Lâm Trực@
Người Việt ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nhưng có vẻ trong cơn lốc tiêu dùng, hội chứng “sống ảo” và nỗi khát khao làm giàu bằng mọi giá, thứ câu ngạn ngữ ấy đang bị xé vụn, ném vào sọt rác, nằm thoi thóp bên cạnh hàng ngàn sản phẩm nhái, từ nhãn hiệu, giấy tờ cho tới cả… đạo đức.
Ngày 16 tháng 6 năm 2025, một chuyên án lớn được lực lượng cảnh sát kinh tế Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý và Phát triển thị trường nội địa, Bộ Công Thương triệt phá. Lần này, thứ bị vạch mặt không phải là mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng, mà là… xe máy điện. Một sản phẩm mới nghe người ta đã liên tưởng tới “văn minh”, “thân thiện môi trường”, nhưng trong tay những kẻ đạo đức băng hoại, nó trở thành cỗ máy giết người không gươm đao. Hơn 100 chiếc xe máy điện bị thu giữ, cùng hàng loạt máy móc, tem nhãn, giấy tờ giả. Một công ty sản xuất xe ở Bắc Ninh bị khám xét, hé lộ cả một đường dây làm giả tinh vi từ đầu vào đến đầu ra, từ linh kiện tới niềm tin của người tiêu dùng. Những chiếc xe được lắp ráp tinh xảo, phủ lên lớp vỏ đẹp đẽ như đạo đức giả khoác áo vest, mang ra thị trường với đầy đủ giấy tờ cũng là giả.
Trên 100 xe máy điện không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, có dấu hiệu làm giả nhãn hiệu, xuất xứ. Ảnh: báo Lao động Thủ đô.
Kẻ làm giả không chỉ dối trá, chúng cũng rất lạnh lùng. Bởi mỗi chiếc xe đó ra đường, là một lần chúng đẩy ai đó vào cửa tử. Ai có thể đếm được bao nhiêu tai nạn đã xảy ra từ những cỗ xe ấy? Một vụ cháy ở Sài Gòn, một cú ngã tử thần ở Đồng Nai, và vô vàn các “tai nạn” khác được gọi tên bằng hai chữ định mệnh, trong khi kẻ trục lợi vẫn đang chễm chệ sống giữa phố phường, mua đất, tậu xe thật bằng tiền bán xe giả.
Thưa các anh chị, đây không còn là câu chuyện hình sự. Đây là câu chuyện đạo đức. Là hồi chuông cho một xã hội đang dần chấp nhận sự giả mạo như một phần tất yếu của cuộc sống.
Giả từ cái ăn, cái mặc. Giả từ bằng cấp, học hàm. Giả từ sự lương thiện. Thậm chí, có những người giả cả niềm tin vào Phật, vào Chúa, vào nhân nghĩa… để mưu cầu danh vọng. Và bây giờ, giả cả phương tiện di chuyển – thứ gắn với mạng sống con người từng giây.
Lỗi không chỉ ở bọn làm hàng giả. Lỗi còn ở một xã hội đã dung túng, đã xuề xòa, đã coi cái giả là bình thường. Trong bữa cơm, người ta chấp nhận ăn rau tẩm thuốc, thịt bơm nước. Trên đường, người ta coi chuyện đi xe không nguồn gốc là “vấn đề nhỏ”. Trong giáo dục, người ta làm giả cả thành tích, đạo đức và niềm tin. Khi cái giả lên ngôi, cái thật trở thành… kẻ dị biệt. Và khi sự tử tế trở thành thiểu số, xã hội bước vào khủng hoảng giá trị.
Các nhà hiền triết đã nói từ ngàn đời: “Không thể xây dựng một xã hội văn minh trên nền móng của sự dối trá”. Một nền kinh tế tử tế không thể lớn lên bằng máu và nước mắt của người tiêu dùng. Một quốc gia không thể phát triển nếu đạo đức chỉ là khẩu hiệu treo tường.
Vì thế, việc khởi tố vụ án, bắt giữ ba đối tượng liên quan, không đơn thuần là hành vi thực thi pháp luật. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ: không ai có thể nhân danh kinh doanh để giết chết nhân phẩm và niềm tin cộng đồng.
Tôi tin, mỗi người dân, từ công nhân, học sinh đến người nội trợ đều có khả năng chống lại cái giả. Đơn giản, bằng cách nói không. Không mua, không tiêu dùng, không tiếp tay. Cũng như người ta nói “có thực mới vực được đạo”, thì “có thật mới dựng được đời”. Chọn sống tử tế giữa một xã hội còn quá nhiều hàng giả là một sự can đảm. Nhưng đó là sự can đảm cần thiết để cứu lấy không chỉ bản thân ta, mà cả thế hệ tương lai.
Và trong một xã hội như Việt Nam hôm nay, biết yêu cái thật, giữ lấy cái thật, sống vì cái thật - đó không phải là sự lựa chọn nữa. Đó là sứ mệnh.
Chúng ta với tư cách là mỗi người dân cũng cần chung tay với chính quyền để đấu tranh loại trừ hàng giả, hàng kém chất lượng, không vì lợi ích trước mắt mà khiến cho các thế hệ sau bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hàng hóa giả, kém chất lượng. Bài học của nhiều quốc gia đã cho chúng ta thấy điều này.
Trả lờiXóaSự việc này cho thấy tầm quan trọng của việc mua xe máy điện ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tiền nào của nấy, đừng vì ham rẻ mà mua phải sản phẩm kém chất lượng, vừa mất tiền vừa tiềm ẩn nguy hiểm khi sử dụng. Cảm ơn cơ quan công an đã phát hiện và xử lý đường dây này, mang lại sự an tâm hơn cho thị trường.
XóaTheo tài liệu điều tra ban đầu, các nghi phạm hoạt động với phương thức tinh vi, làm giả nhiều loại giấy tờ liên quan để hợp thức hóa nguồn xe vi phạm. Đây là chiêu trò giúp các nghi phạm qua mắt lực lượng chức năng, trốn thuế và đánh lừa người tiêu dùng, khiến khách hàng tưởng rằng mình đang mua xe chính hãng, đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
Trả lờiXóaCông an xác định nhóm này đã thu thập dữ liệu về các dòng xe máy điện chính hãng, sau đó tổ chức sản xuất xe máy điện giả tại một công ty ở Bắc Ninh. Sau khi xe điện giả được lắp ráp hoàn thiện, nhóm nghi phạm bán xe cho cửa hàng tại Hà Nội kèm theo giấy tờ giả nhằm hợp thức hóa xe giả, kém chất lượng ra thị trường để hưởng lợi nhuận 3 - 4 triệu đồng/xe.
XóaMấy xe kiểu này thường là giá sẽ thấp hơn những xe chất lượng, nhiều người thấy vậy thì sẽ mua vì nghĩ nó rẻ mà tiết kiệm hơn, tâm lý chung khi mua hàng của người Việt mà. Cứ như thế thì bọn làm hàng giả hàng nhái nó lại càng hời thôi
XóaViệc triệt phá đường dây sản xuất xe máy điện giả này thực sự rất đáng mừng. Là một người tiêu dùng, tôi luôn lo lắng về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, đặc biệt là với những mặt hàng giá trị cao như xe máy điện. Hy vọng cơ quan chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra gắt gao để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Trả lờiXóaTình trạng buôn bán xe máy điện không đảm bảo chất lượng đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sự cố cháy nổ nghiêm trọng. Tội phạm thường sản xuất xe máy điện giả các nhãn hiệu lớn để qua mặt nhà chức trách, lừa người tiêu dùng và trốn thuế.
Trả lờiXóaBài viết này là một lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai có ý định mua xe máy điện giá rẻ không rõ nguồn gốc. Rõ ràng, việc tiết kiệm một chút tiền ban đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn về sau, từ chất lượng kém, nhanh hỏng hóc cho đến nguy cơ cháy nổ. Hãy luôn là người tiêu dùng thông thái!
Trả lờiXóaNhưng mà bác ơi tệp khách hàng người ta đi xe điện thì chủ yếu tôi thấy cũng toàn học sinh, sinh viên, người lao động bình thường ấy thì tâm lý chung là họ cũng muốn tiết kiệm cả thôi. Quan trọng là bọn làm hàng giả nó lại đánh trúng được cái tâm lý ấy
XóaVấn nạn hàng giả, đặc biệt là xe máy điện, thật sự là một "cỗ máy giết người" đúng nghĩa. Nó không chỉ lừa gạt tiền bạc mà còn trực tiếp đe dọa đến tính mạng con người. Điều đáng buồn là sự thiếu trách nhiệm của người sản xuất lại được dung túng bởi sự dễ dãi của người tiêu dùng. Bài viết này là lời cảnh tỉnh đắt giá: đừng vì ham rẻ mà đánh cược với sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình. Hãy là người tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm.
Trả lờiXóaChuyện xe máy điện giả này đúng là một cú shock. Tưởng đâu chỉ mất tiền, ai dè lại có thể mất cả mạng. Giờ mình mới thấm thía cái câu "ham rẻ thì chỉ có mua hàng giả". Đâu chỉ có xe, mà từ đồ ăn, mỹ phẩm, đến cả bằng cấp cũng giả nốt. Mọi người ơi, sống trong thời đại này, chọn sống tử tế đã khó, chọn mua đồ thật còn khó hơn. Hãy tỉnh táo và đừng để lòng tham làm mờ mắt.
Trả lờiXóa