Chia sẻ

Tre Làng

YÊU CẦU TRUNG QUỐC CHẤM DỨT CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRÊN VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm trên vùng biển của Việt Nam

Ngày 19/7/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Như đã khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.

TTXVN/Báo Tin tức

11 nhận xét:

  1. Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực

    Trả lờiXóa
  3. Vụ việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông là đáng lên án khi vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc cần chấm dứt hành động này và những hành động tương tự khác trong tương lai để tránh ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa hai nước, Việt Nam sẵn sàng có những hành động đáp trả kiên quyết nếu phía Trung Quốc vẫn còn những hành động nghang ngược này.

    Trả lờiXóa
  5. Đây là vụ việc không chỉ gây bức xúc,phẫn nộ đối với dư luận Việt Nam mà còn bị cả thế giới phản đối và lên án,việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm trên vùng biển của Việt Nam.Các bên nên tuân thủ luật biển năm 1982 mà hai bên đã kí kết, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam có chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển thuộc chủ quyền VIệt Nam trên Biển Đông nên yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam , chấp hành luật biển quốc tế năm 1982 , tránh ảnh hưởng tới quan hệ Việt -Trung và quan hệ giữa các nước trên khu vực Biển Đông .

    Trả lờiXóa
  8. Đây là hành vi vi phạm và coi thường luật pháp quốc tế, gây tổn hại đến việc xây dựng lòng tin trong khu vực, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước của Trung Quốc . Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không tái diễn hành vi vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam đồng thời chấp hành luật biển quốc tế năm 1982 mà các nước đã ký kết .

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng tôi kêu gọi sự vào cuộc của các nhà báo quốc tế , sự lên tiếng của các nước để thấy được hành vi vi phạm trắng trợn chủ quyền biển Việt Nam theo luật biển Quốc tế năm 1982 . Trung Quốc cần tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam , mọi hành vi vi phạm của Trung Quốc trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh , ổn định trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc , hay giữa Trung Quốc với tất cả các nước .

    Trả lờiXóa
  11. Tàu HD8 của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; Việt Nam kịch liệt lên án và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hoạt động của tàu HD8; đồng thời triển khai đưa tàu HD8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog