Chia sẻ

Tre Làng

HÀNH ĐỘNG BẨN TƯỞI CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI CON MẮT CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI

Giới chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 đến Bãi Tư Chính là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, nhằm ngăn cản Việt Nam thúc đẩy lợi ích trên biển của nước này.

Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam và là thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Đây là vùng biển được hoạch định theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc, không có tranh chấp với nước nào, nhất là Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã gây căng thẳng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông.

Hoạt động của nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không chỉ vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), mà còn xâm phạm trắng trợn các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông.

Tàu Haijing 3901 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Việc Trung Quốc đe dọa, ngăn cản Việt Nam và các đối tác nước ngoài thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực này là hành động vô lý và ngang ngược.

Theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây trên Biển Đông, giới chuyên gia khẳng định hành động của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm, xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, cũng như đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Trên trang Maritimeissues, chuyên gia Swee Lean Collin Koh thuộc Học viện Chiến lược và Quốc phòng (Singapore) nhận định, các động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016, vốn bác bỏ "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông, đã không tạo đủ sức ép để buộc Bắc Kinh phải từ bỏ các toan tính ở Biển Đông.

Cụ thể, Tòa Trọng tài quốc tế kết luận rằng, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong "đường chín đoạn". Tuy nhiên, rõ ràng Trung Quốc hoàn toàn không tuân thủ phán quyết của PCA.

"Các tiền đồn xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa giúp Trung Quốc thực hiện các hành vi gây hấn ở Biển Đông. Và cuối cùng, Trung Quốc có thể bao biện rằng họ chỉ phản ứng trước các hành động của nước khác, thậm chí còn tố ngược lại chính các nước lên án hành vi của Trung Quốc là bên phá hoại tiến trình hòa bình ở biển Đông", ông Collin nói thêm.

Chuyên gia Collin cho rằng bằng việc gửi tàu đến khu vực gần bãi Tư Chính, Trung Quốc muốn phát đi thông điệp rằng nếu Trung Quốc không được phép khai thác tài nguyên ở đây thì các nước khác cũng phải chịu như vậy.

6 nhận xét:

  1. Hoạt động của nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không chỉ vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), mà còn xâm phạm trắng trợn các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông.Vi phạm vô lí và ngang ngược của TQ đã bị Mỹ lên án và hi vọng bạn bè quốc tế hãy cùng lên tiếng để TQ không thể lộng hành mãi được

    Trả lờiXóa
  2. Tòa Trọng tài quốc tế kết luận rằng, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong "đường chín đoạn". Tuy nhiên, rõ ràng Trung Quốc hoàn toàn không tuân thủ phán quyết của PCA.Hành động vô lí và kệch cơm của TQ trong thời gian qua tại bãi Tư Chính của Việt Nam cho thấy bản chất háu chó và hung hăng muốn bành trướng của nước này, dù đã bị Mỹ lên án và bộ ngoại giao VN cũng đã gửi công hàm yêu cầu TQ tuân thủ đúng luật biển quốc tế năm 1982 nhưng nước này vẫn im lặng và ngoan cố. Có lẽ bạn bè quốc tế đã hiểu rõ bộ mặt thâm độc của TQ và chúng ta hãy cùng lên án việc làm sai trái của chúng

    Trả lờiXóa
  3. Hành động của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm, xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, cũng như đi ngược lại luật pháp quốc tế. Chúng ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế và coi thường sự phản ứng dư luận quốc tế.Về phía Việt Nam, chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo đến cùng dù có phải hi sinh nhiều thứ, đừng nghĩ uy thế của 1 cường quốc mà đe dọa hay hăm dọa gì, hãy sống sao cho đáng được nể phục và tôn trọng, anh bạn láng giềng THÂN THIẾT nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Giới chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 đến Bãi Tư Chính là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, nhằm ngăn cản Việt Nam thúc đẩy lợi ích trên biển của nước này.Hành động của TQ cho thấy sự lỗ mãng và vô lí của 1 quốc gia mang danh "cường quốc" khu vực,cách hành xử muốn dùng bạo lực để bành trướng, khoe khoang, phải chăng lại đi vào vết xe đổ của bọn tàu hồi xưa. Hãy thôi các hoạt động vô lí và vô liêm sỉ lại trước khi quá muộn, người dân VN, dân tộc Vn quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng bất cứ giá nào

    Trả lờiXóa
  5. Việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 đến Bãi Tư Chính là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, nhằm ngăn cản Việt Nam thúc đẩy lợi ích trên biển của nước này.Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hai bên.

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc đưa tàu HD8 đến Bãi Tư chính là hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Luật pháp quốc tế; hành vi này đã bị Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới kịch liệt lên án; Trung Quốc phải dừng ngay hoạt động của tàu HD8 và rút ngay về Trung Quốc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog