Chia sẻ

Tre Làng

MẶT TRÁI CỦA TRUYỀN THÔNG "POVERTY PORN"

"Có nên cho tiền những người ăn xin không? - Éo cho. Thế nếu là một đứa trẻ ăn xin thì sao? - Cũng éo cho nốt. Đứa trẻ bị lợi dụng để làm anh cảm động và để moi tiền anh.". Janina Ochojska - nhà hoạt động từ thiện Ba Lan nổi tiếng, chủ tịch - nhà sáng lập tổ chức thiện nguyện phi chính phủ “Hoạt động nhân đạo Ba Lan” đã thẳng thừng trả lời như vậy khi được hỏi về từ thiện. Khô khan, lạnh lùng, không vòng vo và không cho các mẹ thấy bất cứ "hơi ấm" nào của lòng nhân ái.

Nhưng. 

Nó khiến bất cứ ai cũng phải suy nghĩ và thật sự nó rất đáng suy nghĩ khi nghĩ đến những quả dưa hấu đang được tiêu thụ qua con đường từ thiện mấy ngày nay.

Người người hồ hởi, nhà nhà phấn khởi, báo hình, báo điện tử và truyền thông xã hội coi đây như là 1 giải pháp thành công giúp nông dân thoát phá sản. Thoát vào mắt và nếu các mẹ bình tĩnh xem xét thấu đáo thì hẳn các mẹ phần nào sẽ bớt đi sự hoan hỉ. 

Liệu các mẹ sẽ giúp những người nông dân như vậy trong bao lâu? Hết dưa sẽ còn hành, bí đỏ, khoai lang và chắc chắn các nhóm thiện nguyện cũng như chiếc ví của chính các mẹ không thể làm xuể. Mọi nỗ lực nhân đạo không thể bẻ lái được quy luật điều tiết của thị trường. Ăn dưa và khoai trừ bữa, xin lỗi tôi không có sức làm cách mạng. Đó lại càng không thể là giải pháp bền vững lâu dài mà nó sẽ chỉ tạo ra sự khích lệ, động lực cho thói ỉ lại và làm ăn gian giối (có thể có) từ những người được giúp đỡ mà thôi.

Từ thiện hay là 1 hình thức núp bóng từ thiện để kinh doanh? Các mẹ ai đứng ra đảm bảo những quả dưa kia đã được kiểm dịch, đảm bảo VSATTP cũng như nó không bị bơm thuốc tăng trưởng như tin đồn? Éo mẹ....còn đầy rẫy các câu hỏi chưa ai trả lời nếu gạt lòng trắc ẩn sang một bên.

Xu hướng truyền thông "poverty porn - kích dục lòng thương" (từ của HHH) ở VN có những mặt tích cực không thể phủ nhận, nhưng nó cũng đầy rẫy mặt trái phát sinh từ hệ quả của việc lòng thương đặt không đúng chỗ.

Các mẹ hãy biết chia sẻ một cách thông minh, có chọn lọc và đôi khi cũng có thể phải có một chút tàn-nhẫn-cần-thiết.

Đinh Đức Thiện

11 nhận xét:

  1. Chúng ta thương người nghèo khổ nhưng không thể cho họ mãi được, quyên góp ủng hộ tiền để khích lệ họ vươn lên khỏi khó khăn những hết tiền rồi họ lại vẫn nghèo hoàn nghèo, khổ hoàn khổ. Cần phải nâng cao dân trí, giúp họ biết cách để kiếm tiền, kiếm ăn bằng chính sức lao động của mình, giúp họ biết cách thoát nghèo bằng chính bản thân mình. Đó mới là cách làm triệt để nhất, chứ không thể nhân ái mãi được.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta chỉ cho cái cần câu thôi chứ không thể mãi cho con cá được. Cho con cá ăn hết lại ngồi chờ con cá khác mà chả bao h chịu động não cả. Người dân cứ trồng tràn lan tự phát không theo quy hoạch các loại cây quả, rồi đến khi cung vượt cầu lại ngồi kêu than.

    Trả lờiXóa
  3. Quan điểm của mình là chỉ cho tiền hay đồ ăn cho những người có hoàn cảnh nghéo khó thực sự, tật nguyền hay ko có khả năng lao động. Ghét nhất những kẻ lành lăn, mà ngay lưng lười biếng, chỉ biết xin xỏ người khác. Trước đây nghèo đói thì đi ăn xin, giờ thì gia nhập rân oan để ko làm mà cũng có ăn. Chán

    Trả lờiXóa
  4. Nhưng họ không bao giờ hiểu được là nếu họ không chịu làm ăn, không chịu xây dựng đất nước, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, mà chỉ suốt ngày đi kêu oan thuê, đả đảo chống lại nhà nước, chống chính quyền thì họ chính là những người cản trở sự phát triển của xã hội, của đất nước

    Trả lờiXóa
  5. Vấn đề dưa hấu quảng ngãi, hành tím sóc trăng, Từ thiện hay là 1 hình thức núp bóng từ thiện để kinh doanh? Tất nhiên từ thiện có, và trá hình cũng có. Lợi dụng vào lòng tốt của người khác để trục lợi. Càng nhiều người như thế càng làm giảm sút lòng tin của con người với nhau

    Trả lờiXóa
  6. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển quá mạnh. Mọi thông tin hiện ra chỉ sau 1 cú click chuột. Nên thông tin đúng có, sai có, phải có, trái chiều có. Và chỉ vì lòng tham con người ra sẵn sàng bỏ qua mọi giá trị nhân văn khác. Dựa vào nỗi khổ, vất vả của người dân thì nhiều người lại có động cơ làm giàu. Tuy nhiên tôi ko đánh đồng tất cả bởi bên cạnh đó rất nhiều bạn trẻ tình nguyện ko quản ngại vất vả giúp đỡ bà con

    Trả lờiXóa
  7. Một cách lừa đảo, một chiêu kinh doanh lợi dụng lòng thương của người khác, đúng là tráo trở và vô lương tâm. Nếu một lần biết niềm tin, lòng thương của mình bị lợi dụng, bị lừa đảo thì có lẽ những lần sau, dù gặp những cảnh ngộ đáng thương thật sự thì người ta cũng khó lòng mà vô tư giúp đỡ. Một khi đã mất niềm tin thì thật khó lấy lại.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng quá nhỉ, ra được thực sự không thể thiếu chìa khóa, điện thoại, và ví tiền được, toàn là những vật bất ly thân thôi, quên chìa khóa thì lúc về nhà chỉ có ở ngoài đường hoặc phá khóa thôi, quên điện thoại thì chẳng thể liên lạc với ai, quên tiền thì càng kinh khủng, mà không, kinh khủng nhất là quên não ở nhà, ra đường chỉ chờ ăn hành thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Lừa đảo bây giờ toàn đánh vào lòng thương của con người thôi, làm cho mình ra đường nhìn người ăn xin chẳng biết là nên cho hay không, nhìn vẻ bề ngoài của họ thì đáng thương thật đấy, nhưng nếu chỉ cần bắt gặp cảnh họ ngồi đếm tiền, rồi chửi bới chính những người vừa phát lòng thương với họ thì mới thấy đáng sợ.

    Trả lờiXóa
  10. Tận mắt chứng kiến cảnh người bán tăm giữ tay một bạn gái trẻ rồi dọa nạt mới thấy cái xã hội này giờ nó đốn mạt thế nào, nhiều khi ra đường, gặp những người ăn xin, bán tăm hay hát rong, cũng bỏ ra vài nghìn tiền lẻ cho họ, xong họ nhìn mình như con quái vật vậy, chê ít mà. Xin lỗi chứ, vài nghìn thôi nhưng người ta cũng kiếm ra bằng mồ hôi nước mắt, chứ chả phải bằng cách lừa đảo đâu.

    Trả lờiXóa
  11. Nhớ có lần cùng đứa bạn đi bờ hồ chơi, đang đi gặp hai đứa bé bán kẹo, đi dạo thôi nên chẳng muốn mua gì, chưa kịp từ chối thì đứa bé đã quỳ phụp xuống, sợ quá mua cho thanh kẹo, nhìn chúng nó đi vào hẻm rồi đưa tiền cho một người phụ nữ, mới hiểu ra hóa ra chúng nó làm vậy là do bị ép buộc, cùng là kiếp người mà sao bạc bẽo thế.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog