Chia sẻ

Tre Làng

CÁI GƯƠNG, CÁI MẶT NẠ VÀ KHUÔN MẶT THẬT CỦA CON NGƯỜI

Kẻ đứng trước gương, là kẻ không có khả năng nhìn thấy cái khác ngoài bản thân mình. Nhưng không nhìn thấy bản thân mình mà thấy mặt nạ. Bởi cái gương không nói dối sự thật mà nói dối sự giả dối.



Sự kiêu ngạo và sự ích kỷ

Con người, người ta nói, khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ nó ích kỷ. Nhận định này sai bét. Tất cả mọi thực thể đều như vậy. Thậm chí: con người dường như kém ích kỷ hơn con vật. Tất nhiên, không phải vì nó tốt hơn, mà vì con người ngốc hơn.

Thế này: bởi vì chủ nghĩa cá nhân của con vật minh mẫn và tỉnh táo. Đúng hơn nữa: bởi vì sự ích kỷ của nó khách quan. Con người muốn, cái gì nó làm đều có lợi. Nhưng” rất ítngười có đủ trí óc để ích kỷ”. Chủ nghĩa cá nhân của con người, cần thừa nhận, không mấy ích lợi. Tại sao? Bởi vì nó không minh mẫn và tỉnh táo, hay nói đúng hơn: chủ quan.

Con người không khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ ích kỷ, mà khác bởi vì nó chủ quan. Chủ nghĩa cá nhân của con vật rõ ràng đến nỗi có thể nói về chúng như sau: một sự ích kỷ thiếu vắng lợi ích. Thiếu vắng lợi ích bởi vì: phi cá nhân. Và cá tính đối với sự ích kỷ tự nhiên của con người cũng gây tác hại.

Con người ngốc ở chỗ không thể trở nên ích kỷ thực sự. Sự minh mẫn và tỉnh táo của nó tắt ngấm trong quyền lợi. Nó không thiết gì khác ngoài chính bản thân. „ Tôi chỉ có cảm xúc với cái gì là chính tôi”- một nhà thơ Pháp nói.

Con người không muốn lợi ích mà chỉ muốn chính bản thân nó. Bởi vậy không vô tư. Và bản chất của điều này không phải sự ích kỷ mà là: sự kiêu ngạo. Thế gian: là cái gương.

Con người chỉ muốn, chỉ thích nhìn chính bản thân, vì thế chỉ biết nhìn thấy chính bản thân. Bầu trời xanh; nhưng màu xanh này là bản thân bầu trời. Nếu con người yêu một ai, nó yêu một biến đổi suy tưởng của bản thân nó. Nó không nhìn thấy thế gian mà nhìn thấy những hình ảnh riêng của mình. Nó không nằm trong quan hệ với thế gian, mà với chính bản thân. Nó có mặt trước cái gương và sống ở đó.

Cái gương không là gì khác ngoài là góc của những trạm đỗ đối diện với thế gian. Con vật cảm thấy nó đặt bản thân nó vào giữa các sự vật, đặt cái TÔI của nó vào thế gian. Thực ra con vật không mang mình ra khỏi thế gian, mà mặc kệ bản thân ở đó. Bởi vậy thế gian của con vật: là môi trường .

Thế gian của con người: là cái gương. Bởi con người nâng bản thân lên giữa các sự vật, và đứng theo cách khi nhìn ra thế gian, tia nhìn của nó gãy và phản chiếu lên trên bề mặt của các sự vật. Bởi vậy con người thay vì nhìn thấy các sự vật luôn luôn chỉ nhìn thấy bản thân mình.

Tính vô tư của con vật không là gì khác ngoài hành vi được thể hiện một cách khách quan; còn tính chủ quan của con người là một góc nhìn xộc xệch đối diện với thế gian. Cái con người có thể nhìn thấy từ góc xiên này chỉ có thể là hình ảnh phản chiếu của chính nó. Vị trí thế gian của con người: cái gương. 

Cái mặt nạ

Có thể dễ dàng cho rằng con người lựa chọn góc của cái gương, bởi từ đấy nhìn thấy nhiều hơn. Rằng không phải thấy thế gian, mà thấy bản thân và vì không thể thấy gì khác ngoài chính bản thân, nên biết đâu sẽ nhìn sâu hơn và tầm nhìn rộng hơn, phong phú hơn. Biết đâu như thế tốt hơn: từ đây nhìn đúng hơn và rộng hơn.

Nhưng không phải như vậy.

Cái gương là thứ dẫn dắt mắt đến một cái gì đó mà kể cả sinh linh duy nhất trên thế gian cũng không biết tý gì. Toàn bộ thiên nhiên bị phủ kín trước chính nó. Không ai có thể nhìn vào chính mắt mình. Nhưng cái gương không phải là cái nhìn trực diện của con người với chính bản thân. Trái lại.

Một thực thể nhìn thấy mình nếu nó đặt nó vào thế gian một cách đúng đắn, vô tư, minh mẫn. Khi nhìn thấy mình là lúc nó không nhìn thấy nó. Bởi vì lúc ấy nó ở trong góc thẳng. Lúc ấy nó đứng trong điểm giữa. Đấy là sự liên kết vũ trụ của mọi thực thể tự nhiên: chúng nhìn ra thế gian một cách trung thực, đúng đắn và vì thế chúng nhìn thấy bản thân cũng như vậy.

Tấm gương là góc nhìn xiên, cái nó chỉ ra không phải là TÔI, mà là cái mặt nạ. Mặt nạ không phải là TAO cũng chẳng phải là MÀY. Không phải là con người, không phải là thế gian. Nó ở giữa cả hai, nhưng không trên một đường thẳng, mà trên một đường xiên, theo hướng bị gẫy. Nhưng trong gương cái nguy hiểm không phải là giả, mà là sự bất lực. Đúng hơn: bất lực không phải vì giả, mà giả bởi vì bất lực.

Người ta nói:”Có thể nói dối cả sự thật”. Bởi vì, cái con người nói ra, chỉ đúng nếu mở. Tôi nói bất cứ gì, nhưng nếu dùng điều ấy để che đậy bản thân, tôi nói dối. Tôi có thể sử dụng sự thật để nó trở thành cái vỏ cho tôi. Nếu giờ đây con người bảo: có thể sử dụng sự giả dối để nói dối, lúc đó ta biết cái gì là mặt nạ.

Sự kiêu ngạo không liên quan đến con người mà liên quan đến mặt nạ. Tất cả mọi người đều biết, con người chỉ có nếu mặt nạ biến mất. Nhưng mặt nạ đắt- đắt hơn con người. Bởi con người miễn phí còn mặt nạ phải trả tiền.

Miễn phí?- đúng: không cần quan trọng hóa, đơn giản, trung thực, minh mẫn. Phải trả tiền?- đúng: cần phải từ bỏ trạng thái tự nhiên, đơn giản, trung thực và minh mẫn. Bởi vậy mặt nạ đắt hơn và vì thế cần. Bởi vì đắt. Sang trọng hơn, giả dối hơn, uốn éo hơn, giàu có hơn, dễ lừa hơn.

Đấy là cái người ta gọi là sự thật của mặt nạ. Sự thật của mặt nạ không liên quan đến điều nó nói, bởi điều nó nói, giả dối; mà liên quan đến điều nó che đậy, bởi nó che đậy sự thật.

Gương vỡ

Kẻ đứng trước gương, là kẻ không có khả năng nhìn thấy cái khác ngoài bản thân mình. Nhưng không nhìn thấy bản thân mình mà thấy mặt nạ. Bởi cái gương không nói dối sự thật mà nói dối sự giả dối.

Mặt nạ không phải là Thần, mà là thần tượng. Bởi vậy số phận con người rốt cục không là gì khác ngoài sự diễn tiến của đời sống hữu cơ trong kích thước và không gian thần, nó đạt đến chính hướng ngược lại so với hướng xuất phát.

Sự kiêu ngạo không phải Thần mà chính là sự ngược lại. Cái mặt nạ là thần tượng, là thần giả. Thần tượng là sự giả bộ thần linh hoàn toàn, hay nói đúng hơn là tính chất con người hoàn toàn. Nhưng cái gì là chất người mới được chứ?- Là hành vi nâng mình lên khỏi trật tự tự nhiên của các sự vật, bởi thế còn lại một mình và chủ quan.

Bởi thế bản chất của điều này là sự kiêu ngạo. Trong kiêu ngạo con người khoác lên nó sự giả bộ thần linh, tất cả chỉ là sự giả bộ và là mặt nạ. Hình ảnh thần linh thiếu Thần: thần tượng. Đây là cái mặt nạ trong gương phản chiếu lại con người.

Sự kiêu ngạo không thất bại trong kiêu ngạo, mà thất bại sâu hơn một mức. Cái gương còn đấy. Luôn luôn giơ mặt nạ ra và sẽ tiếp tục giơ ra. Kẻ nhìn vào gương sẽ luôn luôn nhìn thấy cái nó thấy.

Đấy là trớ trêu khủng khiếp của trật tự thế gian: để cho sự vật và con người trở nên là nó, và tất cả mọi người sẽ sống một số phận tự lựa chọn. Thế gian không nhắc nhở, không sửa chữa. Thế gian còn làm cho nặng hơn: để mặc tất cả mọi con người trong hoàn cảnh họ không nhận ra khi nào đất sẽ lở dưới chân.

Con người không thất bại trong kiêu ngạo, mà trong hiện thực của quan điểm về chính nó. Không trong cái liên quan mà còn nặng hơn một mức: nó không trở nên giả trong cái nó tận mắt nhìn thấy và tin là thấy, mà trong cái nó cho rằng nó thấy.

Bởi vậy sẽ không bao giờ nhận ra từ sự kiêu ngạo kẻ kiêu ngạo. Kẻ nào nói: tôi không kiêu ngạo, không hề động chạm đến sự kiêu ngạo riêng của mình, chỉ che đậy, hay đúng hơn, nói dối. Con người này không bị lật tẩy và lung lay trong sự kiêu ngạo của hắn, vì thế gian để mặc cho hắn cứ tiếp tục nhìn vào gương như thế và ngần ấy, như hắn muốn, để nói dối.

Thế gian không bao giờ bóc mặt nạ ra khỏi con người. Cần phá vỡ con người cùng mặt nạ, cần phá hủy nó trong mặt nạ và thông qua mặt nạ. Và sự phá vỡ này không chạm đến mặt nạ mà đến cái sau mặt nạ: sự thật. Bởi sự thật lựa chọn sự dối trá. Cái biến đi không phải cái che dấu khuôn mặt, mà chính là khuôn mặt bị che dấu.

Một lần nữa đây là sự thật của mặt nạ: mặt nạ thật sự còn lại; tiếp tục nói dối. Kể cả khi, đằng sau nó không còn gì nữa.

Có thể đứng một cách như thế nào để các tia nhìn không gẫy và không khúc xạ ngược trở lại? Một cách: tia nhìn chiếu thẳng xuyên qua không gian và chạm tới cái hướng tới? Một cách: con người nhìn xuyên suốt qua gương? Khả năng nào để con người nhìn thấu suốt xuyên qua gương, để tia nhìn của mắt không chạm tới cái mặt nạ phản chiếu lại bản thân nó, mà chạm vào thế gian? Cần phải đập vỡ gương?

Cần nhắc lại lần nữa và lần cuối cùng: Sự thật của mặt nạ.

Tất cả đều còn lại như đã và đang có.

Vị trí thế gian của con người chỉ thay đổi trong độc nhất một trường hợp duy nhất:khi nó có thể đứng thẳng trong góc nhìn và biết bước đi chân thật giữa các sự vật. Nếu có đập vỡ, không phải gương vỡ, mà là cái trong gương: thần tượng.

Bởi vậy mặt nạ là đúng, bởi sự thật xảy ra trên mặt nạ. Chỉ có thể nhìn thấy thế gian nếu con người nhìn thấy Thần chứ không phải thần tượng.

Bởi vậy Montaigne viết: „il faut oster le masque aussi bien des choses que personnes”- Cần vứt bỏ bộ mặt giả của con người và sự vật.

Theo HVHT

8 nhận xét:

  1. Suy cho cùng cái gương mãi là cái gương, mặt nạ thì vẫn là mặt nạ, khuôn mặt thật của con người là không bao giờ có thể che giấu được dù bằng mọi cách nào. Vì thế mỗi con người nên sống đúng với đạo đức của bản thân, tuân thủ pháp luật nhà nước, như thế chúng ta mới không cần phải tìm cách che giấu đi khuôn mặt thật của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Con người ai cũng có một cái mặt nạ cho riêng mình, thậm chí là khi đi làm thì mang một cái mặt nạ, về nhà lại là cái khác. Bây giờ con người sống quá giả tạo, sống không thật với lòng mình. Hãy sống thật với lòng mình, hãy đừng giả tạo, hãy bỏ cái vỏ bọc đi, sống thật với bản thân sẽ thấy lòng thanh thản hơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  3. Nói thật cái mặt nạ là cái đếu gì chứ. Con người ta ai cũng có phần thiên thần và vài phần ác quỷ trong đó, ai tu tâm tích đức, có bản lĩnh thì cái phần thiên thần nó át phần ác quỷ đi thôi, nhưng dù gì cũng vẫn có ác quỷ trong đó. cuộc chiến giữa thiên thần và ác quỷ chưa bao giờ chấm dứt.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài viết khó hiểu vãi lùn ra được chả biết tác giả viết cái cccc gì nữa. có thể do bản thân mình nhận thức kém quá chăng, hay bởi vì suy nghĩ của tác giả quá cao siêu, nói toẹt mẹ nó ra là ẩn trong cái vẻ bề ngoài tốt đẹp là cái sự thật, cái bản chất thật khốn nạn của mỗi con người mà thôi, thằng đéo nào chả thế.

    Trả lờiXóa
  5. Ai cũng vậy, luôn có những chiếc mặt nạ để bảo vệ mình trước xã hội, nhưng cái bảo vệ ấy là gì, là để che giấu đi sự yếu kém của bản thân hay để ngụy trang cho sự lừa lọc thì còn tùy ở người sử dụng mặt nạ ấy. Cho nên mặt nạ cũng không hẳn là không tốt, đôi khi nó giúp một người hòa nhập được vào cuộc sống tốt hơn, nó chỉ xấu khi người sử dụng nó vào mục đích xấu mà thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Chả ai tự nhận mình có một cái mặt nạ cả, lắm khi họ cũng không tự biết được cái bộ mặt thật của chính mình sau cái mặt nạ mà ngày đêm họ trang điểm, chau chuốt cho nó cả, chỉ khi cái mặt nạ đó bị lật tẩy thì họ mới biết được cái bộ mặt thật của mình, đời là thế, cố kiếm lấy cái mặt nạ để đắp vào cho chính mình thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Có những con người thì lúc nào cũng tự gán cho mình đủ loại mặt nạ, đối với mỗi loại người khác nhau thì họ có những khuôn mặt khác nhau. Có thể đối với những người họ ghét nhưng họ vẫn phải xu nịnh bằng bộ mặt giả tạo bởi nếu không làm việc đó thì họ sẽ chẳng thể đạt được mục đích của bản thân. Có mặt nạ cũng tốt nhưng đừng làm dụng nó mà trở thành một con người khác

    Trả lờiXóa
  8. Là con người, bất kỳ ai cũng vậy mà thôi. Luôn tôn tại trong mỗi con người ta những mặt khác nhau. Tốt, xấu. lương thiện và cái ác. Và quan trọng là mặt nào thắng mặt nào, thì lúc đó, con người ta sẽ được đánh giá theo mặt thắng. cái tốt, cái xấu trong mỗi con người ta luôn mâu thuẫn với nhau, xung khắc với nhau. Nhưng chúng ta không thể làm mất đi hoàn toàn một cái gì cả. mà cái chúng ta cần làm là, hạn chế những mặt xấu, phát huy những mặt tốt, để khiến chúng ta trở thành những con người tốt đẹp hơn. Biết sử dụng cái "mặt nạ" đúng lúc, đúng người và đúng hoàn cảnh. Đó mới là con người khôn ngoan

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog