Chia sẻ

Tre Làng

TRỰC THĂNG KHÔNG NGƯỜI LÁI DRAGONFLY - DF26 DO VIỆT NAM CHẾ TẠO

VOV - Dragonfly- DF26 có thể lên xuống thẳng đứng nên không cần diện tích bãi đáp và có khả năng bay đứng tại chỗ khi hoạt động trên không.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nắm vững công nghệ lõi, các nhà khoa học của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã làm chủ và chế tạo thành công với tên gọi Dragonfly- DF26.

Đây là hệ thống máy bay quan sát không người lái gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt và kéo dài trên không phục vụ cho nhu cầu quan sát, giám sát từ trên cao, lập bản đồ không ảnh, bản đồ và video hiện trạng đất, rừng nguồn nước, đánh giá sản lượng nông sản, tài nguyên rừng và những tính năng nghiên cứu khoa học khác.

Được sử dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới và được thiết kế với các tính năng phù hợp với điều kiện Việt Nam, máy bay quan sát không người lái Dragonfly- DF26 gồm các hệ thống đáp ứng những điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới, hệ thống tự động chuyên nghiệp, thiết bị tải có ích và kênh thông tin cũng như điều khiển hiện đại của thế giới.

Máy bay trực thăng không người lái với tên gọi Dragonfly- DF26.

Đặc biệt, Dragonfly- DF26 có thể lên xuống thẳng đứng nên không cần diện tích bãi đáp, có thể cất- hạ cánh trên tàu thủy, và có khả năng bay treo (đứng tại chỗ) khi hoạt động trên không. DF26 được thiết kế gọn nhẹ nhưng lại có khả năng mang tải có ích đủ lớn (tối đa 4 kg) trong các ứng dụng cần thiết (như đo đạc, quan sát), thời gian bay đủ lâu (lên đến 180 phút) để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp về thám không, và bán kính hoạt động đủ rộng (đến 50km) để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp (kể cả an ninh quốc phòng).

Kỹ sư Trần Hùng Minh, phụ trách thiết kế Dragonfly- DF26 chia sẻ, trong 1 chiếc máy bay hầu như bộ phận nào cũng quan trọng. nhưng đối với hệ thống bay tự động, hệ thống cảm biến là quan trọng nhất… nhưng các kỹ sư Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn và có thể phát triển cho tất cả các mẫu máy bay khác.

Để làm chủ công nghệ chế tạo máy bay không người lái, trước đó, ngay từ năm 2010, Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phát triển máy bay không người lái từ nước ngoài. Đến nay, các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều mẫu máy bay không người lái như Pelican VB-01 (2013); ORTUS (2016); và hiện nay là DF26.

Theo TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngoài những tính năng nổi bật, máy bay còn có tính năng tự động điều khiển cũng như bảo mật thông tin hiện đại và mang tính chuyên nghiệp cao, khả năng tích hợp các thiết bị chuyên dụng cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được làm chủ và tiếp tục mở rộng.

"Sự thành công của dự án đã khẳng định việc làm chủ công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam và sự hợp tác liên ngành như công nghệ thông tin, vật liệu, cơ học, điện tử … Máy bay không người lái DF26 đã mở ra những hướng ứng dụng mới, hiệu quả đối với những ngành như điều tra địa hình, quản lý rừng… Hiện nay, các nhà khoa học của Viện cũng đang tích cực chuyển giao, ứng dụng máy bay không người lái vào thực tế", TS. Hà Quý Quỳnh khẳng định.

Các nhà khoa học cũng cho biết, Dragonfly- DF26 đã xong quá trình thử nghiệm và sẵn sàng thương mại hóa. Các bản tùy biến của DF26 sẽ được Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học cung cấp phù hợp với yêu cầu chuyên biệt của đơn vị sử dụng đặt hàng. Sản phẩm được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam nên dễ dàng cho công tác vận hành, bảo quản và sửa chữa./.

Tạ Lan/VOV1

4 nhận xét:

  1. đây thực sự là một bước tiến lớn trong nền công nghiệp chế tạo của việt nam. hơn nữa đây cũng là một thành tựu sẽ có ích rất lớn về mặt quân sự- quốc phòng. mong rằng việt nam sẽ ngày càng có nhiều hơn nữa những phát minh vĩ đại như vậy

    Trả lờiXóa
  2. Chúc mừng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công máy bay không người lái Dragonfly- DF2. Với thành công của việc chế tạo này đã khẳng định được sự phát triển của nền kỹ thuật tại nước ta. Với việc thành công này một lần nữa giúp củng cố và phát triển nền quốc phòng an ninh Việt Nam, đảm bảo vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    Trả lờiXóa
  3. Sự thành công của dự án đã khẳng định việc làm chủ công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam và sự hợp tác liên ngành như công nghệ thông tin, vật liệu, cơ học, điện tử … Máy bay không người lái DF26 đã mở ra những hướng ứng dụng mới, hiệu quả đối với những ngành như điều tra địa hình, quản lý rừng...

    Trả lờiXóa
  4. Người Việt Nam rất thông minh; tuy chiến tranh đã đẩy lùi sự phát triển đất nước; nhưng trong giai đoạn hiện nay rất nhiều sáng kiến do người Việt Nam đã làm thế giới khâm phục.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog