Chia sẻ

Tre Làng

Son Kieu Mai: TS Nguyễn Xuân Diện - Bịt tai trộm chuông & Lưu manh học thuật


Ông Nguyễn Xuân Diện, SN 1970, tại Phụ Khang, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (Vì thế tôi học theo các cụ xưa gọi là Nghè Phụ Khang. Đồng thời, tôi cũng ra vế đối là: MẶT PHỤ KHOA NGHÈ PHỤ KHANG, đang chờ đối lại). Ông Diện bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 2007. Hiện ông là Phó Trưởng phòng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được xã hội biết đến là một nhà đấu tranh dân chủ và chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống. Vừa mới đây, ông được bầu là Chánh Thanh tra nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông Nguyễn Xuân Diện hăm hở đấu tranh cho dân chủ và liêm chính học thuật ngoài xã hội nhưng bản thân ông thì thể hiện là một kẻ LƯU MANH HỌC THUẬT trong cuốn sách xuất bản mới đây có tên gọi “Đường thi quốc âm cổ bản” – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2017) mà ông đứng tên Sưu tập và biên dịch cùng ông Trần Ngọc Đông. 

BỊT TAI TRỘM CHUÔNG (Yểm nhĩ đạo linh - 掩耳盜鈴)

1/ Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.

Người đời sau biến câu chuyện này thành câu thành ngữ châm biếm về thói giả dối, với ngụ ý rằng người đang nói dối cứ nghĩ rằng bản thân thông minh, người khác không thể biết được. Thật ra khi đang dối người, thì cũng là đang tự lừa mình vậy.

Đoạn trên được trích lại từ link này: https://epochtimesvietnam.wordpress.com/…/yem-nhi-dao-linh…/

2/ Khi cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản” ra đời và nộp lưu chiểu quý 1/2017, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hùng hồn tuyên bố: - Nếu ai tìm ra được 5 lỗi trong cuốn sách thì tôi sẽ đình bản và tái bản lại sách ngay lập tức.

Một lễ ra mắt sách được tổ chức tại đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 8/2/2017. Nhà xuất bản mời 2 vị soạn giả vào để giới thiệu sách. (Mời quý vị xem link này: https://tuoitre.vn/duong-thi-quoc-am-co-ban-bat-ngo-tu-xuon…)

Anh Nguyễn Quang Duy và anh Lê Huy Hoàng là hai bạn trẻ có biết Hán Nôm, khi đọc cuốn sách này đã rất ngạc nhiên vì nhiều lỗi sai rất phổ thông. Ví dụ như trang 482, tiểu sử của Tiền Hủ thì ghi ông là con của SỬ bộ thượng thư Tiền Huy đời Đường. Trong Lục bộ thượng thư thì chẳng có bộ nào có tên gọi bộ SỬ. Thì ra đó là bộ LẠI.

Anh Nguyễn Quang Duy đã chuyển cho tôi xem cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản”. Sách dày 540 trang, khổ 16x24cm, in 1.500 cuốn, giá bìa 170.000 đồng. Tôi chỉ tính từ trang 25 đến trang 490 là phần nội dung. Với 465 trang này, anh Nguyễn Quang Duy chỉ ra hơn 500 lỗi. Đặc biệt là sao chép từ trang Thivien.

Khi anh Lê Huy Hoàng và anh Nguyễn Quang Duy đưa thông tin này lên facebook thì Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nổi khùng. 

Tôi trao đổi thông tin này với bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đề nghị đơn vị cấp phép “Đường thi quốc âm cổ bản” cho biết ý kiến. Bà Thủy đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ông Diện nói: Trang 21 cuốn sách có ghi khi dịch nghĩa chúng tôi có tham khảo Thivien. Tham khảo và sao chép – ĐẠO VĂN – là hai việc rất khác nhau. Soạn giả quả đúng là BỊT TAI TRỘM CHUÔNG.

LƯU MANH HỌC THUẬT

(Tôi mượn cụm từ này trong bài viết giới thiệu cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" trên blog của bác Chu Mộng Long

Tham khảo là như thế nào? Ông Nguyễn Quang Duy dẫn ra những trang sách coppy 95% đến 100% trang Thivien. Ông Lê Huy Hoàng nói: “Tham khảo là chép 90% nội dung thì em miễn bình. Với lại, trên đời này, lù lù là 1 thằng làm khoa học, thì không thằng nào làm sách theo kiểu tham khảo 1 trang web, trừ phi lấy nội dung trang web làm đối tượng nghiên cứu. Những luận văn nào mà ghi nguồn tham khảo là thivien.net chẳng hạn, thì sẽ liệt vào hàng luận văn lôi ra… lót nồi”. 

Còn tôi gọi đây là hành động LƯU MANH HỌC THUẬT.

Tút này, tôi học ông Brian Wu xin phép được dẫn lại câu ông vẫn thường viết cuối mỗi bài: “Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks”./.




__________________ 

Một số lỗi đã được soạn giả chỉnh sửa khi tái bản (quý III - 2017).

Ví dụ tương ứng như 3 ảnh trên (chụp từ bản in lần đầu quý I - 2017): 





1 nhận xét:

  1. Tác phẩm của ông Diện không phải tham khảo mà nói đúng hơn là sao chép,đạo văn từ tài liệu khác. Đó là hành vi không thể chấp nhận được của nền văn học. Sự kiêu ngạo, bảo thủ của ông càng làm cho xã hội nhìn ông với cặp mắt khinh bỉ mà thôi. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm có hình thức xử lí không để những người không đủ phẩm chất đạo đức thế này đảm nhận những chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog