Chia sẻ

Tre Làng

ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO THẾ NÀY THÌ GAY

Tác giả phóng sự 'thương binh cụt tay lái xe' lên tiếng

TPO – Ngày 27/8, PV Nguyễn Dũng Chinh (PV Đài PT-TH Bình Định) đã có cuộc gặp mặt báo chí nhằm giải bày sự thật trong phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết” đang bị nghi là có sự dàn dựng. 
Nguyễn Văn Nhung, nhân vật cụt tay được cho là đang hằng ngày điều khiển xe chở đá lạnh đi bán. ảnh cắt từ video.
Sau khi phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết” được phát Đài PT-TH Bình Định và phát lại trên thời sự buổi sáng 28/6 của Đài VTV1 với những lời bình về chất lượng đào tạo lái xe và đối tượng được cấp phép lái xe, khắp cả nước bàn tán xôn xao bàn tán.

Bộ Giao thông chỉ đạo gấp với Sở giao thông trực tiếp tiến hành điều tra, xác minh nội dung trên phóng sự phản ánh; nếu có sự thật buộc phải chấn chỉnh và xử lý những cá nhân, đơn vị sai phạm.

Cũng chính lúc đó thì các nhân vật trong đoạn phóng sự cùng nhau lên tiếng, có đơn gửi các cơ quan chức năng Bình Định yêu cầu can thiệp, và tố ngược lại những việc làm không minh bạch của cá nhân PV Dũng Chinh. PV báo Tiền Phong tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật liên quan sự việc, ghi lại sự phản ánh hai chiều.

Người cụt chân, tay không lái xe

Thương binh Đinh Dương Hải (SN 1962) ngụ tại số 41, Tô Ngọc Vân (P. Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định), thương binh ¼ (hạng đặc biệt), bị cụt cả hai chân hiện đang làm nghề buôn bán nhỏ quanh chợ Ghềnh Ráng gần nhà.

Ông Hải bức xúc: “Mấy ngày nay rất nhiều nhà báo tìm đến hỏi sự việc, tôi vẫn giữ quan điểm đúng sự thật, có sao nói vậy. Tôi không bao giờ hành nghề lái xe cả trước đây tới bây giờ, cũng như việc tôi không có bằng lái xe là đúng sự thật. Tôi biết lái xe từ thời chiến trường khi chưa bị cụt chân, liên quan đến xe cộ là việc cách đây 10 năm, khi đó nhà tôi có một con xe khách mà tôi cũng chẳng điều khiển vận chuyển hành khách bao giờ”.

Việc ông Hải ngồi lên xe lái cho PV Dũng Chinh quay phóng sự, ông Hải lý giải: “Ông Dũng Chinh đã đến nài nỉ tôi hai lần qua một lời giới thiệu từ người hàng xóm, nể ông hàng xóm nên tôi cũng đeo chân vào ngồi lên xe cho ông quay chứ sự thực tôi có ngồi lên tự lái xe bao giờ đâu mà nói vậy”.
Nhân vật được cho là mù mắt, cụt tay vẫn hằng ngày lái xe mưu sinh. Ảnh cắt từ Video phóng sự.
Nhân vật thứ 2 là ông Nguyễn Văn Nhung (SN 1968) ngụ tại thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định nói: “Nhà báo nói tôi hiện đang tiếp tục điều khiển xe tải chở đá lạnh đi bán hằng ngày là sai sự thật, tôi không lái mà vợ tôi lái (vợ ông Nhung là bà Võ Thị Liên, có giấy phép lái xe được cấp cách đây 3 năm - PV). Ông bảo tôi ngồi lên lái một đoạn để ông quay phim kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho gương những người tàn tật vượt khó tôi mới đồng ý”.

Ông Nhung cũng thừa nhận, bản thân ông cũng biết lái xe do tự mày mò tập lái trong vườn, cách đây 3 năm trong một lần chạy ra đường ông đã bị Công an huyện Hoài Nhơn bắt và lập biên bản, ký vào giấy cam kết không ngồi lên xe lái. Kể từ đó tới nay ông Nhung không tái phạm.

Có 4 nhân vật trong đoạn Phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết” thì ngoài ông Hải và ông Nhung ra có một người thanh niên đầy đủ bộ phận chân tay nhưng bước đi cà khẹo hiện đang sinh sống và lái xe taxi tại TP Quảng Ngải, người còn lại là ông Đinh Văn Tuấn, mù một mắt, cụt một tay và hiện là chủ một doanh nghiệp đóng tại P. Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (nhân vật này không bắt máy dù nhiều lần PV tìm cách liên lạc).

Ông Trần Châu, Giám đốc Sở giao thông Bình Định cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Bộ giao thông, đích thân tôi giao trực tiếp cho Thanh tra Sở lập tức điều tra những gì liên quan đến nội dung bản phóng sự đề cập và những nhân vật hiện đang sinh sống trên địa bàn Bình Định. Qua đó, tôi khẳng định việc phóng sự nói về chất lượng đào tạo lái xe và việc cấp bằng lái liên quan tới các nhân vật trong bài là không có thực. Các nhân vật đó đều tự mày mò học biết cách lái xe, không qua trường lớp đào tạo và không có giấy phép hành nghề”.

Đơn ông Hải gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu xác minh sự thật. ảnh Việt Hương.
Tác giả nói có

Minh chứng cho các nhân vật trong bản phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết”, một lần nữa PV Dũng Chinh mở lại đoạn phim cho các phóng viên báo chí cùng xem.

Dũng Chinh nói: “Tôi cam đoan tất cả những nội dung cũng như lời bình trong phóng sự của tôi là nhằm hưởng ứng tháng ATGT của cả nước chứ không nói cụ thể là các nhân vật trong phóng sự có giấy phép lái xe hoặc được các trung tâm đào tạo lái xe ra họ. Tuy nhiên, mấy hôm nay các báo mạng đồng loạt phản ánh và nghi ngờ về sự dàn dựng trong phóng sự của tôi là không đúng bản chất, không gặp tác giả, tự nói một chiều”.

Ông Dũng Chinh giải thích thêm, việc mà các báo phản ánh là do tin vào bản báo cáo của Sở giao thông, thực hiện chỉ đạo của Bộ giao thông; PV Dũng Chinh không thừa nhận nội dung Văn bản số 1345/SGTVT-TTr, ngày 9/7/2013 V/v báo cáo các trường hợp cụt chân, cụt tay vẫn lái xe ô tô của Sở giao thông báo lên Bộ giao thông và các ban ngành trong tỉnh Bình Định.

Ông Dũng Chinh đánh giá: “Cả Bộ giao thông và Sở giao thông Bình Định đã hiểu sai bản chất của vấn đề, phóng sự tôi nêu ra không nhắc một từ nào đến việc cấp bằng lái, hoặc cá nhân nào có bằng lái. Vì thế, các báo mạng căn cứ vào đó và mới chỉ nói một chiều”.

Tuy nhiên, khi đề cập việc Thương binh Đinh Dương Hải, ông Nguyễn Văn Nhung tại thời điểm leo lên xe lái với sự hộ tống của phóng viên, liệu phóng viên có biết là họ không có giấy phép lái xe và đồng thuận việc ghi lại hình ảnh? Dũng Chinh thừa nhận, “Tại thời điểm đó ông Hải cũng nói không có bằng lái, cũng không hành nghề lái xe, còn ông Nhung thì nói là chỉ sợ gặp các Sếp. Và việc ông Hải đang ngồi trên chiếc xe du lịch 7 chỗ của người tên Vương chứ không phải xe khách chạy tuyến Quy Nhơn – Gia Lai”.

Thương binh Hải không đồng tình với việc làm của nhà báo, gây ảnh hưởng tới gia đình cùng với người thân.
Ông Nguyễn Quả, Chánh thanh tra Sở giao thông Bình Định cho biết: “Chúng tôi được giao nhiệm vụ xác minh sự việc nhưng không chỉ nhắm vào mỗi một hướng là đơn vị cấp bằng lái và đơn vị nào đào tạo lái xe. Chúng tôi chia thành nhiều nhóm, đi nhiều hướng, kể cả tiếp cận với người dân quanh khu các nhân vật đang sống để tìm hiểu sự việc. Đáng tiếc là, các nhân vật trong bài không chỉ không có giấy phép lái xe mà còn không hành nghề lái xe như phóng viên đài Bình Định dàn dựng. Hưởng ứng tháng ATGT của cả nước cũng có nhiều cách, cách mà phóng viên dựng cảnh cho người tàn tật, người có công ngồi lên xe để quay và đổ lỗi chung cho chất lượng đào tạo chung, gây hiểu nhầm trong dự luận là không được”.

Ông Võ Xuân Phụng, Chủ tịch Hội nhà báo Bình Định cho biết: Tác phẩm “Ai chắp cánh cho thần chết” của tác giả Dũng Chinh (đơn vị Đài PT-TH Bình Định) được Hội Nhà báo Bình Định trao giải B năm 2013. Tuy nhiên, để khẳng định tác phẩm này có bị dàn dựng hay không chúng tôi đang chờ kết luận của các ngành chức năng, nếu đúng sự thật có dàn dựng thì Hội đồng chấm giải sẽ họp lại và xem xét mức độ với tác phẩm này”.

Việt Hương

19 nhận xét:

  1. Dường như trong các nghề thì nghề kiếm cơm bằng ngòi bút và cũng chỉ với ngòi bút là cái nghề mang nhiều nợ đời nhất. Mỗi điều họ viết ra dù là chủ đề, là cái gì đi nữa thì cũng chính là những thứ xuất phát từ bản thân mình. Viết báo mà đưa tin sai sự thật thế này thì đúng là quá nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  2. Không ai trong chúng ta có thể tự hào rằng, mình có thể thấu đạt mọi chuyện chỉ bằng cách tư duy trong những phòng lạnh, điều hòa và những cơ sở vật chất tiện nghi sang trọng bởi nơi đây có chăng họ chỉ nhìn cuộc sống bằng màu hồng, bằng lăng kính của một người có cuộc sống đủ đầy, viên mãn về vật chất.

    Trả lờiXóa
  3. Những người ngồi nhà không trải nghiệm thực tế, họ chỉ thấy những nét khuất của cuộc sống qua những tiếng rao đêm, cuộc sống từ những khu nhà ổ chuột nơi phố thị. Mà chắc gì họ đã một lần qua nơi đó. Ấy vậy mà, họ sẽ có được tất thảy những điều đó với những chuyến đi. Trong quá khứ, chúng ta từng biết tới một điển hình cho “chủ nghĩa xê dịch” và sự dấn thân trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật – nhà văn Nguyễn Tuân.

    Trả lờiXóa
  4. Rất nhiều nhà phê bình đã thẳng thắn nhận định là hiện tại đang thiếu những cây viết dám về với thực tế, dám trải lòng với thực tế. Họ chỉ biết ngắm nhìn cuộc sống của mình qua những lắng kính cá nhân mà quên đi rằng chính họ không thể thu cho mình hết được những gì đã, đang và sẽ xảy ra từ cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  5. Những nhà báo kiểu này ngại đi, ngại khó, ngại khổ và dẫn đến họ ngại luôn những danh tiếng, những bước tiến trong nghề nghiệp. Có người trong số họ đã an phận đã làm được trong quá khứ và tạm chấp nhận nó. Thi thoảng có một số tác phẩm cũng có được những hiệu ứng từ chính xã hội nhưng cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng cũng chỉ vì những cách viết xa rời hơi thở cuộc sống, thoát ly khỏi cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  6. Trước những bước thụt lùi của nền văn học nước nhà nhiều cây bút cũng trăn trở để tìm cho mình những lối thoát thực sự nhưng vài ba trại sáng tác, những cuộc “vi hành” do chính những cơ quan báo chí hoặc một đơn vị chủ quan quản lý lĩnh vực này không thể khỏa lấp hết được những khoảng lặng trống vắng do chính họ để lại.

    Trả lờiXóa
  7. Nên chăng, mỗi cây bút, mỗi nhà văn phải tự tìm cho mình những lối đi riêng, không trông chờ từ chính những động thái từ phía nhà nước vì hơn bất cứ ngành nghề nào lao động nghệ thuật là quá trình tự thân của những con người đã có trong mình một phần tư chất bẩm sinh.

    Trả lờiXóa
  8. Điều mà ai trong chúng ta vấn nhận thấy được, người cầm bút hôm nay vẫn giữ cho mình những trách nhiệm, họ không chỉ viết về cuộc sống dưới lăng kinh của mình, họ còn phải gánh trên mình những trọng trách từ chính những người mang trên mình cương vị định hướng và phản biện xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. Nhiều nhà văn, nhà báo hiện nay, bên cạnh thực hiện những công tác mang tính chuyên môn thì họ còn tham gia vào những diễn đàn, tự lập cho mình những trang Blog để nói lên những tiếng nói của mình. Có thể liệt kê ra hàng loạt những "nhà văn" như Nguyễn Quang Lập, Trần Mạnh Hảo, Nguyên Ngọc…

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Tính định hướng cần được giữ lại như một nguyên tắc để cân bằng giữa xu hướng phát triển và gìn giữ những giá trị mang tính nguyên tắc và bất định. Sau khi đất nước bước ra từ hai cuộc kháng chiến, không ít văn nghệ sỹ đã có được hơn những không gian để hoạt động và cống hiến cho nghệ thuật.

    Trả lờiXóa
  12. Trong xu thế mà nền văn học luôn và sẵn sàng phục vụ đời sống, phục vụ những nhiệm vụ chính trị của đất nước, những tác phẩm trái chiều ấy như những “vị đắng” thực sự trong buổi đầu tái thiết đất nước. Những cơ quan chủ quản làm công tác thẩm định đã ra tay thu hồi như một lẽ tất yếu.

    Trả lờiXóa
  13. Sự thụt lùi nhất định và tạm thời của nền văn học hôm nay sẽ khiến không ít người tiếc rẻ những tài năng một thời như thế nhưng cái mà nền văn học giai đoạn nào, thời khắc nào cũng phải đề cao chính là lương tâm, trách nhiệm, tinh thần dám nhìn thẳng vào thực tế khách quan là cái trường tồn trước những biến chuyển của thời cuộc thì họ lại thiếu.

    Trả lờiXóa
  14. Những con người này họ có tài, có khả năng nhưng cái mà cần đi cùng họ trong toàn bộ hành trình đến với nghệ thuật, cống hiến cho nghệ thuật thì chính họ lại không có. Đó có chăng cũng là căn nguyên hình thành nên một thế hệ văn nghệ sỹ đứng ngoài và dửng dưng với thời cuộc. Nếu có thì hành động của họ rất hiếm khi có tinh thần xây dựng.

    Trả lờiXóa
  15. nền văn học trong giai đoạn hiện nay có những bước thoái trào nhất định ấy cũng xuất phát từ những cây viết dù chưa thành danh nhưng đã vội tạo nên cho mình dáng đứng của những cây đại thụ. Họ tự cho mình cái quyền được viết về những vấn đề nóng bỏng thời cuộc dù những kiến thức, những hiểu biết của họ cũng là từ những câu chuyện trà đá vỉa hè và tự cho mình cái quyền thúc đẩy phát triển những giá trị cao quý mà chính họ cũng chỉ mù mờ hoặc chưa biết được liệu nó ra đời thì làm nên cái gì.

    Trả lờiXóa
  16. phản biện và những nhu cầu nói lên tâm tư là cái quyền của bất kỳ ai nhưng phản biện bên cạnh những ý nghĩa mang tính cá nhân thì nó còn đảm nhiệm chức năng phản biện xã hội cho nên nếu một mình họ nhận thức sai vấn đề thì thế giới vẫn bình yên nhưng khi họ kéo theo một số đông nhận thức sai là vấn đề khác…

    Trả lờiXóa
  17. Từ những thực trạng và hệ lụy trên nên chăng trước khi viết, trước khi cầm bút thực hiện những chức năng được xã hội giao phó, những nhà văn, những cây viết hôm nay cũng hãy dừng lại chỉ một thời gian nhỏ nhỏ lắng lòng, dành cho mình khoảng thời gian dù ngắn thôi để biết cuộc sống này đang vận hành ra sao…

    Trả lờiXóa
  18. Tôi tin rằng, nếu làm được việc thực lòng có trách nhiệm với những đứa con tinh thần mà họ định viết, định sáng tác thì mỗi câu họ viết ra đều mang được hơi thở cuộc sống , phục vụ chính cuộc sống hôm nay và họ sẽ không còn tồn tại như những thực thể ngoài luồng. đó mới là nhà văn nhà báo chân chính.

    Trả lờiXóa
  19. Tác phẩm “Ai chắp cánh cho thần chết” của tác giả Dũng Chinh (đơn vị Đài PT-TH Bình Định) chưa biết phóng sự này có được dàn dựng hay không phải chờ quyết định của cơ quan chức năng nếu mà đây là phóng sự dàn dựng thì đúng là gay. Hiện trạng một vấn đề rất nhức nhối đó là đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo đang xuống cấp nghiêm trọng nếu là dàn dựng thì cần xử lý mạnh tay.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog