Chia sẻ

Tre Làng

Điểm tin lề trái số 75: Toàn cảnh chiến dịch chống EVFTA trong tháng 12/2019

Chép về từ Võ Khánh Linh

Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 75, soạn vào ngày Chủ nhật, 22/12/2019. Chúng tôi sẽ điểm lại những chủ đề nổi bật của dư luận lề trái trong 2 tuần vừa qua, và chỉ ra những sự thật thú vị về chúng mà các bạn chưa chú ý.

Chủ đề số 1

Cánh tả Châu Âu ngăn EVFTA: người lao động Việt Nam được lợi hay chịu thiệt?

Sau chuyến thăm Việt Nam hôm 31/10/2019, phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA) đã thông báo rằng quá trình thảo luận về hiệp định EVFTA đang đi vào giai đoạn gấp rút, căng thẳng, trước khi Nghị viện Châu Âu (EP) bỏ phiếu xét thông qua hiệp định này vào tháng 02/2020. Nhân đó, trong tuần thứ 3 của tháng 11/2019, hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập là Phạm Chí Dũng và Thục Quyên đã viết một loạt kiến nghị, bài viết đòi EP hoãn thông qua hiệp định này cho đến khi Việt Nam có những hành động cụ thể để “cải thiện tình hình nhân quyền” – như thả tù chính trị và ký Công ước số 87 của ILO (liên quan đến vấn đề quyền tự do hội họp). Trong chiến dịch, Dũng và Quyên kêu gọi giới chống đối tập trung công kích những nhân vật có biểu hiện “thân Việt Nam”, “né tránh đàn áp nhân quyền” khi tham gia vào quá trình ký kết, thông qua EVFTA – như Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam) và Chang-Hee Lee (giám đốc ILO tại Hà Nội).

Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt hôm 21/11, Nguyễn Thục Quyên (sống ở Đức, là thành viên tổ chức VETO, từng vận động ngăn EVFTA trong suốt năm 2019) tiếp tục theo đuổi hướng tuyên truyền này. Ngoài ra, giới chống đối cũng kết hợp các hướng vận động với nhau, khi lấy vụ bắt Phạm Chí Dũng làm cớ ngăn EVFTA, và dùng EVFTA để đòi thả Phạm Chí Dũng.

Trong 2 tuần giữa tháng 12/2019, giới chống đối đã tiếp tục tác động đến EVFTA qua 3 hoạt động nổi bật – là (1) vụ Liên minh Đảng Xanh buộc nghị sĩ Jan Zahradil từ chức Báo cáo viên Thường trực về EVFTA; (2) việc một số gương mặt chống đối trong nước phát biểu về EVFTA trong cuộc gặp giới chức ngoại giao Đức và Czech; và (3) việc Thục Quyên, Ca Dao, Lê Ngọc Anh viết bài kêu gọi ngăn EVFTA, trong đó Thục Quyên tranh luận với Nguyễn Quang A và Nguyễn Hữu Vinh về thái độ với Hiệp định.

Về hoạt động đầu tiên, ngày 22/11, tức một ngày sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, nghị sĩ Saskia Bricmont (thành viên INTA, Báo cáo viên cho Đảng Xanh về EVFTA) đăng một bài trên Facebook, có đoạn:

“…Tôi khá sốc khi nghe tin họ bắt ông Phạm Chí Dũng (…) Nhất là việc này xảy ra vài giờ sau khi ông Jan Zahradil , Báo cáo viên phụ trách EVFTA của EP, một nghị sỹ Châu Âu của nước Cộng Hòa Séc, thuộc khối bảo thủ, một người hoài nghi về Liên minh Châu Âu, một người trong cùng khối chính trị với NVA, đã bác đề nghị của tôi rằng [INTA] sẽ lắng nghe một nhân chứng đại diện các tổ chức xã hội dân sự về nhân quyền, song song với Phòng thương mại EU tại Việt Nam (Eurocham) và Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Vietnam).

