Chia sẻ

Tre Làng

Cựu nhà báo Nguyễn Như Phong trở cờ?


Sự việc diễn ra vào đúng dịp cả nước đang hướng tới 74 năm Cách mạng tháng Tám còn được gọi là Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Cùng với stt ĐỔI MỚI TƯ DUY của Osin Huy Đức thì những dòng dưới đây của cựu nhà báo, đại tá Nguyễn Như Phong, nguyên Phó biên tập báo CAND, nguyên Tổng biên tập báo điện tử Petrotimes thực sự khiến nhiều người lo cho đảng, chế độ khi có cả kẻ thù bên trong và cả những kẻ cơ hội bên ngoài.
Đương nhiên ông Phong được xác định là "kẻ thù" bên trong, thành phần trở cờ ngay khi còn là đảng viên, còn là kẻ ơn nặng nghĩa dày với chế độ. 

Xin miễn bàn tới những vấn đề được Phong nêu ra dù không phải Mõ trốn tránh hoặc không đủ chính trị thưởng thức để nói hay chỉ ra những vấn đề trong đó... Mà xin đi vào nói tới động cơ khiến cựu nhà báo này trở cờ và công khai thách đấu chế độ thông qua sự hoài nghi và tìm câu hỏi cho những vấn đề được nêu lên... 

Theo đó, nếu ai đã từng biết, từng đọc về Nguyễn Như Phong sẽ biết, ông ta đã từng có thời kỳ vàng son của đời người, khi công thành danh toại. Ông ta đã là đại tá Công an, Phó Tổng biên tập một tờ báo uy tín, có lượng phát hành lớn vào loại top ten của đất nước; ngoài tư cách nhà báo ông ta còn là một nhà biên kịch tài và thành danh với những tác phẩm phim điện ảnh ăn khách và ghi dấu ấn trên phim trường với Cảnh sát hình sự hay Cổ cồn trắng...

Và ông ta sẽ có tất cả một cách tròn trịa nếu không có cái ngã rẽ định mệnh năm 2010, khi đang trên đỉnh cao của công việc, của uy tín con người, ông này đã làm đơn xin nghỉ hưu trước 5 năm để về Hội dầu khí Việt Nam, phụ trách cơ quan báo chí của Hội này. 

Sẽ là không phải nếu như không thấy rằng, tờ báo điện tử của Hội dầu khí dưới tay và chỉ đạo của Nguyễn Như Phong đã dần định hình tên tuổi, trở thành một báo điện tử hút khách. Khi đó, nhiều người đã nghĩ rằng, việc chấp nhận từ bỏ chức Phó tổng ở một cơ quan báo chí uy tín để làm Tổng một tờ báo chưa tên tuổi của Nguyễn Như Phong là hoàn toàn đúng đắn... Rằng không một ai dám nói Nguyễn Như Phong nói sai hoặc chí ít là đi chưa đúng hướng... Song, cái bi kịch nghề nghiệp đã đến với nhà báo và tờ báo được ông khai sáng này khi năm 2016, Nguyễn Như Phong bị cách chức, nhận quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình bản báo điện tử Petrotimes từ Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ này ban hành 1 lúc hai quyết định: thu hồi thẻ nhà báo với ông Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập báo Petrotimes và đình bản báo này 3 tháng với lí do: "Báo đã để xảy ra sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm đình chỉ hoạt động. Sau khi hết thời hạn đình bản tạm thời, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản Báo điện tử Petrotimes theo các quy định của pháp luật về báo chí".

Ở cái tuổi đến lúc nghỉ hưu, kể ra điều đó sẽ không có gì đó quá lớn, cùng lắm là về hưu vui thú điền viên với con cháu, nhưng cú ngã đau khiến cho Nguyễn Như Phong mất mất đi định hướng và cả những tâm thế phù hợp nhất. Và như một con ngựa thực sự bất kham và đến độ xem như mất hết tất cả, Nguyễn Như Phong đã khao khát tìm lại hào quang đã mất trong cái thời điểm tuổi trẻ và tài năng đã đi qua; cái sự làm lại từ đầu với ông xem như là điều không thể... Trong cái tâm thế đó, như nhiều kẻ trở cờ trước đó, thay vì im lặng, lắng nghe và làm điều gì đó có ích cho đời thì Nguyễn Như Phong đã quay sang tấn công chế độ bằng những điều được ẩn chứa dưới những điều góp ý.... 

Đồng ý trong 1 xã hội phẳng thì những điều như thế, chưa hẳn đã là chống phá, đó cũng có thể là những gợi mở mà có thể nó có ích cho Đảng, cho chế độ nếu như ai đó đủ tâm, tầm và tài để giải mã, đói sánh và tìm ra được những lời giải thích ứng nhất. Song có lẽ với những điều được viết ra ở trên, cái "tinh thần xây dựng" trong đó hết sức ít hoặc có thì đó cũng chỉ là hơi hướng... và thay vào đó là sự đả phá chế độ hết sức rõ ràng, mạch lạc. 

Có lẽ rồi đây và nhiều năm sau đó nữa, những câu hỏi (3 câu hỏi) của Nguyễn Như Phong sẽ không có lời đáp, sẽ mãi được để ngỏ. Và trước khi những lời đó có được đáp án thì chính ông chứ không phải ai khác là kẻ trờ cờ, sẽ là điển hình cho những kẻ vong ơn, "ăn cháo đái bát" tầm thường. Tên tuổi những kẻ như ông (cùng với Huy Đức) sẽ bị người đời ghẻ lạnh ở nhân cách, đạo đức. Rằng tại sao khi làm việc, khi đương quyền các ông không nói, làm rùa rụt đầu, để khi không còn gì lại sẵn sàng công kích và nói ra đủ chuyện để hạ bệ chế độ????

1 nhận xét:

  1. Một người có tham vọng quá lớn; để rồi không đạt được thì quay lưng lại đả phá chế độ; như vậy có nên không.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog