Chia sẻ

Tre Làng

BÁC SĨ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI LÀ NÔ LỆ ĐỂ BỊ ĐÁNH ĐẬP

“Bác sĩ là con người, không phải là nô lệ để bị đánh đập”

An Nhiên

Gần đây, tình hình bạo lực nhắm vào nhân viên y tế đang tăng nhanh cả về số vụ và tính manh động cũng như mức độ nguy hiểm.

Trang "Chống bạo hành y tế" vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp để bảo vệ an toàn cho các y bác sĩ

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, BS Võ Xuân Sơn đã có những trao đổi thẳng thắn về vấn đề bạo hành nhân viên y tế. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới mà đã tồn tại nhức nhối nhiều năm nay.

BS Võ Xuân Sơn chia sẻ: “Chỉ trong mấy ngày đầu năm 2018 đã có liên tục các ca bạo hành nhân viên y tế. Có thể nói, nền tảng đạo đức của xã hội đã xuống cấp đến mức báo động nên người ta tự cho phép mình làm những việc vô đạo đức, trong đó có việc đánh bác sĩ. Đỉnh điểm là vụ hành hung bác sĩ ở Yên Bái cho thấy rõ ràng tính côn đồ của những kẻ hành hung, chúng đánh không cần lý do”.

Tại sao những vụ việc như vậy không được giải quyết mà ngày một tăng lên? Lý do chủ yếu nhất, theo BS Võ Xuân Sơn, là tư duy của các nhà lãnh đạo phải thay đổi, lực lượng bảo vệ trật tự, bảo vệ an ninh phải thấy rằng bác sĩ là đối tượng cần được quan tâm. Những vụ bạo hành ngày một tăng, một phần lớn do phía công an không kiên quyết xử lý những vụ việc này. Cụ thể như vụ ở Bệnh viện 115 Nghệ An, bác sĩ bị một doanh nhân đánh, có sự tham gia của một lãnh đạo địa phương thì chỉ phạt hành chính, nhắc nhở là xong. BS Sơn nói: “Những chuyện như thế, thêm vào đó là ý kiến của một lãnh đạo Nhà nước lại đổ lỗi cho các bác sĩ, khác nào khích lệ người ta tiếp tục đánh bác sĩ?”.

BS Võ Xuân Sơn bức xúc: “Bác sĩ là con người, không phải là nô lệ. Những kẻ hành hung nhân viên y tế không coi bác sĩ, y tá, điều dưỡng là con người, mà giống như kẻ phục vụ, như nô lệ nên bọn chúng tự cho mình có quyền ra lệnh, sai khiến và đánh đập nếu không vừa ý. Tại sao một cô tiếp viên hàng không bị đánh thì kẻ đó bị cấm bay? Tại sao một nhân viên vệ sinh bị đánh thì chủ tịch thành phố đến hỏi thăm mà nhân viên y tế bị đánh thì không ai đứng ra giải quyết? Vụ ở Yên Bái, mười mấy người lao vào đánh nhân viên y tế mà tại sao bao nhiêu ngày nay rồi vẫn chưa tìm ra thủ phạm? Là do không tìm được hay họ không muốn tìm?”

Không những thế, hành lang pháp lý hiện nay quá mỏng và yếu, không đủ sức bảo vệ nhân viên y tế. BS Sơn đơn cử ví dụ sửa đổi luật vừa qua có điều chỉnh về xử phạt nặng người đánh người đang chữa bệnh cho mình, nhưng rõ ràng, có bệnh nhân nào đánh bác sĩ, mà chỉ có người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ. Người nhà bệnh nhân lại không phải là người đang chữa bệnh, vì thế mức xử phạt rất nhẹ và không có ý nghĩa răn đe gì hết.

BS Võ Xuân Sơn cũng là người lập ra website và fanpage “Chống bạo hành y tế” với mục đích thu thập thông tin về các trường hợp bạo hành trong y tế, bao gồm các trường hợp hành hung nhân viên y tế và các hình thức bạo hành khác nhắm vào nhân viên y tế. Từ đó đưa ra các nhận định về nguyên nhân, cách phòng, chống các hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế.

Cùng với đó là những kiến nghị với các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm là giảm dẫn đến triệt tiêu những hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tạo sự yên tâm cho nhân viên y tế hành nghề, gia tăng khả phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tuy nhiên, thực tế không khả quan như vậy. BS Sơn cho biết, trang “Chống bạo hành y tế” đã nhiều lần gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng, như đề nghị bên công an phải có hợp tác chặt chẽ, có quy định cụ thể bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút phải có mặt khi có cuộc gọi từ phía bệnh viện; kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông về cách đưa tin những tai biến y khoa, những vụ bạo hành y tế; kiến nghị Quốc hội có những sửa đổi về luật, nếu không có được bộ luật riêng về chống bạo hành trong y tế thì cũng cần sửa lại những điều khoản của Bộ Luật hình sự có liên quan đến vấn đề bạo hành y tế, tăng hình thức xử phạt lên… nhưng đến nay không hề có hồi âm nào từ phía các cơ quan chức năng.

Trước mắt, theo BS Võ Xuân Sơn, các bác sĩ cần phải tự biết bảo vệ mình. Nhiều bác sĩ âm thầm an phận chịu đựng, vì nhiều lý do mà không dám lên tiếng, việc đó sẽ càng làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ, nhân viên y tế phải đồng lòng lên tiếng phản ứng lại những hành vi bạo hành này, đưa sự việc lên công luận, tiếp đó phải yêu cầu tất cả các cơ quan chức năng vào cuộc, đưa những kẻ hành hung này ra xét xử trước pháp luật với những khung hình phạt thích đáng.

Hiện nay, nhân viên y tế đang ở thế yếu, gần như không có ai bảo vệ trong khi vẫn phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ cứu người, đảm bảo y đức của mình.

24 nhận xét:

  1. Gần đây, tình hình bạo lực nhắm vào nhân viên y tế đang tăng nhanh cả về số vụ và tính manh động cũng như mức độ nguy hiểm.
    thực sự đáng lo ngại. Không hiểu những người đó có suy nghĩ gì về hành động của họ không, một hành động không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  2. “Chỉ trong mấy ngày đầu năm 2018 đã có liên tục các ca bạo hành nhân viên y tế. Có thể nói, nền tảng đạo đức của xã hội đã xuống cấp đến mức báo động nên người ta tự cho phép mình làm những việc vô đạo đức, trong đó có việc đánh bác sĩ. Đỉnh điểm là vụ hành hung bác sĩ ở Yên Bái cho thấy rõ ràng tính côn đồ của những kẻ hành hung, chúng đánh không cần lý do”.
    quá côn đồ!

    Trả lờiXóa
  3. Không những thế, hành lang pháp lý hiện nay quá mỏng và yếu, không đủ sức bảo vệ nhân viên y tế. BS Sơn đơn cử ví dụ sửa đổi luật vừa qua có điều chỉnh về xử phạt nặng người đánh người đang chữa bệnh cho mình, nhưng rõ ràng, có bệnh nhân nào đánh bác sĩ, mà chỉ có người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ. Người nhà bệnh nhân lại không phải là người đang chữa bệnh, vì thế mức xử phạt rất nhẹ và không có ý nghĩa răn đe gì hết.
    Đúng vậy!

    Trả lờiXóa
  4. Trước mắt, theo BS Võ Xuân Sơn, các bác sĩ cần phải tự biết bảo vệ mình. Nhiều bác sĩ âm thầm an phận chịu đựng, vì nhiều lý do mà không dám lên tiếng, việc đó sẽ càng làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ, nhân viên y tế phải đồng lòng lên tiếng phản ứng lại những hành vi bạo hành này, đưa sự việc lên công luận, tiếp đó phải yêu cầu tất cả các cơ quan chức năng vào cuộc, đưa những kẻ hành hung này ra xét xử trước pháp luật với những khung hình phạt thích đáng. Hiện nay, nhân viên y tế đang ở thế yếu, gần như không có ai bảo vệ trong khi vẫn phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ cứu người, đảm bảo y đức của mình.
    khổ thân cho đội ngũ y bác sĩ!

    Trả lờiXóa
  5. Gần đây, vấn nạ bạo hành trong các cơ sở y tế đang diễn ra phức tạo và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Họ là những người bảo vệ sinh mạng, sức khỏe của bệnh nhân. Không phải bởi vậy mà họ không cần bảo vệ.Ngoài áp lực công việc ra, các y bác sĩ còn phải đối mặt với sự manh động ,hung hãn của người nhà bệnh nhân. Mong rằng các cơ sở y tế nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ các y bác sĩ của mình để họ có thể yên tâm công tác, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cứu người.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng rồi. Bác sĩ là người cứu chữa người bệnh. Người mà giành giật mạng sống của người bệnh trước mặt tử thần. Chứ có phải nô lệ đâu mà đánh đập họ chứ.

    Trả lờiXóa
  7. Các bệnh viện cần tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự tránh để xảy ra tình trạng hành hung bác sĩ. Người làm việc cứu người mà bị hành hung thì còn đâu là tôn ti trật tự nữa, làm sao các bác sĩ chuyên tâm làm việc được trong nỗi lo sợ.

    Trả lờiXóa
  8. Lương y như từ mẫu, đây cũng là môt trong những giá trị đạo đức cao đẹp của người thầy thuốc, bác sĩ. Chính họ đã mang lại ngọn lửa niềm tin, họ chính là người mẹ thứ 2 của mỗi người là người luôn tận tâm vì bênh nhân vì công việc

    Trả lờiXóa
  9. đúng là những sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ bác sỹ , y tá ở đây , thế mới hiểu được công việc thầm lặng , chúc các bác sỹ và y tá sẽ tiếp tục giữ vững tâm huyết và y đức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

    Trả lờiXóa
  10. Các vụ hành hung nhân viên y tế gần đây liên tục diễn ra khiến những người thầy thuốc phải làm việc trong sự bất an. Ngay trong lúc làm nhiệm vụ cứu người, các y bác sĩ còn phải đối mặt với nguy cơ bị bạo hành, họ rất cần được bảo vệ, cần môi trường làm việc an toàn.

    Trả lờiXóa
  11. Bệnh viện là nơi mỗi ngày các y, bác sĩ phải chiến đấu, giành giật với tử thần để cứu lấy sinh mạng, mang lại sức khỏe cho người bệnh, vì thế không thể để bạo lực tồn tại ở nơi này. Việc xảy ra các vụ bạo hành nhân viên y tế không chỉ làm mất trật tự an ninh tại bệnh viện mà việc làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý bác sĩ cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và điều trị người bệnh

    Trả lờiXóa
  12. Việc bảo vệ cho các y, bác sĩ cũng chưa đi đến đâu khi hình thức xử phạt các kẻ bạo hành cũng chưa đủ sức răn đe và mới chỉ cầu cứu được công an vào cuộc khi “việc đã rồi”. Chính tư lệnh ngành y tế cũng phải thừa nhận ngành y đang đơn độc trong việc chống nạn bạo hành nhân viên y tế. Hãy nhìn sự việc ở Nghệ An, nếu không có cư dân mạng? thử hỏi anh giám đốc kia có bị xử phạt?

    Trả lờiXóa
  13. Chưa bao giờ cuộc sống thấy bất ổn như hiện nay, đạo đức thì xuống cấp, ở nhà thì lo trộm đột nhập, ra đường thì lo tai nạn giao thông, cướp giật, chấn lột, ma túy và các tệ nạn ,đi đến đâu cũng bị chặt chém không thương tiếc. Có muốn trở thành một người tử tế cũng không dễ được chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  14. Có thể là ở đâu đó, vẫn có người cán bộ, nhân viên y tế phục vụ chưa trọn vẹn, chưa tốt nên đã xảy ra điều nọ, điều kia, đó là con sâu làm rầu nồi canh. Tuy nhiên thì việc đánh người lúc nào cũng là vi phạm pháp luật, nhất là đánh nhân viên y tế thì phải coi là tình tiết tăng nặng.

    Trả lờiXóa
  15. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm nay, chúng ta đều gửi lời chúc mừng trân trọng, yêu thương nhất tới cán bộ, nhân viên trong ngành Y vì những cống hiến không mệt mỏi của họ đối với xã hội. Việc các bác sĩ bị bạo hành hiện nay càng ngày càng trở nên dồn dập, đó thực sự là tình trạng đáng báo động. Cùng với báo chí, chúng ta hãy lên tiếng, không thể để các y, bác sĩ bị cô đơn trước nạn bạo hành.

    Trả lờiXóa
  16. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm nay, chúng ta đều gửi lời chúc mừng trân trọng, yêu thương nhất tới cán bộ, nhân viên trong ngành Y vì những cống hiến không mệt mỏi của họ đối với xã hội. Việc các bác sĩ bị bạo hành hiện nay càng ngày càng trở nên dồn dập, đó thực sự là tình trạng đáng báo động. Cùng với báo chí, chúng ta hãy lên tiếng, không thể để các y, bác sĩ bị cô đơn trước nạn bạo hành.

    Trả lờiXóa
  17. Rõ ràng, tình trạng bạo hành với nhân viên y tế giờ đây đã là chuyện cơm bữa khiến những người thầy thuốc luôn cảm thấy bất an. Bệnh viện vốn là môi trường nhạy cảm, do vậy việc ngăn chặn bạo lực tại đây không thể có kết quả trong ngày một ngày hai. Và khi người thầy thuốc luôn bất an thì làm sao họ đủ động lực chăm sóc người bệnh

    Trả lờiXóa
  18. Công tác điều hành hiện nay chưa chuyên nghiệp nên xảy ra nhiều chuyện nghiêm trọng như người nhà bệnh nhân tấn công bác sỹ, côn đồ tấn công bệnh nhân. Bệnh viện nên phối hợp với công an, lập hẳn một trạm gác tại viện như một số cơ quan đã làm như đài truyền hình, ngân hàng, nhà riêng của lãnh đạo tw... chứ bảo vệ nhiều khi côn đồ cũng chả sợ đâu.

    Trả lờiXóa
  19. Cứ hành hung bác sỹ kiểu này thì bác sỹ ai họ dám cứu giúp người bệnh nữa. Đánh họ thì lấy đâu là người chữa bệnh. Nếu bác sỹ có hành vi quá đáng thì ko nói làm gì, đằng này mấy vụ tooàn kiểu bác sỹ chưa lm gì thì người nhà đã ập vào đánh. Thật ko hiểu họ đặt cái văn hóa và tính mạng người nhà mình vào đâu.

    Trả lờiXóa
  20. Rút kinh nghiệm tốt nhất là mỗi bệnh viện nên tuyển bảo vệ cao to lực lưỡng vào, ko thì cũng phải biết võ, thấy có đối tượng khả nghi là xông vào ngay, chứ giờ cái nơi cứu người mà lại để xảy ra lộn xộn, bác sỹ thì bị thương thì ai còn nghĩ tới chuyện tới bệnh viện nữa.

    Trả lờiXóa
  21. Cứ hành hung bác sỹ kiểu này thì bác sỹ ai họ dám cứu giúp người bệnh nữa. Đánh họ thì lấy đâu là người chữa bệnh. Nếu bác sỹ có hành vi quá đáng thì ko nói làm gì, đằng này mấy vụ tooàn kiểu bác sỹ chưa lm gì thì người nhà đã ập vào đánh. Thật ko hiểu họ đặt cái văn hóa và tính mạng người nhà mình vào đâu.

    Trả lờiXóa
  22. Rút kinh nghiệm tốt nhất là mỗi bệnh viện nên tuyển bảo vệ cao to lực lưỡng vào, ko thì cũng phải biết võ, thấy có đối tượng khả nghi là xông vào ngay, chứ giờ cái nơi cứu người mà lại để xảy ra lộn xộn, bác sỹ thì bị thương thì ai còn nghĩ tới chuyện tới bệnh viện nữa.

    Trả lờiXóa
  23. chúng ta cần có cơ chế để bảo vệ các bác sĩ, những người đang ngày đêm nỗ lực giành lại sự sống cho người khác. phải có biện pháp bảo vệ các bác sĩ thì những bác sĩ mới yên tâm, toàn tâm toàn ý để mà cứu chữa được bệnh nhân, bên cạnh đó chúng ta cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân để mọi người hiểu được rằng, bác sĩ cũng là con người, là những người bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, vì vậy mà cần phải cư xử có văn hóa với những người trong ngành y hơn

    Trả lờiXóa
  24. thực trạng bạo hành tại bệnh viện hiện nay là rất đáng lo ngại. Nguyên nhân quả thực rất nhiều và nó cũng xuất phát từ nhiều phía không phải chỉ từ người bệnh và người nhà bệnh nhân mà còn xuất phát từ phía một bộ phận y bác sĩ tắc trách, thoái hoá biến chất về y đức. Căn nguyên của vấn đề này cần phải được giải quyết tận gốc rễ, xuất phát từ việc chấn chỉnh văn hoá bệnh viện, nâng cao ý thức, văn minh nơi làm việc và y đức của những người thầy thuốc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog