Chia sẻ

Tre Làng

Phạm Chí Dũng đang kích động, chia rẽ Quân đội và Công an

Ong Bắp Cày

Tin tức về việc Bộ Công an tinh gọn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực, đang nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bước đi tiên phong và là bước đột phá táo bạo của ngành Công an, bởi tinh gọn bộ máy sẽ kéo theo nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao.

Hiển nhiên là, nếu cứ lo về chuyện dư thừa cán bộ thì sẽ không thể tinh gọn được bộ máy tổ chức.

Trong khi dư luận hoan nghênh thì TS Phạm Chí Dũng lại một lần nữa lợi dụng sự kiện này để kích động tạo ra mâu thuẫn giữa Quân đội và Công an, là 2 lực lượng quan trọng nhất của chế độ. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 lực lượng này mất đoàn kết? Chắc chắn mọi người đều đã có câu trả lời.

Trong bài viết "Bị xóa cấp tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?" đăng trên tờ CaliToday, Dũng viết "Trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng".

Dẫn ra những ví dụ về Vũ Nhôm và Nguyễn Thanh Hóa, Phạm Chí Dũng hàm hồ kết luận rằng, Bộ Công an đang chịu quá nhiều tai tiếng và vì thế nó lọt vào tầm ngắm của Tổng bí thư và nếu sắp xếp lại, hủy bỏ cấp trung gian thì sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng (các cấp trung gian), kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức công an sẽ không còn nữa" và rằng, nó "cho thấy đòn “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng đã giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là “bất khả xâm phạm” này".

Loanh quanh một hồi, Phạm Chí Dũng kết luận rằng, "Dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo)....trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.".

Trước hết cần nói rằng, việc tinh gọn bộ máy ngành Công an, nói theo cách của Phạm Chí Dũng là cải tổ bộ máy, xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn chứ hoàn toàn không phải vì tình cảm cá nhân hay vì những con sâu trong ngành.

Khi tình hình thay đổi, nhiệm vụ chính trị thay đổi, thì tất nhiên Bộ máy tổ chức và nhân sự cũng cần có sự điều chỉnh để đáp ứng. Không thể cứ giữ nguyên một bộ máy cho dù nó chạy êm ru ở giai đoạn trước. Đó chính là tính lịch sử của vấn đề. 

Rõ ràng lãnh đạo Bộ Công an đã nhận ra vấn đề, một bộ máy cồng kềnh, có nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đơn vị cùng thực hiện một chức năng dẫn tới trùng dẫm trong thực thi nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả tác chiến, không phát huy hết khả năng của từng cán bộ chiến sĩ và cũng là gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Từ góc nhìn khác, tổ chức bộ máy cồng kềnh sẽ dẫn đến rườm rà về thủ tục hành chính và rất có thể là cơ hội cho các nhóm lợi ích phát sinh.

Phạm Chí dũng viết ám chỉ rằng, việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy là do áp lực từ bên trên, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Đề án tinh gọn bộ máy ngành Công an là do chính ngành Công an xây dựng, đề xuất chứ không phải do tác động từ bên ngoài hay bên trên. Đây là kết quả đạt được dựa trên cơ sở đề án số 106 do Đảng ủy Công an Trung ương tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện từ sau Đại hội XII và tới nay được Bộ Chính trị phê duyệt. Khi đề xuất, ngành Công an đã trình 2 phương án và phương án xóa bỏ các Tổng cục, hạ cấp 2 Bộ Tư lệnh được chọn lựa. Theo đó bộ máy ngành Công an sẽ không còn tầng nấc trung gian, các đơn vị cấp cục và tương đương chỉ còn lại một nửa là 60 đầu mối. 

Phát biểu về vấn đề này trước báo giới, GS Lê Văn Cương nói rằng, Việc Bộ Công an dự định tinh giản các tầng, nấc trung gian đã được tính toán thực hiện từ vài năm trước. Để bỏ hẳn cấp tổng cục và giải thể, sáp nhập nhiều cục, vụ là một đột phá lớn bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh. Tôi có 40 năm làm trong ngành công an, qua 6 đời bộ trưởng thì đây là cuộc cách mạng của tổ chức, cho thấy quyết tâm chính trị cao trong Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an".

Phát biểu của GS Cương một lần nữa cho thấy, việc tinh gọn bộ máy ngành Công an trước và chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của ngành.

Không thể nói rằng, việc bắt Vũ Nhôm và tướng Nguyễn Thanh Hóa hay vì một vài hiện tượng tiêu cực trong ngành mà nói rằng uy tín của ngành Công an giảm sút được. Trái lại, việc chống tiêu cực được triển khai sâu rộng trong ngành, việc quyết liệt xử lý nghiêm ngay cả với những sĩ quan cấp tướng đã từng có cống hiến lớn lao cho xã hội, nay bị tha hóa, biến chất, đã cho thấy Công an vẫn luôn là thanh bảo kiếm của chế độ. Chính sự kiên quyết thanh lọc ra khỏi bộ máy những con sâu, và minh bạch trước công luận mà uy tín của ngành Công an được nâng lên.

Nhìn ra các quốc gia khác như Pháp, hay Hàn Quốc...ta thấy Tổng thống cũng còn có thể bị đem ra truy tố trước pháp luật. Nhưng không vì thế mà nói rằng uy tín của Pháp hay Hàn Quốc xấu đi trong mắt dư luận.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Phạm Chí Dũng cố tình so sánh việc Bộ Chính trị đồng ý cho Bộ Công an tiến hành Đề án 106 (nhưng được diễn đạt là Bộ chính trị yêu cầu, hoặc không đồng ý để ám chỉ rằng, Bộ Công an bị bắt phải làm việc đó) với việc Quân đội vẫn giữ nguyên để cho rằng Bộ Công an bị thất sủng. Cách viết này một mặt hạ uy tín của ngành Công an, và mặt khác tạo ra sự đối chọi giữa 2 lực lượng này.

Đọc thêm về Phạm Chí Dũng: 






Quân đội có quân số đông và nhiệm vụ của họ cũng khác với Công an, do đó Quân đội cần có một bộ máy tổ chức với cơ cấu khác hẳn Bộ Công an. Điều này là dễ hiểu nếu so sánh cơ cấu tổ chức bộ máy của quân đội các nước với tổ chức bộ máy cảnh sát của họ. Không nhất thiết Quân đội có tổ chức nào thì Công an phải có tổ chức tương tự. Vấn đề là tối ưu hóa bộ máy đó để nó phát huy hiệu quả, hiệu lực mà thôi.

Lời khuyên cho TS Phạm Chí Dũng: hãy tìm việc tử tế mà làm, đừng giở trò "đâm bị thóc, chọc bị gạo" bẩn thỉu ra nữa.

12 nhận xét:

  1. Rõ ràng lãnh đạo Bộ Công an đã nhận ra vấn đề, một bộ máy cồng kềnh, có nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đơn vị cùng thực hiện một chức năng dẫn tới chồng chéo trong thực thi nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả tác chiến, không phát huy hết khả năng của từng cán bộ chiến sĩ và cũng là gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Chính Bộ Công an đã đề xuất đề án tinh gọn công an này chứ không phải là do áp lực từ phía trên như Phạm Chí Dũng đã xảo ngôn

    Trả lờiXóa
  2. Việc đi đầu tiên phong trong việc tinh giảm bộ máy của ngành công an trước đây là việc làm rất phù hợp với tình hình hiện nay khi mà Nhà nước ta đang bước vào thời kỳ tinh giảm biên chế. Việc làm trên của Bộ công an cũng là do muốn cho một ngành ,cơ quan bảo vệ Nhà nước và Đảng có thể có một bộ máy tốt nhất và làm việc hiệu quả nhất chứ không phải như Phạm Chí Dũng đã đăng những bài viết hoàn toàn sai lệch với sự thật trên. Dùng những thông tin và từ ngữ hoàn toàn sai lệch với sự thật để nói xấu cho Bộ công an và Nhà nước , toàn là những thông tin bịa đặt và không có căn cứ nào cả.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh16:49 4/4/18

    Còm này là nguyên văn stt của Trần VŨ Hải, nịnh ông Tô Lâm:
    Tô Lâm - nhà cải cách "âm thầm và hiện đại"?
    FB Vu Hai Tran


    Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công An, mới nhậm chức Bộ trưởng chưa đầy hai năm, nhưng đã có những quan điểm và việc làm "cấp tiến" mà ít quan chức nào của Việt nam cỡ Uỷ viên Bộ Chính trị thể hiện:

    1/ Ông đồng ý huỷ bỏ điều 292 Bộ Luật Hình Sự 2015 trong khi Bộ Trưởng Bộ Tư pháp vẫn đòi giữ và nhiều quan chức Bộ Công An lobby giữ điều 292 này. Điều 292 BLHS 2015 dự liệu hình sự hoá những việc kinh doanh, dịch vụ (được coi là không có phép)liên quan đến Internet, nhưng theo nhiều chuyên gia, điều luật đó sẽ giết chết tinh thần và những dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Môt quan chức Bộ Công An rất tích cực đòi giữ lại điều này, trớ trêu là vị tướng cục trưởng cục phòng chống tội phạm công nghệ cao, và mới đây "vào lò" vì một tội phạm loại này! Chính ý kiến của ông giữ vai trò quyết định để Chính Phủ và Quốc hội bỏ điều 292 này.

    2/ Ông là người đã quyết định lộ trình chi tiết cho chính sách bỏ "sổ hộ khẩu" cho đến năm 2020. Ý tưởng bỏ "sổ hộ khẩu", tàn tích cuối cùng của chế độ bao cấp XHCN đã được bàn hàng chục năm, nhưng chỉ khi ông lên Bộ Trưởng Công an, ý tưởng đó mới thành chính sách của nhà cầm quyền, được bấm nút thực hiện theo một lô trình. Nếu chính sách này thực hiện triệt để, trăm triệu dân Việt sẽ đỡ mất bao thủ tục, phiền hà, cho dù ngành công an mất đi "một công cụ kiểm soát", một "đặc quyền" gây khó cho dân chúng!

    3/ Ông đã thể hiện quan điểm, hạn chế Internet là cản trở tiến bộ ở Việt nam. Cho dù cấp dưới và nhiều quan chức tuyên giáo đòi yêu cầu đặt máy chủ của các hãng nước ngoài tại Việt nam, nhưng cuối cùng ông là người quyết định bỏ yêu cầu này.

    4/ Đặc biệt, ông là người chấp bút và bảo vệ đề án cải cách chính ngành Công an. Cấp tổng cục sẽ bị bãi bỏ, không có ngoại lê, đến trăm cơ quan cấp cục của Bộ quyền lực này sẽ bị xoá bỏ hoặc sáp nhập. Bộ máy công an sẽ bớt tầng lớp, và "chuyên nghiệp, gọn nhẹ" hơn. Tất nhiên, ông đã đụng đến "chức vụ, cấp bậc" của hàng trăm tướng và hàng vạn cấp tá. Rất có thể cuộc "cách mạng" trong ngành công an (được bắt đầu bằng việc cải tổ các cơ cấu ngành công an) sẽ tiếp diễn theo hướng phân biệt rạch ròi cán bộ, nhân viên "bàn giấy, sự nghiệp" ngành công an (chính sách như công chức, viên chức ngành dân sự) với các tướng lĩnh, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ ngành công an trực tiếp tham gia những công việc mang tính "rủi ro" thường ngày của cảnh sát và an ninh. Nếu theo hướng đó, sẽ bớt đến chục vạn sỹ quan trong ngành công an, cũng là tiết kiệm ngân sách khổng lồ phải trả lương và phụ cấp các loại của "sỹ quan bàn giấy".

    Liệu ông Tô Lâm tiếp tục có tư tưởng và việc làm "cải cách thực sự"? Rất khó trả lời, vì chỉ những việc làm trên, ông đã và sẽ vấp phải vô số "vật cản".

    Trả lờiXóa
  4. Quân đội có quân số đông và nhiệm vụ của họ cũng khác với Công an, do đó Quân đội cần có một bộ máy tổ chức với cơ cấu khác hẳn Bộ Công an. Điều này là dễ hiểu nếu so sánh cơ cấu tổ chức bộ máy của quân đội các nước với tổ chức bộ máy cảnh sát của họ. Không nhất thiết Quân đội có tổ chức nào thì Công an phải có tổ chức tương tự. Vấn đề là tối ưu hóa bộ máy đó để nó phát huy hiệu quả, hiệu lực mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Không thể nói rằng, việc bắt Vũ Nhôm và tướng Nguyễn Thanh Hóa hay vì một vài hiện tượng tiêu cực trong ngành mà nói rằng uy tín của ngành Công an giảm sút được. Trái lại, việc chống tiêu cực được triển khai sâu rộng trong ngành, việc quyết liệt xử lý nghiêm ngay cả với những sĩ quan cấp tướng đã từng có cống hiến lớn lao cho xã hội, nay bị tha hóa, biến chất, đã cho thấy Công an vẫn luôn là thanh bảo kiếm của chế độ. Chính sự kiên quyết thanh lọc ra khỏi bộ máy những con sâu, và minh bạch trước công luận mà uy tín của ngành Công an được nâng lên.

    Trả lờiXóa
  6. Nói như vậy thì đúng là ông tiến sĩ này thật ăn nói hàm hồ và nói vớ vẩn. Rõ ràng nhu cầu tinh giảm biên chế của lực lượng công an là thấy rõ ở thời điểm hiện tại còn bên quân đội thì cần bảo vệ vững chắc lãnh thổ nên cần số lượng người nhiều chứ không thể như bên công an được, còn việc lôi Vũ Nhôm hay Nguyễn Thanh Hóa ra để nói việc tinh gọn bộ máy do này do nọ thì thật chẳng có đầu óc của tiến sĩ gì cả

    Trả lờiXóa
  7. Việc tinh giản bộ máy tổ chức của BCA xuất phát tù yêu cầu nội tại của bộ chứ không phải là từ một chỉ thị hay sức ép nào bên ngoài. Hơn nữa CA và QĐ có những nhiệm vụ và vai trò riêng của mình nên không thể đồng nhất bộ máy tổ chức của 2 bên được. Đề án tinh giảm thu gọn bộ máy của BCA đang nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ dư luận vậy mà ông Dũng lại có những lời lẽ bịa đặt, phân tích vớ vẫn nhằm chia rẽ sự đoàn kết của 2 lực lượng. Ông Dũng tốt nhất nên ngậm mồm lại trước khi nhận phải gạch đá từ dư luận.

    Trả lờiXóa
  8. Tin tức về việc Bộ Công an tinh gọn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực, đang nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bước đi tiên phong và là bước đột phá táo bạo của ngành Công an, bởi tinh gọn bộ máy sẽ kéo theo nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao.

    Trả lờiXóa
  9. Đúng như tiêu đề, ông TS Phạm Chí Dũng này nói xảo trá, điêu toa và vô căn cứ mục đích chia rẽ hai bên lực lượng là công an và quân đội vốn gắn chặt với nhau về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đằng đằng là một TS mà lại ăn nói như vậy hỏi xem bao nhiêu người nghe sẽ nghĩ như thế nào về câu ông nói và hậu quả sẽ rất to tát khi thực sự chuyện không phải vậy. Đúng là rảnh rỗi nên đâm bì thóc chọc bì gạo

    Trả lờiXóa
  10. Công An và Quân đội là 2 cánh tay chính của Đảng nhà nước, cũng giống như trong một gia đình vậy, anh em mà mất đoàn kết đấu đá lẫn nhau thì làm sao gia đình đấy hạnh phúc được Phạm Chí Dũng đang muốn gây mất đoàn kết, chúng ta phải ngăn cản điều này.

    Trả lờiXóa
  11. Việc tinh giảm bộ máy Bộ Công an là do chính Công an đề xuất theo đề án 106 sau khi nghiên cứu kỹ càng nhằm nâng cao năng lực tác chiến của ngành chứ không phải như Phạm Chí Dũng nói. Với những kẻ chọc gậy bánh xe, xuyên tạc và có những tư tưởng thối nát như Phạm Chí Dũng thì cách tốt nhất là chẳng quan tâm đến lời nói của hắn làm gì. Việc mình mình làm, người dân và hiệu quả sẽ nói lên tất cả.

    Trả lờiXóa
  12. quân đội và công an thực sự là 2 công cụ bạo lực của Đảng để bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân. vì vậy một số thành phần rận chủ rất thích chia rẽ 2 lực lượng này để thừa nước đục thả câu và Phạm Chí Dũng lại là người khơi mào. xin nói với Tiến sĩ Dũng là tuy 2 lực lượng quân đội và công an đều là công cụ bạo lực của Đảng nhưng chức năng của 2 lực lượng là khác nhau nên cơ chế tổ chức làm sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. cơ cấu làm sao cho thực hiện công việc một cách khoa học, hợp lý nhất. Dũng lấy lý do này để chia rẽ là sai lầm và thể hiện sự ngu dốt rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog