Chia sẻ

Tre Làng

PHẠT TỚI 40 TRIỆU NẾU LÁI XE TỪ CHỐI THỔI VÀO MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN

Khoai@

ANTD.VN -Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi uống rượu bia khi lái xe sẽ bị phạt tới 40 triệu đồng. Không chỉ có vậy, Nghị định này còn siết chặt mức phạt đối với người không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, đi không đúng phần đường, làn đường....

Về hành vi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn, theo điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Với cùng hành vi này, người điều khiển xe máy, bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng (điểm g khoản 8 Điều 6); bị tước quyề sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16 - 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7) đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 - 24 tháng.

Đặc biệt, người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).

Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng tăng mạnh mức phạt khi đi sai làn. Theo đó, người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường của mình sẽ bị phạt nặng. Cụ thể:

Người điều khiển xe ô tô vi phạm lỗi trên sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (trước đây bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng).

Đặc biệt, đối với người tham gia giao thông đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Với lỗi này, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trước đây bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng). Nếu đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đi không đúng phần đường, làn đường phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (trước đây bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng). Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện đi sai làm đường cũng bị phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng (quy định trước đây chỉ bị phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng).

12 nhận xét:

  1. Theo tôi, luật mới quy định rõ ràng và tôi ủng hộ điều đó để giảm thiểu đến mức tối đa những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc vì người tham gia giao thông có sử dụng đồ uống có cồn. Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn là hợp lí, bởi lẽ nếu thượng tôn pháp luật thì không việc gì mà phải sợ cả.

    Trả lờiXóa
  2. khi luật được áp dụng đã tạo một làn sóng mới trong dư luận xã hội. chắc sẽ cần một thời gian dài để luật thực hiện hiệu quả, đi vào đời sống người dân một cách rõ nét. Nhưng với sự quy định cụ thể này, tôi tin tình trạng TNGT xảy ra do say rượu, bia sẽ giảm đáng kể, ổn định dược tình hình ANTT trên các địa bàn vào những dịp quan trọng như lễ, tết.

    Trả lờiXóa
  3. Tốt nhất nên quy định cả: Nếu người vi phạm không hợp tác, nộp tiền phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành; đồng thời bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn. Nếu không chấp hành còn không bao giờ lấy lại được giấy phép lái xe cũng như được cấp lại nữa vào

    Trả lờiXóa
  4. Ngoài các quy định và chế tài xử phạt, những hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, những trường hợp chống đối lực lượng thực thi công vụ khi kiểm soát nồng độ cồn phải phạt thật nặng.
    Răn đe như thế thì mới có thể chấm dứt được nguy cơ tai nạn giao thông do bia rượu được

    Trả lờiXóa
  5. Việc chống người thi hành công vụ thậm chí phải bị phạt nặng hơn cả những người vi phạm luật. Rõ ràng là sai thì mới chống trả, lại thêm cả tội cản trở người thi hành công vụ. Thêm điều này vào luật là đúng, mong người dân hiểu, nắm bắt và thực hiện tốt

    Trả lờiXóa
  6. Luật mới ra, điều chỉnh hành vi thường ngày của người dân thì việc có phản ứng lại là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng mong rằng người dân hiểu rằng việc ban hành luật này là đang bảo vệ cho chính tính mạng của họ, dần thay đổi thói quen để xã hội trở nên văn minh hơn.

    Trả lờiXóa
  7. Hoàn toàn đồng ý với các chế tài xử lý này. Cần phải xử lý mạnh tay mới ngăn chặn được việc sử dụng rượu bia chất kích thích khi lái xe. Không biết bao nhiêu tính mạng con người nằm dưới bánh xe của những hung thần do rượu bia gây nên. Vậy nên tốt nhất là mất tiền, mất bạc còn giữ được tính mạng con người, đừng để khi mất sức khỏe mất mạng đến lúc đó lại hối hận không kịp.

    Trả lờiXóa
  8. Còn mạng mà nộp tiền phạt là còn tốt. May gặp các anh giao thông xử lý, xử phạt chặt chẽ thế mới nhớ đời, thế mới tránh được. Chứ tâm lý người Việt ta nếu không đánh vào kinh tế, không răn đe nghiêm trị thì người vi phạm cứ nhỡn nhơ, cố tình không hiểu, không chấp hành vi phạm để rồi khi xảy ra việc gì đáng tiếc lại oán không kịp.

    Trả lờiXóa
  9. việc tuân thủ luật là trách nhiệm của mỗi người dân, hơn nữa việc đề ra các luật mới về GT sẽ giúp giảm thiểu được các vụ TNGT, đảm bảo sức khỏe tính mạng tài sản của nhân dân

    Trả lờiXóa
  10. Theo tôi, luật mới quy định rõ ràng và tôi ủng hộ điều đó để giảm thiểu đến mức tối đa những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc vì người tham gia giao thông có sử dụng đồ uống có cồn. Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn là hợp lí, bởi lẽ nếu thượng tôn pháp luật thì không việc gì mà phải sợ cả.

    Trả lờiXóa
  11. Hoàn toàn đồng ý với các chế tài xử lý này. Cần phải xử lý mạnh tay mới ngăn chặn được việc sử dụng rượu bia chất kích thích khi lái xe. Không biết bao nhiêu tính mạng con người nằm dưới bánh xe của những hung thần do rượu bia gây nên. Vậy nên tốt nhất là mất tiền, mất bạc còn giữ được tính mạng con người, đừng để khi mất sức khỏe mất mạng đến lúc đó lại hối hận không kịp.

    Trả lờiXóa
  12. Đã vi phạm rồi mà còn không chịu thổi vào máy kiểm tra nồng độ cồn thì chịu hình phạt tăng cường là đúng rồi; có như vậy thì mới giảm các vi phạm khi tham gia giao thông.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog