Chia sẻ

Tre Làng

Cô giáo chấp nhận quỳ gối từ nay sẽ làm nghề thế nào đây?

Cô giáo chấp nhận quỳ gối từ nay sẽ làm nghề thế nào đây?

Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, việc phụ huynh có hành động gây áp lực, khiến cô giáo phải quỳ gối xin lỗi đã hủy hoại nhân cách, hủy hoại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, cô Nhung của Trường tiểu học Bình Chánh (tỉnh Long An) đã mắc lỗi sư phạm nghiêm trọng khi dùng hình thức buộc quỳ gối để phạt trò. Trong môi trường giáo dục, không có chỗ cho sự quỳ gối, không chấp nhận việc người thầy đưa ra hình phạt này với học trò của mình.

“Tuy nhiên, cô giáo còn có lỗi nặng hơn, làm đau lòng đồng nghiệp và mọi lương tri nhiều hơn khi chấp nhận quỳ gối trước sự uy hiếp của phụ huynh. Vấn đề của cô giáo không chỉ là mắc lỗi trong giáo dục học sinh mà còn ở văn hoá nhận lỗi.

Lẽ ra, cô giáo cần nghiêm khắc tự chịu trách nhiệm về hành vi thiếu sư phạm của mình. Thậm chí, khi đơn độc đứng trước sự uy hiếp của phụ huynh, cô giáo có thể lường tới mọi khả năng xấu nhất như bị hành hung, bị kỷ luật, bị mất việc..., và dù khả năng nào xảy ra, có lẽ vẫn còn hơn cái quỳ gối đó. Cô giáo đã tự tước bỏ ở mình yếu tố quan trọng nhất của danh dự con người, danh dự nhà giáo, đó là lòng tự trọng. Không còn lòng tự trọng, danh dự bị hủy hoại, từ nay, cô sẽ làm nghề như thế nào đây?” – TS Trịnh Thu Tuyết trăn trở.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, trong vụ việc này, phụ huynh không thể lấy cái sai này để sửa cho một cái sai khác. Khi những người làm cha mẹ bắt cô giáo phải quỳ gối, những bậc làm cha mẹ ấy đã hủy hoại từ nhân cách của mình tới nhân cách con cái, hủy hoại nền tảng đạo lý cơ bản nhất trong các mối quan hệ: Cha mẹ - con cái, thầy cô - học trò, con người - con người..., hủy hoại truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn năm nay của dân tộc.

Ngoài ra, TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng, hiện nay nhiều người đang có tâm lý, giáo viên dạy con họ được nhà nước trả lương hoặc họ trực tiếp trả tiền như giúp việc nấu cơm lau nhà được họ trả lương...

Và khi đã trả tiền cho người ta dạy con, lau nhà hay đổ rác..., người trả tiền tự cho mình cái quyền làm mọi điều, kể cả sỉ nhục nhân cách người được thuê. Vậy không cần biết ơn bất kỳ ai trong cuộc đời này. TS Tuyết cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến trẻ. Những thái độ này của cha mẹ có thể khiến con cái không biết tôn trọng người khác, kiêu căng, ngạo mạn khi lớn lên.

33 nhận xét:

  1. Nặc danh22:42 6/3/18

    Vụ giáo viên quỳ gối xin lỗi: Phụ huynh đừng nghĩ trả tiền cho con đi học là có quyề
    Đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trước việc phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi để “trả thù” hình phạt mà trước đó cô giáo dành cho con của mình.

    Câu chuyện giáo viên trường tiểu học Bình Chánh (Long An) dọa học sinh sợ, không dám đến trường rồi bị phụ huynh ép quỳ xin lỗi đang gây bức xúc dư luận.
    Phân tích về vụ việc này, ông Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, giáo viên có quyền áp dụng các biện pháp để uốn nắn học trò, tuy nhiên hình thức bắt học sinh quỳ gối thì không hề có trong giáo trình, giáo án và đây là cách giáo dục chưa phù hợp. Tuy nhiên, việc phụ huynh “trả thù” cô giáo bằng cách bắt cô quỳ gối là hành động thiếu văn hóa, sai pháp luật trầm trọng, rất khó có thể chấp nhận.
    “Nếu phụ huynh thấy cách giáo dục của cô chưa đúng, phụ huynh có thể đề đạt lên hiệu trưởng để có ý kiến với giáo viên chứ không nên đến để “ăn miếng trả miếng” với giáo viên bằng hành động thiếu văn hóa như vậy”, ông Nhưỡng nói.
    Là một dân tộc có truyền thống “tôn sư trọng đạo” chẳng ai nghĩ rằng có một ngày phụ huynh sẽ hành xử như vậy với thầy cô. Nói về nguyên nhân của tình trạng ngày càng phổ biến này, ông Nhưỡng cho rằng, một mặt là do nhận thức pháp luật của phụ huynh đối với giáo dục chưa đến nơi đến chốn, mặt khác là do mặt trái của kinh tế thị trường.
    “Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con em mình đi học phải trả tiền thì đồng nghĩa với việc thương mại hóa quan hệ giữa giáo viên và học sinh, dẫn đến việc người ta nghĩ rằng cứ trả tiền thì tôi có quyền làm gì cũng được. Đó là một sai lầm!”, ĐBQH Bình Nhưỡng thẳng thắn.
    Giáo dục là môi trường đặc biệt, ở đó cần có sự tôn trọng. Một môi trường thiếu sự kỷ cương, thiếu sự tôn trọng, một môi trường mẫu mực bị xâm hại sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội. Nếu như trong môi trường đó có vấn đề thì cần chấn chỉnh dần dần để làm trong sạch, chứ không thể động một cái là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, thích làm gì thì làm.
    Theo ông Nhưỡng, trong trường hợp này, chúng ta nên xem xét lại công tác bảo vệ của nhà trường, tại sao lại để phụ huynh xông vào lớp học và có hành vi “côn đồ” với giáo viên như vậy. Bên cạnh đó, sau sự việc này, nhà trường cần có thái độ rõ ràng, thể hiện trách nhiệm bảo vệ giáo viên của mình và phải có ý kiến lên cơ quan thẩm quyền để có hình thức xem xét, điều tra, xử lý hành vi trên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ngày gần đây, dư luận xã hội khá quan tâm đến vấn đề này, tôi nghĩ rằng văn hóa và ý thức của nhiều người quá lùn, lúc nào cũng muốn văn minh, sạch đẹp nhưng những hành động của họ thì ngược lại. Thử hỏi ngày xưa mọi người cũng được dạy bảo khi không học tập tốt, biết là yêu thương nhưng yêu thương sao để cho tương lai của những đứa trẻ cho tốt

      Xóa
  2. Nặc danh22:45 6/3/18

    Khi đôi chân cô giáo Nhung quỳ xuống trong sự quay lưng của hiệu trưởng nhà trường cũng là lúc bức thành trì “Tôn sư trọng đạo” đã bị xô ngã, ít ra là ở Trường Tiểu học Bình Chánh.

    Chuyện cô giáo Nhung bị ép buộc hay tự nguyện quỳ gối trước mặt phụ huynh để xin lỗi chắc chắn sẽ có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Nhưng, dù tự nguyện hay ép buộc thì không ai được phép khiến nhà giáo phải quỳ để xin lỗi cho hành động xử phạt để răn đe những đứa trẻ vi phạm nội quy. Nếu cho rằng việc xử phạt học sinh là không phù hợp, phụ huynh hoàn toàn có quyền khiếu nại, thậm chí khởi kiện chứ không thể “ăn miếng, trả miếng” để thỏa chứng “ăn vạ” của quý tử nhà mình.
    Thế nhưng, chuyện cay đắng này đã diễn ra, và đáng buồn hơn, nó lại diễn ra công khai, ngay tại ngôi trường mà cô đang giảng dạy. Nó diễn ra, bất chấp cô vừa mới đi dạy trở lại sau khi sinh nở. Bất chấp ngay khi chính nhiều phụ huynh cũng thừa nhận nhờ cách dạy dễ hiểu và sự nghiêm khắc của cô mà những “ông trời con” trong lớp này đã học hành tốt hơn. Và mỉa mai thay, nó diễn ra ngay từ chính sự thờ ơ, bỏ mặc của người lãnh đạo cao nhất nhà trường.
    Theo tường trình với cơ quan chức năng, sau khi phụ huynh làm dữ và cô Nhung định quỳ thì hiệu trưởng ngăn lại, và sau đó là… “bận đi dự giờ”. Liệu điều này có thể lý giải cho những việc diễn ra sau đó là do “không thấy”, “không biết” nên sẽ không liên quan?
    Trong phạm vi nhà trường, hơn ai hết, hiệu trưởng chính là chỗ dựa cho giáo viên, là người chỉ huy để cả hội đồng sư phạm vận hành đúng hướng. Nếu không xử lý được việc phụ huynh phản ứng phương pháp dạy của giáo viên là điểm trừ thì hành động bỏ lại cô Nhung một mình giữa “tâm bão” với lý do “đi dự giờ” chính là sự thờ ơ, bỏ mặc cấp dưới của vị thuyền trưởng con tàu giáo dục tại ngôi trường này, nếu không muốn nói là bỏ chạy!
    Có lẽ, lúc đó, chính hiệu trưởng và những người liên quan không nhận ra rằng, việc quỳ hay không đã không còn là việc của cá nhân giáo viên nữa. Bởi khi đôi chân cô giáo Nhung quỳ xuống, cũng là lúc bức thành trì “tôn sư trọng đạo” chính thức bị xô ngã tại ngôi trường này, ngay trên mảnh đất được xem là có truyền thống hiếu học như Long An. Chính là lúc sự tôn nghiêm của nhà giáo đã bị chà đạp không thương tiếc.
    Từ xưa đến nay, không nhà giáo nào dạy học trò phải ngả nón chào mình mà chính cha mẹ phải dạy các cháu điều đó. Và một khi cha mẹ sẵn sàng đạp đổ sự tôn nghiêm của nhà giáo cũng chính là lúc chúng ta tự gieo mầm họa cho tương lai của con em mình!

    TRƯỜNG NHÂN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu sự thật như vậy thì tôi đề nghị cô giáo kiện thằng nào con nào đó ra tòa, Tội làm nhục người khác. Đúng là có lẽ từ cổ chí kim ,mới có trường hợp này xảy ra đọc bài viết này tôi vừa thương vừa tức. Tôi tin những phụ huynh chân chính sẽ phản đối hành động khốn nạn này. Hành động này không thể chấp nhận được

      Xóa
    2. Phải chăng sau này cách trả lời nhẹ nhàng mà "khôn khéo" của cô giáo đó là cho dù trò "con ông cháu cha" đó trả bài đúng hay sai thì cứ đặt bút ghi 9 - 10 hết, để nó được lên lớp với mớ kiến thức rỗng tuếch, ngơ ngơ như bò đội nón, sau này phụ huynh tha hồ mà sướng nhé

      Xóa
  3. Nặc danh22:46 6/3/18

    Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Đừng biến bục giảng thành nơi “ăn miếng trả miếng”
    Giữa những áp lực bủa vây của ngành nghề, câu chuyện giáo viên phải quỳ gối để xin lỗi phụ huynh học sinh không chỉ làm tổn thương đến những người thầy. Thật khó tin câu chuyện này có thể xảy ra ở trường học – nơi góp phần quan trọng giáo dục nhân cách con người.

    "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”… “. Những câu ca dao, tục ngữ này đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người, nhắc nhở tất cả chúng ta về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
    Những người đã từng qua thời cắp sách đến trường, chắc hẳn đôi lần từng bị thầy cô trách phạt. Có người bị cho “ăn roi”, hoặc đứng xó lớp. Có thể lúc đó rất giận giáo viên, nhưng sau này nhìn lại, thấy đó là bài học, nhờ nó mà mình nên người.
    Khi xã hội ngày càng hiện đại, quan niệm “dạy dỗ bằng đòn roi” đã không còn phù hợp. Không ít giáo viên có hành vi đánh hoặc đưa ra hình phạt quá nặng với học sinh đã bị xã hội lên án.
    Nhiều giáo viên tâm sự bây giờ họ rất “ngại động đến học sinh”, bởi không nhận được sự đồng cảm của phụ huynh trong việc phối hợp để dạy dỗ con cái họ. Có thể chỉ cần một chút nóng giận, giữa thời mạng xã hội và công nghệ phát triển như hiện nay, giáo viên dễ bị mất việc hoặc bị kỷ luật.
    Giáo viên chịu “lùi”, nhưng không có nghĩa phụ huynh được đà lấn tới. Đến mức phụ huynh kéo đến trường bắt cô giáo quỳ xin lỗi, để biết “quỳ khổ như thế nào” như sự việc xảy ra mới đây tại Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An).
    “Xã hội đảo lộn hết rồi!”, “không thể chấp nhận được!” là lời cảm thán của nhiều bạn đọc trước những thông tin về vụ việc hy hữu này.
    Anh Nguyễn Văn Toàn (trú tại đường Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) dùng từ “ăn miếng trả miếng” khi được hỏi ý kiến về sự việc đang gây xôn xao dư luận xã hội. Anh cho rằng cách hành xử theo kiểu hơn thua, chợ búa này hoàn toàn không nên xảy ra trong môi trường học đường.
    “Phụ huynh đã quá sai rồi. Anh không tôn trọng thì làm sao dạy được con biết tôn trọng thầy cô và những người lớn tuổi khác. Chúng sẽ học được gì khi thấy bố mẹ “xử” cô vì dám phạt mình. Rồi mai đây, ai dám dạy dỗ con cái anh chị khi chúng làm điều sai?” – anh Toàn chia sẻ bức xúc.
    Bày tỏ quan điểm về câu chuyện này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - cho biết, ông không ủng hộ việc giáo viên dùng đòn roi, hình phạt quá hà khắc để giáo dục trẻ. Việc bị giáo viên trách phạt quá nặng có thể khiến học sinh sợ hãi, không hứng thú với việc học nữa.
    Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc phụ huynh khiến cô giáo phải quỳ xin lỗi là không thể chấp nhận. Đây không phải là cách phụ huynh giúp giáo dục con em mình tiến bộ hơn, nó đã đi ngược truyền thống “tôn sư trọng đạo" của dân tộc.
    Việc này cũng cho thấy mối quan hệ giữa giáo viên (nhà trường) với phụ huynh ngày càng rạn nứt. Mà khi điều này xảy ra, đứa trẻ liệu có nên người?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật đáng buồn lúc 4 phụ huynh gây sức ép cô giáo phải quỳ có măt hiệu trưởng và nhiều giáo viên chứng kiến mà không có biện pháp nào dung hòa tốt hơn? Phụ huynh này đã gieo vào đầu óc con mình những hạt mầm xấu. Có hạt bất lương, có hạt bất hiếu, có hạt bất nghĩa. Hạt nào nảy nở cũng đều nguy hại.

      Xóa
    2. Việc cô giáo bắt học sinh quỳ hoặc có thể cho vài roi vào mông để quở phạt là phương pháp giáo dục cổ xưa khó chấp nhận ở thời nay nhưng cần thiết đối với học sinh dạng con " thằng luật gia rởm nọ" chúng quá láo, quá nghịch trong khi nếu cô giáo có muốn phạt bằng cách khác thì cũng không thể

      Xóa
  4. Nặc danh22:47 6/3/18

    Để cô giáo “tự nguyện” quỳ gối, văn hóa phụ huynh còn thấp hơn cả cái quỳ đó!
    Vụ cô giáo Nh. ở Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) phải quỳ gối xin lỗi trước mặt bà Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với một số phụ huynh thêm một lần cho thấy vị đắng của nghề giáo: Nhiều khi bị không ít người ra oai “dạy” mình.

    Ở đời, không phải chỉ người ở tuổi học sinh sinh viên mà cả người lớn, được ai đó có trình độ, có văn hóa, dạy hay dạy giỏi chỉ bảo cho mình, là một hạnh phúc. Sự học hỏi là vô tận cho dù là nhà giáo. Nhưng sự học đó, không có nghĩa là dùng từ “học”, hay sự “tự nguyện” như các vị phụ huynh học sinh trong vụ việc trên, để “chuyên chở” sự “dằn mặt” hay làm “bẻ mặt”, trả đũa người khác, cho họ “chừa thói” chỉ vì một lỗi nhỏ nào đó, hay một việc gì đó mà mình không hài lòng.
    Thưa các ông bà phụ huynh có mặt chứng kiến cô giáo Nh. quỳ gối, có thể cô giáo có lỗi, có hình phạt không phù hợp với học sinh, nhưng không có nghĩa các vị có quyền “áp dụng” hình phạt tương tự lại đối với cô giáo.
    Bởi khi cô giáo quỳ xuống, thấp xuống trong mắt các vị, thì nhân cách, văn hóa của các vị cũng chẳng cao lên được, để mà có thể lên mặt với ai!
    Nhiều người ắt hẳn thỉnh thoảng có xem các phim cổ trang nói về thời phong kiến. Khi một ai đó quỳ xuống hành lễ, thì đối phương – hầu hết trong các tình huống – luôn cúi xuống để đỡ người kia lên cùng với những lời nói làm nhẹ cái nghi thức ấy đi. Đó là phép tắc, lễ nghĩa, nhưng cũng hàm chứa cả văn hóa và nhân cách của những người thuộc bậc Nhân, Nghĩa, Trí trong hành xử và ứng xử ở đời.
    Cứ như các vị cho rằng cô giáo “tự nguyện” hay “làm thử” trong việc quỳ xin lỗi đi, thì nếu các vị là những người có văn hóa và nhân cách, sẽ chẳng bao giờ để một cô giáo “tự nguyện” trong tủi nhục như vậy, chứ đừng nói là chứng kiến trong hả hê/hả giận.
    Tôi không nghĩ rằng vấn đề có thể tới mức hình sự hóa. Bởi ngay cả nếu tới mức hình sự đi nữa, và dư luận càng ầm ĩ dai dẳng, thì chỉ càng làm cho “cô giáo quỳ gối” thêm bị xát muối nỗi đau và sự tủi nhục mà thôi.
    Ngày nay, nhiều Ban đại diện phụ huynh/cha mẹ học sinh đã bị méo mó. Thậm chí, còn là nơi tập trung một thứ quyền lực đen đến ban giám hiệu nhà trường còn phải e sợ.
    Nếu vụ việc “cô giáo quỳ gối” dừng lại ở mức độ một vấn đề xã hội dân sự, xử lí hành chính, thì có rất nhiều lời xin lỗi cần được nói ra ở đây: Cô giáo xin lỗi đã đành; nhưng vị hiệu trưởng, ông đã không bảo vệ được giáo viên của mình và nghề của mình, không lẽ không có lời xin lỗi cô Nh; còn các vị phụ huynh, các vị không chỉ xin lỗi “cô giáo quỳ gối”, xin lỗi nhà trường mà phải xin lỗi cả nghề giáo nữa.

    THẾ LÂM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ này làm nhớ đến trường Tiểu học của tôi ngày xưa. Nhỏ kia bỏ quên vở không chép làm, làm bài gì cả. Cố giáo nhắc nhở và mắng chưa biết có đánh không vì bà cô đó cũng hiền. Chẳng biết nó về nói mẹ nó cái gì, mà bà mẹ nó làm loạn cái trường, la lối um sùm còn không biết nhục.

      Xóa
  5. Tôi không hiểu phụ huynh nghĩ sao mà hành động như vậy? Họ có muốn con họ thành người không mà lại hành động như vậy? Mà đây lại còn là thư ký của hội luật gia, cũng có văn hóa, có ăn, có học, chứ có phải vô học đâu mà lại hành xử như vậy?

    Trả lờiXóa
  6. Nhớ thời nhỏ mình đi học, hư cô giáo còn đánh cho chân tay tím bầm về cũng chẳng dám mách bố mẹ vì biết là còn bị xử nặng hơn. Rồi lớn lên, quay lại thăm trường xưa, cô trò ngồi với nhau vui vẻ, vẫn vâng dạ cô thầy. Ngẫm lại xã hội ngày nay khác rồi, con ai cũng là con vàng con bạc, đóng tiền đi học là nghĩ cho con mình cái quyền như tiên như phật để mà bắt người ta quỳ lậy. Xin hỏi, những bậc làm cha, làm mẹ như vậy có cảm thấy con cái mình sẽ hống hách, láo toét và tương lai sẽ thế nào nếu đến thầy cô chúng nó còn k sợ, k kính trọng không?

    Trả lờiXóa
  7. Huynh Đệ14:37 7/3/18

    "Con hư tại mẹ cháu hư tại bà" các cụ nói cấm có sai. Câu chuyện này thật ra lỗi là ở phụ huynh vì quá bênh con, vì quá cậy cái quyền bỏ tiền của mình ra nộp học phí cho con nên mới có thái độ uy hiếp đến giáo viên như vậy. Lẽ ra việc các con bỏ học phải dần cho nó thêm một trận nữa và về mức độ nào đó phải cảm ơn cô giáo vì đã phạt cho chúng nó phải biết sợ để lần sao ngoan hơn, đi học đúng giờ hơn. Đằng này lại đến hạnh hoẹ cô giáo thế thì con nó không hư mới là lạ. Các bậc phụ huynh thời xua chắc không quên việc học sinh còn bị thày phạt quỳ trên những hạt ngô cơ để đau mà nhớ đời. TRong trường hợp này chỉ thương cô giáo vì bản lĩnh hơi non nên mới phải nhận lỗi như vây.Không nên trách cô giáo mà hãy trách những phụ huynh kia, sau này họ sẽ phải hối hận vì những đứa con hư sẽ báo đáp họ bằng hình thức quỳ để xin nó miếng ăn lúc tuổi già.

    Trả lờiXóa
  8. Những thái độ này của cha mẹ có thể khiến con cái không biết tôn trọng người khác, kiêu căng, ngạo mạn khi lớn lên.

    Trả lờiXóa
  9. Thực ra việc giáo viên phạt học sinh vài roi, hay quỳ gối khi các em vi phạm nội quy là chuyện bình thường. Mục đích của các cô chỉ là mong các em chăm ngoan, học giỏi thôi. Ngày xưa chúng tôi đi học nếu vi phạm sẽ bị thầy phạt như đánh đòn, quỳ gối cũng là chuyện bình thường Thậm chí bố mẹ chúng tôi nói nó hư cô cứ phạt thật nặng, rồi đứa nào cũng nên người cả. Đâu như bây giờ

    Trả lờiXóa
  10. Nhiều phụ huynh chỉ cần nghe con nói cô phạt thôi là vội vàng vào trường đòi kiện cô giáo tới Phòng Giáo dục, rồi đòi đổi cô chủ nhiệm ngay. Nhiều lúc trước mặt con mà họ không ngừng buông những lời xúc phạm giáo viên. Vì thế mà nhiều thầy cô bây giờ mới có tư tưởng an phận, “kệ con họ đi, ngoan thì họ được nhờ mà hư thì họ chịu”. Nên giờ càng ngày đạo đức xã hội lại càng đi xuống như vậy

    Trả lờiXóa
  11. Khi những người làm cha mẹ bắt cô giáo của con mình quỳ gối, những bậc làm cha mẹ ấy đã hủy hoại từ nhân cách của mình tới nhân cách con cái, hủy hoại nền tảng đạo lý cơ bản nhất trong các mối quan hệ: cha mẹ - con cái, thầy - trò... Họ không hiểu rằng để thỏa mãn cơn tức giận, họ đã tước bỏ của con mình những điều đẹp đẽ, thiêng liêng của đạo làm người.

    Trả lờiXóa
  12. Dạ xin thưa với giáo sư: Cô giáo còn quá trẻ, mới sinh con, hành vi ứng xử của cô giáo trẻ đã làm, nhìn vào cục diện, cô thật đáng thương ! Tính nhân văn của người học hàm Tiến sĩ ở đâu ? Đặt Tiến sĩ vào trường hợp cô giáo Tiến Sĩ sẽ ứng xử ra sao ? Nhận xét : "kém cỏi cả về năng lực và nhân cách" xin trả lại cho giáo sư cả đấy giáo sư ạ !

    Trả lờiXóa
  13. Giáo viên có quyền xử phạt học trò mình và hình thức quỳ gối là nhẹ nhàng nhất, không thể không có kỷ luật trong nhà trường. Nền giáo dục phát triển, văn minh nhất cũng không thể coi việc thầy cô bắt học trò (tiểu học) quỳ gối là sai, là vi phạm pháp luật, xúc phạm, sỉ nhục. Vị phụ huynh kia phải được xử lý theo luật, tội sỉ nhục người khác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác. Nhưng thiết nghĩ, hình phạt nặng nhất với ông ta chính là cái việc con cái mình đã bị méo mó tư cách rồi

    Trả lờiXóa
  14. Xã hội luôn tạo áp lực với những người làm nghề giáo. Đôi khi bắt thầy cô trở thành những thánh nhân giữa đám học trò hiếu động. Nhà trường giống như một xã hội thu nhỏ, nhiều phụ huynh đã quên đi những đúc kết xương máu của cổ nhân:" Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy". Hành vi phản giáo dục của phụ huynh phải chăng là do có sự tiếp tay của những qui định hà khắc đối với những người làm nghề giáo. Ấy vậy mà nhà giáo đã không chung tay bảo vệ nhau, giờ lại còn móc mỉa nhau, làm như thế là ảnh hưởng đến những nhà giáo khác? Chuyện đúng là như đùa.

    Trả lờiXóa
  15. Thưa giáo sư, giáo sư có hiểu thực sự sao giáo viên phải quỳ xin lỗi không ? Thầy hiệu trưởng vô tư đi " dự giờ " bỏ rơi giáo viên của mình trước áp lực của cha mẹ học sinh thì có xưng đáng không. Ông hiệu trưởng " né " ông kẹ sao ? Chỉ mong chính quyền và các đầu ngành lên tiếng để bảo vệ người thầy, người cô trong việc giáo dục học sinh. Đừng để nghề giáo thành nghề nguy hiểm sau ngành y. Và giáo sư không ở trong hoàn cảnh của người ta thì đừng có nói thế?

    Trả lờiXóa
  16. Bình Hiệp15:58 7/3/18

    Phụ huynh muốn cô giáo phải quỳ. Họ đang muốn dạy con họ điều gì?
    Là phải ăn miếng trả miếng, phải dùng cái sai để ứng xử với cái sai? Là phải ăn thua tới cùng và không cần dùng tới pháp luật, là tự hành xử theo ý muốn cá nhân bất chấp các giá trị đạo đức và nhân cách con người. Phụ huynh, họ không quỳ, nhưng thực tế họ đã quỳ sụp thất bại trước nhân cách của người làm cha, làm mẹ – những người đáng ra phải là tấm gương sáng về đạo đức để con cái trông cậy vào. Bố mẹ sai trái thì sao dạy được con ngay thẳng!Khi vụ việc đau lòng xảy ra, rất nhiều người thắc mắc thầy Hiệu Trường Tiểu học Bình Chánh đã đi đâu, mà để phụ huynh “lộng hành”, có hành vi sỉ nhục giáo viên trong trường như vậy? Thầy hiệu trưởng nói vài câu rồi bỏ đi khi các vị phụ huynh đang căng thẳng, để cô giáo phải quỳ tại chính ngôi trường mà ông là người đứng đầu. Thầy đang muốn dạy các em điều gì? Là “thấy ăn tìm đến, thấy đánh tìm đi”, là nếu có thể thoái thác được trách nhiệm của chính mình thì cứ tránh. Là cứ hèn nhát và lảng tránh đi để “im lặng hưởng thái bình”?
    Thầy ứng xử như vậy thì sao dạy được trò dũng cảm?

    Trả lờiXóa
  17. "Bao giờ cho đến ngày xưa", bởi ngày xưa truyền thống "Tôn sư trọng đạo" tốt hơn bây giờ rất nhiều. Và cái điều sợ nhất chính là tâm lý 'co mình và buông lỏng giáo dục' của các thầy cô để 'an toàn' cho bản thân, tránh những 'va chạm' với học sinh, phụ huynh đang xảy ra. Khi đó nghề dạy học chỉ còn là 'cắn răng để kiếm tiền' nuôi con cái mà thôi. Như vậy liệu có thể đào tạo ra những đứa trẻ có đức có tài được không?

    Trả lờiXóa
  18. Rùi đây ai còn muốn làm giáo viên nữa. Đánh học sinh thì bị kiện phạt quỳ thì bị phụ huynh bắt quỳ. Lại đến bây h nhắc nhở không làm việc riêng trên lớp lại bị học sinh bóp cổ. Cả 1 thế hệ trẻ đồi bại điều đáng nói là ms trong vòng 5 6 năm trở lại đây ms xảy ra thuộc về 98 99 2000

    Trả lờiXóa
  19. Thầy cô giáo bây giờ fai sợ hs, có 1 nói tới 10, thậm chí đón đường trả đũa đánh lại thầy cô. Cho nên ngành sư phạm ít ai muốn vào, vj không biết có 1 ngày nào đó họ có còn đứng trên bục giảng nữa hay không & không thj cũng tật mang đầy người? Đã đến lúc hồi chuông báo động

    Trả lờiXóa
  20. Cứ ngày nào đọc báo thấy tin thế này bạn có sẵn sàng cho con cháu mình làm nghề giáo viên không hay định hướng nghề nghiệp khác, còn như bạn nói vì miếng cơm manh áo thì họ sẽ mặc kệ con bạn nó hư hay ngoan họ không quan tâm bởi vì nói nó hư thì bạn sẽ mắng họ không biết dạy, còn đánh hay quỳ thì bị dằn mặt nên tốt nhất họ im lặng mặc kệ vậy bạn nghĩ bọn nhóc có nên người không. Mà nghề nhà giáo với y là những nghề danh giá mà mình không nói ai xứng đáng hay không mình chỉ nói hiện trạng bây giờ thui

    Trả lờiXóa
  21. Chưa khi nào, nhà giáo bị đối xử tệ bạc như hiên nay. Ý kiến cá nhân tôi là chính báo chí góp phần không nhỏ trong việc làm rùm beng hiện tượng gv mầm non đánh HS, hiện tượng gv ép HS học thêm ... Và còn bao nhiêu sự việc khác nữa... Đưa ra hiện tượng nhưng không có định hướng cho xã hội khiến Nghề giáo trở nên rẻ mạt chưa từng có. Tôi xem nhiều tin trên mạng và đọc các lời bình luận phía dưới mà đau lòng, chán nghề kinh khủng! 2 sự việc này là hệ quả tất yếu thôi. Giờ đây liệu còn ai muốn vào nghề giáo nữa không?

    Trả lờiXóa
  22. Ngành giáo dục ngày càng suy đồi khi chúng ta chả có biện pháp gì giáo dục học sinh bằng những lời nói suông. Các lãnh đạo của ngành giáo dục đâu rồi hãy đọc thật kĩ bài này xem lương tâm mình có cắn rứt hay khổngTất cả giáo viên bây giờ bất lực! Riêng em này tôi đảm bảo với quý đọc giả cùng lắm là đình chỉ học tập 14 ngày kèm theo hạ bậc hạnh kiểm vì giáo dục ta có tính nhân văn đào tạo những em này trở thành mầm mống hại nước hại dân. Đó là lối giáo dục hiện nay đó!

    Trả lờiXóa
  23. Học sinh bây giờ càng ngày càng mất nết. Ngày trước đi học, mình thuộc dạng lỳ lợm cứng đầu và cực kỳ ngang tàng. Nhưng chỉ cần cô giáo trừng mắt hoặc nhắc nhở 1 cái thôi là cả buổi ngoan ngay. Đó không phải là sợ, đó là tôn trọng, là lễ nghi mà ai cũng đều được dạy ngay từ khi mới bước chân vào lớp 1. Giờ thì cô giáo sợ học sinh ấy

    Trả lờiXóa
  24. Những hành động của cố giáo đã làm với học sinh khi vi phạm vì phạt quá mức. Còn những hành động với cô giáo không chỉ đã hủy hoại nhân cách của cô giáo mà còn là nhân cách nghề nghiệp của ngành giáo dục. Cả hai đều sai nhưng cái gì cũng có cách xử lý riêng của nó , thế nhưng những hành động của Giáo viên khiến dư luận không khỏi băn khoăn rằng sao phải đến mức vậy và bậy giờ cô ấy làm sao có thể lên lớp một cách tự tin nữa hay là sự e ngại với các em học sinh. Thật sự cần có một cách giải quyết thỏa đáng nhất để lấy lại những danh dự của nghề cao quý nhất , của ngành giáo dục . Mong sao cho không còn tình trạng như vậy xảy ra nữa.

    Trả lờiXóa
  25. Thực sự là một sự nhục nhã và thất vọng cho một nghề vốn được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề được cả xã hội tôn vinh. Đúng là trong thời đại này, có những thứ không thể xảy ra trước đây thì nay lại quá bình thường, những giá trị cốt lõi, giá trị đạo đức thực sự đã băng hoại, xuống cấp.

    Trả lờiXóa
  26. Nặc danh23:16 11/3/18

    Có người cho rằng phạt bắt quỳ là quá đáng. Tôi thấy chẳng có gì là quá đáng đối với những đứa ngỗ nghich con của các Ông Bà Kẹ cả.Bắt quỳ gối là nhẹ lắm rồi, nó chẳng làm "trầy vi tróc vảy" chút nào. Nếu đánh đòn dù nhẹ cũng làm đau, lỡ có vết ửng đỏ thì Ông Bà Kẹ còn "thịnh nộ" cỡ nào nữa, chắc là lại vào trường bắt cô giáo đánh cho vừa dạ côn đồ du đảng của họ. Thầy cô "đánh đòn" là để dạy dỗ học trò hư, không hề có ý căm tức như từ lâu nay một vài nhà báo lếu láo cho là "đánh đập". Âu cũng là hậu quả một thời gian dài có một số nhà báo như thế tạo ra thành kiến xấu trong dư luận xã hội đối với không những ngành giáo mà cả ngành y nữa. Hai ngành cao quý đầy tình thương và nhẫn nhục, ít khi có phản kháng với những lời bêu rếu.

    Trả lờiXóa
  27. Người ta bảo thương cho roi cho vọt, ngày xưa khi mẹ mình còn dạy cấp 1 vẫn thường đánh mắng học sinh khi chúng không chịu học bài. CÓ một sự thật là học trò thì rất sợ cô giáo nhưng phụ huynh thì lại rất thích cô. Hồi đó trò của mẹ đông lắm, ai cũng gửi con cả. Không biết phụ huynh thời nay nghĩ gì...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog