Chia sẻ

Tre Làng

Công an kết luận nhà báo Lê Duy Phong 'cưỡng đoạt tài sản'

TTO - Cơ quan điều tra kết luận nhà báo Lê Duy Phong, nguyên trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đã cưỡng đoạt của giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh 200 triệu đồng và của một cá nhân khác 50 triệu đồng.

Nhà báo Lê Duy Phong khi bị bắt quả tang nhận 50 triệu đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa ra kết luận điều tra vụ án cưỡng đoạt tài sản đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố ông Lê Duy Phong về cùng tội danh.

Nhận 200 triệu để không viết bài

Theo kết luận điều tra, tháng 6-2017, ông Phong khi đó đang là trưởng Ban Bạn đọc của báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo phóng viên Lê Hữu C. đến Yên Bái để xác minh nguồn gốc và tài sản trên đất của gia đình giám đốc Công an và giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Yên Bái.

Ông Phong đã nhắn tin vào số máy ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Yên Bái, đề nghị gặp để xác minh một số vấn đề liên quan đến "dinh thự" của gia đình ông.

Tại cuộc gặp, ông Phong có nhắc đến câu chuyện biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, khi đó là giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh bị đăng trên một số báo vì "ông Quý ngang không chịu gặp báo chí và xử lý không khéo".

Cũng theo kết luận điều tra, do có một báo đã đăng bài với tiêu đề "Dinh thự nguy nga của gia đình giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái" nên ông Sáng có tâm lý hoang mang, lo sợ ảnh hưởng đến uy tín và danh dự cá nhân.

Thấy ông Sáng lo sợ, Phong đề nghị vị giám đốc này đưa cho mình 200 triệu đồng thì sẽ "giải quyết ổn thỏa và không viết bài về nhà ông Sáng nữa".

Ông Sáng đồng ý và đưa trước cho Phong 100 triệu đồng tại phòng làm việc.

Chiều ngày 16-6-2017, Phong tiếp tục gọi và gợi ý ông Sáng đưa nốt số tiền mà hai bên đã thỏa thuận. Ông Sáng đã đi vay tiền và đưa cho Phong thêm 100 triệu.

Cùng ngày, Phong chỉ đạo phóng viên dừng việc tìm hiểu việc liên quan đến "dinh thự" của ông Sáng.

Ông Vũ Xuân Sáng trao đổi với báo Tuổi Trẻ về việc đưa cho nhà báo 200 triệu đồng thời điểm tháng 6-2017 -Ảnh: THÂN HOÀNG

Cơ quan điều tra cũng cho rằng sau khi đưa tiền cho Phong, ông Sáng "bình tĩnh trở lại" nhận thức với cương vị là ủy viên Ủy ban thường vụ Tỉnh ủy, giám đốc Sở KH&ĐT nên "không thể im lặng". Ông Sáng đã báo cáo với chủ tịch tỉnh và đến Công an TP Yên Bái tố giác việc bị nhà báo Duy Phong cưỡng đoạt 200 triệu đồng.

Bắt quả tang ông Duy Phong nhận 50 triệu đồng

Theo kết luận điều tra, trong khi đang tiến hành xác minh đơn tố giác của ông Sáng thì ngày 22-6-2017, Công an TP Yên Bái đã phát hiện và bắt quả tang nhà báo Duy Phong đang có hành vi cưỡng đoạt tài sản của ông Hoàng Trung Thực, người có góp vốn kinh doanh một công ty hoạt động về vận tải.

Cụ thể, Phong lên Yên Bái gặp một người bạn là Đỗ Viết C. đang làm tại đài truyền hình tỉnh. C. đã mời Phong ăn trưa và giới thiệu gặp ông Thực. Tại cuộc gặp này Phong giới thiệu mình là tác giả bài viết liên quan đến nhà đất của gia đình giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.

Ông Phong cũng cho biết đang tìm hiểu viết bài về hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong đó có việc của công ty mà ông Thực góp vốn. Ông Thực xin không viết bài và Phong gợi ý "không thể giải quyết tình cảm".

Ông Thực đã rút 50 triệu mang theo và đưa cho Phong. Phong đồng ý nhận số tiền này và tiếp tục ăn uống. Cơ quan Công an đã ập vào bắt quả tang.

Nhà báo Duy Phong khai bị ép cung mới nhận tội?

Theo kết luận điều tra, ngay sau khi bị bắt quả tang, nhà báo Lê Duy Phong đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, quá trình điều tra sau này ông Phong thay đổi lời khai, không thừa nhận đã chiếm đoạt 200 triệu của ông Sáng và 50 triệu của ông Thực.

Khu dinh thự của gia đình ông Sáng - Ảnh: THÂN HOÀNG

Bị can Phong cho biết lý do thay đổi lời khai là do trước đó bị Công an TP Yên Bái ép cung, mớm cung. Tuy nhiên, Công an tỉnh Yên Bái cho rằng lời khai này của Phong là không có căn cứ.

Các tài liệu điều tra và quá trình làm việc với nhiều điều tra viên, kiểm sát viên khác nhau, bị can Phong đều khai nhận đã đe dọa và chiếm đoạt tiền của ông Sáng và ông Thực. Vì vậy đủ căn cứ xác định hành vi của ông Phong cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Không đủ căn cứ kết luận 26 nhà báo nhận tiền

Quá trình điều tra ông Phong khai đã dùng 200 triệu của ông Sáng chia cho 26 phóng viên, nhà báo. Trong số này ông Phong khai có đưa cho một nhà báo 30 triệu đồng và 25 người khác mỗi người 3 triệu đồng. Còn lại 70 triệu đồng ông Phong gửi vào tài khoản của mình.

Tuy nhiên, làm việc với cơ quan công an tất cả 26 nhà báo đều khai không nhận tiền của Phong. Khi đối chất bị can Phong cũng thay đổi lời khai, không chia tiền cho phóng viên, nhà báo nào.

Cơ quan điều tra kết luận không đủ căn cứ xác định Phong đã chia tiền cho ai và không có căn cứ xử lý.

Cũng theo Công an tỉnh Yên Bái, khi bị bắt trong tài khoản của Phong có hơn 1,6 tỉ đồng. Phong khai trong đây có 70 triệu chiếm đoạt của ông Sáng, hơn 1,5 tỉ còn lại do buôn bán bất động sản mà có. Tuy nhiên ông Phong không khai báo được cụ thể buôn bán đất ở đâu, vào thời gian nào và với cá nhân, đơn vị nào. Do vậy CQĐT không có cơ sở để xác minh.

THÂN HOÀNG

12 nhận xét:

  1. nguyen viet dung la ai tên phản động này đáng bị lăng mạ. vì đã phản bội lại tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  2. Cơ quan điều tra kết luận nhà báo Lê Duy Phong, nguyên trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đã cưỡng đoạt của giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh 200 triệu đồng và của một cá nhân khác 50 triệu đồng.
    Nhà báo thời nay, không chịu đi tác nghiệp, ra thực tế để tìm hiểu viết bài, chỉ muôn ngồi một chỗ để kiếm các đồng tiền bất minh. Cho nên cái giá phải trả là như vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đối với với những nhà báo mà vô đạo đức, vô kỷ luật kiểu này thì phải xử lý thật nghiêm, làm mất hết hình ảnh đẹp của nhà báo trong mắt mọi người. Cứ tưởng là nhà báo thì có quyền, đem mấy cái thông tin ra để đe dọa tống tiền của người khác, đúng là côn đồ, cướp của mà. Mhà báo phải đưa tin đúng, kịp thời, chính xác, cải thiện nhận thức của nhân dân góp phần bảo vệ tình hình chính trị và an ninh trật tự, nhưng không, một số người như ông này cứ phải vì tiền đã

      Xóa
  3. Theo kết luận điều tra, ngay sau khi bị bắt quả tang, nhà báo Lê Duy Phong đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, quá trình điều tra sau này ông Phong thay đổi lời khai, không thừa nhận đã chiếm đoạt 200 triệu của ông Sáng và 50 triệu của ông Thực.
    lại thêm vụ nhà báo ăn tiền!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại xuất hiện một con người làm cho hình ảnh của nhà báo trở nên xấu hổ rồi, đáng nhẽ đến tuổi như ông cần phải liêm chính, kỷ luật cao trong công việc, đằng này lại làm vậy. Nhà báo Duy Phong dùng cây bút của nhà báo để uy hiếp người khác và tống tiền thì chẳng khác nào tham nhũng rồi, vụ này cần phải xử lý cho minh bạch và sáng tỏ, vì đây là vụ việc mà người dân rất quan tâm.

      Xóa
  4. theo Công an tỉnh Yên Bái, khi bị bắt trong tài khoản của Phong có hơn 1,6 tỉ đồng. Phong khai trong đây có 70 triệu chiếm đoạt của ông Sáng, hơn 1,5 tỉ còn lại do buôn bán bất động sản mà có. Tuy nhiên ông Phong không khai báo được cụ thể buôn bán đất ở đâu, vào thời gian nào và với cá nhân, đơn vị nào. Do vậy CQĐT không có cơ sở để xác minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Duy Phong là Trưởng ban bạn đọc của báo điện tử Giáo dục Việt Nam là lại đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thế chịu rồi, nhân phẩm như thế thì giáo dục cái gì. Việc lợi dụng chiếm đoạt tài sản là vi phạm pháp luật , cần phải xử lý thích đáng theo quy định của pháp luật. Hãy cho " bóc lịch" để biết thế nào là Luật pháp, bởi làm nhà báo mà không có tư chất, đạo đức và còn không hiểu Luật nữa.

      Xóa
  5. Quá trình điều tra ông Phong khai đã dùng 200 triệu của ông Sáng chia cho 26 phóng viên, nhà báo. Trong số này ông Phong khai có đưa cho một nhà báo 30 triệu đồng và 25 người khác mỗi người 3 triệu đồng. Còn lại 70 triệu đồng ông Phong gửi vào tài khoản của mình.

    Tuy nhiên, làm việc với cơ quan công an tất cả 26 nhà báo đều khai không nhận tiền của Phong. Khi đối chất bị can Phong cũng thay đổi lời khai, không chia tiền cho phóng viên, nhà báo nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Duy Phong đúng là con sâu làm dầu nồi canh mà, mất đi danh dự của nhà báo quá, may mà kịp thời và phát hiện xử lý đấy. Đến những lúc này mới hiểu được vaio trò của các lực lượng công an, của các cơ quan chức năng, không có những lực lượng này, làm sao dân có thể lấy lại được số tiền mà mình bị cưỡng đoạt được. Tôi nghĩ rằng cần phải xử lý nghiêm minh kẻ vi phạm này , đây là nhà báo không có đạo đức rồi

      Xóa
    2. Lợi dụng danh nghĩa quyền của nhà báo để tống tiền cưỡng đoạt tài sản của người khác. Tội danh đã quá rõ ràng rồi. Nên xử lý nghiêm minh trước pháp luật để răn đe, làm gương cho người khác. Nhà báo gì mà không có đạo đức, uy hiếm cưỡng đoạt tài sản rồi lại đi viết bài lung tung làm mất uy tín của những người làm báo. Những sự việc như này cần được điều tra và sử lý rõ mọi chuyện, sử lý tên nhà báo này.

      Xóa
  6. Bị can Phong cho biết lý do thay đổi lời khai là do trước đó bị Công an TP Yên Bái ép cung, mớm cung. Tuy nhiên, Công an tỉnh Yên Bái cho rằng lời khai này của Phong là không có căn cứ.

    Các tài liệu điều tra và quá trình làm việc với nhiều điều tra viên, kiểm sát viên khác nhau, bị can Phong đều khai nhận đã đe dọa và chiếm đoạt tiền của ông Sáng và ông Thực. Vì vậy đủ căn cứ xác định hành vi của ông Phong cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà báo nói láo, ăn tham những đồng tiền của người khác, không thấy tài đâu mà chỉ thấy tật. Với những kẻ này cần loại bỏ ngay lập tức để ngành báo chí được khách quan và chính xác cụ thể. Nếu như hai người đó không đưa tiền thì lão này định làm gì với việc viết bài láo xạo nữa. Liệu bằng cấp lão có xứng với công việc đã làm hiện tại. Cần phải trừng trị nghiêm khắc để làm gương cho những nhà báo biến chất khác

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog