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông này
Trả lờiXóaTai nạn do xe tự chế không phải là hiếm, và hậu quả thường rất nghiêm trọng. Nhiều người vì tiết kiệm chi phí mà bất chấp an toàn, điều khiển những chiếc xe không đảm bảo kỹ thuật, không giấy tờ hợp lệ. Đây là vấn đề cần được các cơ quan chức năng xử lý mạnh tay hơn nữa để bảo vệ an toàn cho mọi người tham gia giao thông.
Trả lờiXóaXe tự chế gây tai nạn không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề ý thức. Khi một chiếc xe không được kiểm định chất lượng, không có phanh, đèn tín hiệu đầy đủ, nó trở thành một 'quả bom di động' trên đường. Chúng ta cần nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy hiểm của xe tự chế và đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để để đảm bảo an toàn giao thông cho tất cả mọi người
Trả lờiXóaCác vụ tai nạn thương tâm liên quan đến xe tự chế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu ý thức và coi thường tính mạng của một bộ phận người dân. Cần có những biện pháp tuyên truyền và xử phạt nặng hơn để chấm dứt tình trạng này
Trả lờiXóaViệc sử dụng xe tự chế theo cá nhân tôi là cần phải xử lý mạnh tay sau khi đã tuyên truyền nhắc nhở mà không có hiệu quả. Chúng ta không thể dung túng hay vì lợi ích cá nhân của một số người mà hi sinh lợi ích của cả cộng đồng được. Sự nguy hiểm của xe tự chế thì đã có nhiều trường hợp đã chứng minh rồi.
Trả lờiXóaThật đáng lo khi những chiếc xe tự chế – không kiểm định, không an toàn – vẫn vô tư lưu thông giữa cộng đồng. Tai nạn xảy ra không chỉ vì người điều khiển, mà còn bởi sự dễ dãi của xã hội. Mỗi cái chết từ những vụ va chạm ấy đều có phần lỗi của sự buông lỏng quản lý. Sự im lặng chính là thứ tiếp tay cho tai họa tiếp diễn.
Trả lờiXóaMỗi vụ tai nạn do xe tự chế gây ra không chỉ cướp đi sinh mạng mà còn làm tổn thương niềm tin vào công lý. Cấm thì cấm, nhưng vẫn chạy là vì không ai thực sự muốn ngăn chặn. Người dân thì ngó lơ, còn chính quyền thì ngại va chạm – một sự thỏa hiệp nguy hiểm. Bao giờ chúng ta mới dám chọn an toàn thay vì dễ dãi?
Trả lờiXóaXe tự chế không phải vấn đề mới, nhưng vẫn sống dai vì cả cộng đồng đã quen với việc “không liên quan thì im lặng”. Thay vì phản đối, nhiều người lại cảm thông hay thậm chí cổ vũ vì mưu sinh. Nhưng khi tai nạn xảy ra, sự ân hận không thể cứu lại người đã mất. Đừng đợi đến khi có tang tóc mới nhìn lại sự vô cảm của chính mình.
Trả lờiXóaPháp luật không thiếu, nhưng thiếu là sự thực thi kiên quyết và công bằng. Xe tự chế là ví dụ rõ ràng cho việc nếu không có ai kiểm soát, cái sai sẽ dần được coi là “bình thường”. Và rồi một ngày, sự bình thường ấy trở thành bi kịch khi ai đó mất đi người thân. Đừng để xã hội quen với cái chết được báo trước.
Trả lờiXóaBài viết như một hồi chuông báo động về trách nhiệm tập thể. Không ai vô can nếu tai nạn vẫn tiếp diễn và hung thần xe tự chế vẫn tung hoành. Thay vì phẫn nộ nhất thời, hãy hành động – lên tiếng, kiến nghị, kiểm tra, xử lý nghiêm. Mỗi người bớt im lặng một chút, tai nạn sẽ bớt đi rất nhiều.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTai nạn đau lòng ở Sóc Trăng đã cho thấy sự thờ ơ của nhiều tầng lớp xã hội trước những mối nguy rõ ràng nhưng bị coi là “chuyện thường ngày ở huyện”. Xe tự chế vẫn ung dung lưu thông dù không đủ điều kiện an toàn, và sự tồn tại của chúng phản ánh một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý đô thị và giao thông. Đằng sau những phương tiện này là cả một chuỗi mắt xích từ nghèo đói, buông lỏng pháp luật đến sự dung túng của cộng đồng. Vấn đề không chỉ là một cá nhân chết oan, mà là cả hệ thống đã thất bại trong việc bảo vệ quyền được sống an toàn của người dân. Chúng ta không thể dùng cái nghèo để bào chữa cho nguy hiểm. Bài viết không chỉ là một bản tin, mà là một thông điệp đầy ám ảnh về sự thiếu trách nhiệm tập thể. Cần hành động trước khi có thêm những mất mát vô nghĩa.
XóaXe tự chế là phương tiện mưu sinh của nhiều người nghèo, nhưng không thể vì cái ăn mà bất chấp mạng sống. Nhà nước có thể hỗ trợ phương tiện thay thế, chứ không nên để những “hung thần ba bánh” tràn lan trên phố. Sự tồn tại của chúng là minh chứng cho việc pháp luật đang bị xem nhẹ. Xót xa hơn, cái chết từ đó lại bị chấp nhận như điều hiển nhiên.
Trả lờiXóaBài viết là hồi chuông cảnh tỉnh về sự thờ ơ của xã hội trước những hiểm họa từ xe tự chế, vốn là nguyên nhân của không ít tai nạn thương tâm. Sự ra đi của một người trẻ tuổi do va chạm với xe tự chế không đơn thuần là một tai nạn mà là hệ quả của sự buông lỏng quản lý và im lặng kéo dài. Khi cái chết được “hợp thức hóa” bằng thói quen vô cảm, thì ai sẽ là nạn nhân tiếp theo? Không thể chỉ đổ lỗi cho người điều khiển phương tiện, mà cần nhìn lại trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc giám sát và ngăn chặn. Xe tự chế xuất hiện như một giải pháp mưu sinh cho người nghèo, nhưng không thể vì nghèo mà hy sinh an toàn cộng đồng. Mỗi cái chết do xe tự chế là một lời cảnh báo bị bỏ qua. Xã hội không thể tiếp tục “hợp thức hóa” cái chết bằng sự im lặng và dửng dưng
Trả lờiXóaXe tự chế chở hàng cồng kềnh vốn dĩ chẳng đảm bảo an toàn, vậy mà vẫn chạy đầy đường, khiến ai tham gia giao thông cũng phải nơm nớp lo sợ. Chỉ một cú va chạm nhẹ là có thể gây tai nạn nghiêm trọng, nhưng nhiều người vẫn bất chấp vì mưu sinh. Dù thông cảm, nhưng không thể để sự nguy hiểm ấy trở thành chuyện “bình thường mới” trên đường phố. Cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt hơn, đồng thời hỗ trợ người dân chuyển sang phương tiện an toàn, phù hợp.
Trả lờiXóaĐiều đáng nói nhất về xe tự chế chính là sự thiếu hụt hoàn toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Những chiếc xe này thường được lắp ráp một cách thô sơ, chắp vá từ các bộ phận cũ, không rõ nguồn gốc. Hệ thống phanh, đèn, còi, lốp xe... đều không được kiểm định, không đảm bảo chất lượng.
Trả lờiXóaNhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra mà nguyên nhân chính là do những chiếc xe tự chế. Các vụ va chạm với xe tự chế chở sắt thép dài ngoằng không che chắn, xe chở vật liệu xây dựng cồng kềnh rơi vãi trên đường, hay thậm chí là những cú va chạm trực diện với xe ba gác cũ nát đã cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội.
Trả lờiXóaBên cạnh yếu tố kỹ thuật, ý thức của người điều khiển xe tự chế cũng là một vấn đề đáng bàn. Vì là phương tiện "tùy hứng", không chịu sự quản lý chặt chẽ nên người điều khiển xe tự chế thường có tâm lý chủ quan, đi ẩu, lấn làn, vượt ẩu, không tuân thủ luật giao thông.
Trả lờiXóaViệc chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, không che chắn an toàn trên những chiếc xe tự chế đã tạo ra một mối đe dọa trực tiếp cho người đi đường. Một thanh sắt, một tấm tôn, hay một bao tải rơi xuống đường cũng có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có thể cướp đi tính mạng của người khác.
Trả lờiXóaCần tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa từ xe tự chế. Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần cam kết không sử dụng và thuê các phương tiện tự chế để vận chuyển hàng hóa.
Trả lờiXóaViệc cấm xe tự chế cần phải đi đôi với các chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ chuyển đổi phương tiện hoặc tìm kiếm công việc phù hợp hơn. Chỉ khi giải quyết được bài toán mưu sinh cho người lao động, việc loại bỏ xe tự chế ra khỏi đời sống xã hội mới thực sự hiệu quả.
Trả lờiXóaĐiểm chung của những chiếc xe này là đều chất hàng cồng kềnh, cao ngất nhưng chỉ chằng buộc bằng vài sợi dây. Cả hai đầu nhọn trước và sau xe cũng không có vật liệu cảnh báo người đi đường.
Trả lờiXóaĐể giảm thiểu tối đa phương tiện tự chế di chuyển ngoài đường phố cũng cần phát huy vai trò của các tổ dân phố trong việc tổ chức vận động hộ gia đình có người thân đang sử dụng xe ba bánh, để họ nhận thức rõ hành vi vi phạm khi dùng xe ba bánh tự chế; đồng thời đề nghị không sử dụng loại xe này để chở hàng, tham gia giao thông, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Trả lờiXóaThậm chí có những xe chở hàng cồng kềnh còn sẵn sàng đi ngược chiều để tiết kiệm thời gian, quãng đường di chuyển. Đi trên đường, thỉnh thoảng người dân thấy ớn lạnh trước việc chở tôn, sắt thép, gạch... rất cẩu thả.
Trả lờiXóaMột bộ phận không nhỏ sử dụng xe ba gác, xe tự chế là người lao động nghèo, không có khả năng chuyển đổi phương tiện vận chuyển sang các loại hình ô tô được phép lưu hành. Nhiều người nhận thức được việc nguy hiểm khi điều khiển những chiếc xe này, tuy nhiên không có sự lựa chọn nào khác.
Trả lờiXóaĐể hạn chế xe 3 gác tự chế lưu thông ngoài đường, lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm cả chủ xe lẫn người điều khiển. Cần có những biện pháp mạnh tay, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây tai nạn hoặc tái phạm nhiều lần. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý vi phạm từ những xưởng sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa loại hình phương tiện này.
Trả lờiXóaCác loại phương tiện này đã bị cấm, nhất là tình trạng xe môtô, xe gắn máy kéo theo xe khác, quá khổ giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trên các tuyến đường vẫn hoạt động mạnh, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
Trả lờiXóaHằng ngày đi làm tôi bắt gặp rất nhiều xe tự chế chạy trên đường rất cồng kềnh, khiến các phương tiện khác đi lại rất khó khăn, nhất là tại các tuyến đường nhỏ, hẹp hoặc đông phương tiện qua lại. Chưa kể, những người điều khiển xe chạy rất ẩu, ít quan sát chung quanh. Cứ mỗi khi thấy xe tự chế, tôi đều phải chạy chậm lại, tránh xa để an toàn cho bản thân
Trả lờiXóaMặc dù đã có nhiều quy định, chế tài; lực lượng chức năng có nhiều biện pháp phổ biến, tuyên truyền và ra quân xử lý, nhưng đến nay, tình trạng xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông vẫn diễn ra hằng ngày. Vì vậy, rất cần các lực lượng chức năng tiếp tục xây dựng các kế hoạch, phương án tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm
Trả lờiXóa