Tôi đã biết cách đây hai tuần, ông Phạm Chí Dũng đã gửi thư cho ông Chủ tịch Nghị viện, cùng các ông Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban Nhân quyền, để báo động về tình trạng xuống cấp ở Việt Nam và thái độ quá dễ dãi xuề xoà của phái đoàn EU ở Hà Nội.

Chính xác là ông Phạm Chí Dũng đã cầu cứu những người được dân Âu Châu bầu ra nhưng không ai lắng nghe!

Tôi đã trình bày trước những người có thẩm quyền trong Nghị viện , trước các nghị sỹ khác, rằng chúng ta phải phản đối quyết liệt và đòi hỏi trả tự do cho tù nhân chính trị.

Nếu họ không tuân thủ và không sửa đổi Luật Hình sự thì hiệp ước sẽ không được phê chuẩn.

Việc này vẫn phù hợp với nghị quyết của Nghị viện Âu Châu ra đúng một năm trước (cũng xin nhắc lại , tại thời điểm ấy ông Jan Zahradil đã tránh phát biểu vì muốn làm Việt Nam vừa lòng). Và việc này hoàn toàn đúng, theo những giá trị của chúng ta về dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và sự đoàn kết!”.

Ca Dao (Lao Động Việt), Nguyễn Thục Quyên (VETO), Nguyễn Thị Hường (Project88) comment dưới bài viết này của Bricmont; trong khi Lương Thế Hương (thành viên VOICE Europe) dịch nó sang tiếng Việt; và Đoàn Thế Hòa (thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech, có con gái làm cho tổ chức PIN) đăng lại bản dịch.

Cùng ngày 22/11, Saskia Bricmont gửi thư yêu cầu EP xem xét hoãn thông qua EVFTA vì vụ bắt Phạm Chí Dũng.

Khi EP họp bàn về EVFTA trong các ngày 02, 03, 04/12/2019, Bricmont đã không đưa được đại diện của một NGO về nhân quyền đến tranh biện với Eurocham và ILO Vietnam. Trong cuộc họp, nghị sĩ từ một loạt các đảng cánh tả đã đòi hoãn EVFTA đến khi Việt Nam có cải thiện về nhân quyền, đòi gây sức ép buộc Việt Nam thả Phạm Chí Dũng… Ngoài ra, Liên minh Đảng Xanh đòi áp 281 điều tu chính về nhân quyền vào hiệp định EVFTA. Đáp lại Jan Zahradil nhắc các nghị sĩ khác rằng EVFTA không phải là “để thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam”. Zahradil cũng thừa nhận rằng ông nghiêng về hướng thúc đẩy cho thông qua hai hiệp định, vì rằng “nhiệm vụ của ông là hoàn thành công việc”.

Ngày 09/12, tờ EU Observer đăng một bài của phóng viên điều tra Nicolaj Nielsen, trong đó tác giả cáo buộc Jan Zahradil tham gia “tổ chức có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam” mà không khai báo với EP, vì vậy có thể vi phạm bộ Quy tắc Ứng xử của EP. Cụ thể, Zahradil đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của “Liên hiệp Hội người Việt Nam ở Châu Âu” (FOVAE), và Chủ tịch “Nhóm Hữu nghị EU – Việt Nam”. Chủ tịch FOVAE là ông Hoàng Đình Thắng – hiện là Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo.

Ngay trong ngày 09/12, bài viết của Nielsen được Văn Khiêm (Luật khoa Tạp chí) và Hiếu Bá Linh (Thoibao.de) lược dịch, đồng thời được các thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech chuyền tay nhau. Các comment của Pham Huu Uyen (Nhóm Văn Lang) cho thấy nhóm này đã biết chuyện của Nielsen từ lâu, nhưng “kiềm chế” không bóc phốt.

Ngay trong ngày 09/12, Liên minh Đảng Xanh viết thư cho Chủ tịch EP, đòi tiến hành điều tra Jan Zahradil, bãi nhiệm chức Báo Cáo viên nếu phát hiện vi phạm, và đình chỉ quá trình phê chuẩn EVFTA trong lúc chờ kết quả điều tra. Ngày 10/12, Zahradil viết thư phủ nhận cáo buộc trên, viện lý do “mọi thứ ở Việt Nam đều liên quan đến Đảng Cộng sản theo một cách nào đó”, và nói rằng vụ việc này là một nỗ lực của phe chống thương mại tự do để “giết EVFTA”. Tuy nhiên, Zahradil cũng từ chức Báo cáo viên về EVFTA của EP.

Ngày 10/12 (ngày Quốc tế Nhân quyền), Việt Tân tổ chức biểu tình ở Bruxelles, đồng thời cùng ACAT và RSF tiếp xúc các nghị sĩ EP để vận động. Saskia Bricmont và Maria Arena (thành viên Đảng Xã hội, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Châu Âu) đã dự và phát biểu tại cuộc biểu tình. Bricmont cũng trả lời phỏng vấn Phạm Minh Hoàng (Việt Tân) về sự kiện.

Song song với các diễn biến trên, trong một comment dưới bài viết của Bricmont, Nguyễn Thục Quyên cũng kêu gọi giới chống đối vào trang Facebook của ông Bernd Lange để hô hào phản đối EVFTA. Lời kêu gọi này được Lê Hữu Đào (Chủ tịch tổ chức “Cộng đồng Người Việt tại Liège”, thân Việt Tân) và Lương Thị Huyền (BPSOS) hỗ trợ phát tán.

Chuỗi diễn biến trên cho thấy có khả năng Liên minh Đảng Xanh phối hợp với Nicolaj Nielsen để hạ Jan Zahradil, trì hoãn EVFTA. Các đảng cánh tả bắt tay nhau ngăn EVFTA không hoàn toàn vì nhân quyền ở Việt Nam, mà vì hiệp định này giúp người lao động Việt Nam cướp việc làm của người lao động Châu Âu (vốn là cử tri của họ). Vì bài viết bóc phốt Zahradil dùng nhiều tư liệu tiếng Việt, có thể Nielsen được sự giúp đỡ của một số người Việt Nam. Người này có thể nằm trong NGO mà Đảng Xanh định đưa đến buổi tranh luận, hoặc nằm trong số các tổ chức chống đối mà phần tường thuật này đã đề cập.

Giữa các tổ chức đó, VETO và Việt Tân có nhiều khả năng nhất trong việc tác động đến Liên minh Đảng Xanh.

Việt Tân có các hoạt động như đã kể, đồng thời là nhóm dẫn đầu các hoạt động ký thư kiến nghị đòi ngăn EVFTA từ năm 2018. Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, ngày 26/11/2019, Nhóm No-EVFTA (tập hợp một số gương mặt thân Việt Tân như Nguyễn Văn Đài) đã tiếp xúc các nghị sĩ thuộc Đảng SPD và Đảng Xanh của Đức để vận động, dâng thư kiến nghị.

Trong khi đó, từ tháng 09/2018, thành viên Thục Quyên của VETO đã khởi xướng việc tiếp xúc từng cá nhân nghị sĩ để vận động ngăn EVFTA. Tháng 10/2018, VETO đã có chương trình tiếp xúc và làm việc trực tiếp với 10 nghị sĩ EP liên quan đến EVFTA, bao gồm Maria Arena và một số thành viên Đảng Xanh. Tháng 11/2019, Thục Quyên tiếp tục cùng Phạm Chí Dũng phát động chiến dịch công kích các nhân vật “thân Việt Nam” liên quan đến tiến trình EVFTA, như đã đề cập.

Xin nhắc lại, các đảng cánh tả Châu Âu bắt tay nhau ngăn EVFTA không hoàn toàn vì nhân quyền ở Việt Nam, mà vì hiệp định này giúp người lao động Việt Nam cướp việc làm của người lao động Châu Âu (vốn là cử tri của họ). Các nhóm chống Cộng hải ngoại ngăn EVFTA để “giải cứu” đồng đội trong nước, và để chặn đà phát triển kinh tế đang khiến người dân tin vào chế độ; chứ không phải để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hiện nay, chiến dịch chống EVFTA chỉ quy tụ những chính khách cánh tả Châu Âu và giới chống Cộng hải ngoại, chứ không có tiếng nói của một người lao động Việt Nam nào. Chiến dịch này đã biến nhân quyền thành một công cụ, thay vì giữ nó làm mục đích.

Chủ đề số 2
Ba luồng quan điểm về hiệp định EVFTA trong giới chống Cộng

Trong hai năm 2017 và 2018, các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã tỏ thái độ với hiệp định EVFTA theo 3 hướng khác nhau.

Nhóm thứ nhất – đòi hủy toàn bộ hiệp định EVFTA – quy tụ Việt Tân và hàng chục tổ chức thân hữu, bao gồm Hội Anh em Dân chủ. Chẳng hạn, trong kiến nghị mang tên “Không giao thương với chế độ thiếu tự do”, đề ngày 06/06/2018, họ đòi EU không mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam trước khi Việt Nam “thả hết các tù nhân chính trị”, “tuyệt đối tôn trọng quyền tự do hội họp và tự do thông tin”.

Nhóm thứ hai – tiếp cận EVFTA theo lối “vừa đánh vừa đàm” – quy tụ VETO, Hội Nhà báo Độc lập, Lao Động Việt, VOICE, Green Trees, Nhật ký Yêu nước… Chẳng hạn, trong “Tuyên bố chung của XHDS độc lập gửi EU” (23/02/2017); cùng các bài viết của Thục Quyên, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Anh Tuấn; các tổ chức này đòi EU gây sức ép, buộc Việt Nam công nhận quyền tự do hội họp và cho “xã hội dân sự độc lập” tham gia giám sát vấn đề nhân quyền trong Hiệp định, trước khi Hiệp định được thông qua.

Nhóm thứ ba – muốn EVFTA sớm được thông qua để kinh tế Việt Nam khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc, và Việt Nam phải tuân thủ các quy định về nhân quyền của Hiệp định – chỉ quy tụ các thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự, nổi bật là ông Nguyễn Quang A. Quan điểm của nhóm này được thể hiện rõ nhất qua bài viết “Ủng hộ hay phản đối EVFTA từ viễn cảnh các quyền con người và dân chủ hoá” (Lão Mà Chưa An, 03/10/2018).

Sau khi “vườn rau Lộc Hưng” bị giải phóng mặt bằng vào tháng 01/2019, khiến nhiều nhân sự của nhóm “vừa đánh vừa đàm” mất nơi trú ẩn, nhóm này tập trung hơn vào vế “đánh”, khi đòi INTA hoãn EVFTA cho đến khi Việt Nam có cải thiện cụ thể về nhân quyền. Sự thay đổi thái độ này thể hiện qua bài viết “Vườn rau và EVFTA” của Thục Quyên (thành viên VETO); qua ý kiến của VETO và VOICE trong buổi điều trần trước Ủy ban Nhân quyền EP hôm 26/09/2019, và qua việc Hội Nhà báo Độc lập, Nhật ký Yêu nước, Luật khoa Tạp chí (dưới tên Legal Initiatives for Vietnam) tham gia ký các thư ngỏ đòi hoãn EVFTA vào các ngày 24/01 và 04/11/2019. Qua việc Việt Tân tham gia ký thư ngỏ ngày 04/11, có thể thấy nhóm “đòi hủy” cũng đã điều chỉnh lại yêu sách của mình, để hành động chung với nhóm “vừa đánh vừa đàm”. Trong lúc đó, nhóm “ủng hộ” EVFTA im lặng.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền, hôm 05/12/2019, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis đã gặp một số gương mặt chống đối ở Việt Nam – bao gồm Nguyễn Quang A, Nguyễn Chí Tuyến (No-U), Nguyễn Anh Tuấn (VOICE), Cao Vĩnh Thịnh (Green Trees) – để trao đổi về tình hình xã hội dân sự Việt Nam. Hôm 10/12, điện Sứ quán các nước Visegrad, Czech, Balan, Slovak và Hungary tiếp tục gặp Nguyễn Quang A, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Anh Tuấn, Đinh Phương Thảo (VOICE). Họ đã trao đổi về vấn đề EVFTA trong cả 2 cuộc gặp.

Khi Michaelis hỏi rằng nước Đức có thể làm gì để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Nguyễn Quang A trả lời: “điều quan trọng nhất là Việt Nam phải thể chế hóa những sự thay đổi, tức là biến các cam kết [quốc tế] thành luật của Việt Nam và thực thi chính các luật của Việt Nam”. Như vậy, thái độ của ông Quang A với EVFTA chưa thay đổi (do Việt Nam chỉ có trách nhiệm thực hiện các cam kết sau khi Hiệp định có hiệu lực). Ngày 09/12, Nguyễn Thục Quyên (VETO, Hội Nhà báo Độc lập) viết bài công kích thái độ này của Quang A, dẫn đến tranh cãi với Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm).

Trong khi đó, vì 4 người còn lại chưa công khai các phát biểu của họ trong cuộc gặp, hiện chưa rõ họ có hay không kêu gọi hoãn Hiệp định. (Nguyễn Anh Tuấn có thể có phát biểu khác VOICE, do Tuấn thân Quang A, và ở hoàn cảnh của người trong nước).

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, quan điểm của ông Quang A có phần đúng, vì Việt Nam không có trách nhiệm tuân thủ các quy định của EVFTA trước khi hiệp định này có hiệu lực. Đòi Việt Nam làm điều đó, thì cũng không khác gì đòi Việt Nam chưa bóc bánh đã trả tiền.

Thứ hai, chúng tôi hy vọng cô Phạm Đoan Trang – cựu cư dân “vườn rau Lộc Hưng”, kiêm thành viên của VOICE, Luật khoa Tạp chí và Nhật ký Yêu nước – sớm cho biết cô có hay không đồng quan điểm với 3 tổ chức này trong vấn đề EVFTA.

Thứ ba, giới chống Cộng nên lưu ý rằng hiệp định EVFTA không chỉ ảnh hưởng đến họ, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của một phần không nhỏ người dân Việt Nam. Nếu họ quyết định chống hiệp định này vì lợi ích của riêng mình, mà không tham khảo ý kiến của người dân, thì họ không có tư cách tự xưng là một phong trào dân chủ.

Chủ đề số 3
Tranh luận về EVFTA: Thục Quyên vs Quang A & Ba Sàm

Khi gặp Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis hôm 05/12/2019, Nguyễn Quang A đã tiếp tục ủng hộ việc Nghị viện Châu Âu sớm thông qua hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (EVFTA). Đáp lại, ngày 09/12, Nguyễn Thục Quyên (sống ở Đức, tham gia tổ chức VETO, hiện giữ vai trò quan trọng trong chiến dịch đòi hoãn EVFTA vì lý do nhân quyền) đã viết một bài phê phán ông A và những người cùng quan điểm. Trong bài, bà Quyên so sánh phe đòi hoãn và phe ủng hộ EVFTA trong xã hội dân sự Việt Nam như sau:



Sau đó, Thục Quyên ứng hẳn về phía đòi hoãn EVFTA, nói rằng lập luận của những người ủng hộ EVFTA là “giả dối”, chỉ giúp Nhà nước Việt Nam tùy tiện vi phạm nhân quyền mà không bị ngăn chặn.

Bên cạnh đó, Thục Quyên cũng công kích rằng đa phần giới hoạt động “mù” EVFTA”, “chỉ nhắc lại những luận điệu ủng hộ hay chống đối như những con vẹt, mà không tự đọc và nghiên cứu chính những bản viết của hiệp định này”. Cuối bài, bà Quyên phàn nàn rằng người Việt trong nước “không lên tiếng đòi nhân quyền”, “không coi nhân quyền là điều kiện tiên quyết trong cuộc sống”. Từ đó, bà ca ngợi Phạm Chí Dũng như người Việt Nam trong nước duy nhất lên tiếng ngăn EVFTA để thực hiện hai “bổn phận” trên.

Đáp lại, cùng ngày 09/12, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) đăng lại bài của bà Quyên trên Facebook cá nhân và bình luận:

“…Tiếc là tác giả có những nhận xét quá chủ quan, thiếu hiểu biết về trong nước, nóng nảy và thậm chí ngạo mạn, lên mặt dạy đời. Những người mà tác giả ‘dạy dỗ’ không mù, không ngu, mà thường là yếu thế, thiếu thông tin, hoặc họ có cách nhìn, phương pháp đấu tranh riêng mà tác giả không biết, không hiểu nổi”.

Bình luận của Nguyễn Hữu Vinh lại được đáp trả bằng một bài viết của Quang Thành (Hội Nhà báo Độc lập); trong đó tác giả bênh Thục Quyên, ca ngợi Phạm Chí Dũng, và viết:

“Câu chuyện EVFTA cũng gióng lên một khía cạnh khác về nhận thức và sự hời hợt. Khi mới đây, một thành viên của Hội Nhà báo Độc lập lên tiếng ủng hộ EVFTA (mặc dù nhân danh ‘chúng tôi’) bằng những luận điểm thơ ngây và hời hợt. Cái ngôn ngữ ủng hộ kiểu này có thể gián tiếp làm suy yếu nhân quyền trong tương lai, và trở thành điển hình nhất của cái mà Nhà văn Nam Cao từng nhận xét: Kẻ dốt nát khổ nhưng không biết rằng mình khổ. Không biết rằng mình khổ thì không khổ”.

Qua bài này và nhiều bài có khuynh hướng tương tự vừa được đăng trên trang VNTB, có thể thấy quan điểm chính thống, đang lên trong Hội Nhà báo Độc lập là kêu gọi hoãn EVFTA.

Trước vụ tranh cãi này, Thục Quyên có quan hệ tương đối tốt với Nguyễn Quang A và Nguyễn Hữu Vinh. Thục Quyên từng vận động để Quang A được đề cử giải Hoa Tulip về Nhân quyền vào năm 2016, trong khi VETO từng vận động để Nguyễn Hữu Vinh được bảo trợ trong chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Đức:


Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, trong cuộc tranh cãi vừa kể, bà Thục Quyên thiếu tính chính danh hơn hai ông Quang A và Hữu Vinh. Khi bà nhân danh các quyền của người Việt trong nước để vận động EP hoãn EVFTA, lẽ ra bà nên lắng nghe quan điểm của người dân và giới hoạt động trong nước. Đây là lúc bà nên tự nhìn lại, xem bà đang hành động vì người Việt trong nước hay vì ham muốn vị kỷ của riêng mình.

Thứ hai, nếu giới dân chửi không hề đọc nội dung của hiệp định EVFTA, mà “chỉ nhắc lại những luận điệu ủng hộ hay chống đối như những con vẹt” (theo mô tả của bà Quyên), thì họ nên ngừng lên tiếng về hiệp định. Bằng không, họ thể hiện rằng mình chỉ là những “dư luận viên” ngu dốt trong một hệ thống tuyên truyền lặp đi lặp lại của phương Tây, và trở thành trò cười trong mắt người dân trong nước.

Thứ ba, chúng tôi hy vọng Thục Quyên và Quang Thành tôn trọng quyền tự do ngôn luận của các thành viên Hội Nhà báo Độc lập. Nên để họ tự do biểu đạt quan điểm ủng hộ hoặc chống EVFTA, thay vì đấu tố các thành viên ủng hộ Hiệp định như cách Quang Thành đang thể hiện.

Chủ đề số 4
Vì sao những bài viết công kích Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 thiếu sức nặng?

Song song với các chiến dịch vận động chính giới nước ngoài, giữa tháng 12/2019, giới chống đối cũng viết một số bài công kích EVFTA trên dư luận phi chính thống Việt Nam. Nổi bật trong số này là các bài của Ca Dao (Lao Động Việt) và Lê Ngọc Anh (hiện làm việc tại Bộ Lao động và Công nghệ tại tiểu bang Washington, Mỹ).

Cụ thể, trong bài viết trên BBC hôm 09/12, Lê Ngọc Anh viết rằng Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 “chỉ có mục đích tạo ấn tượng là Việt Nam đã tuân thủ những đòi hỏi” của CPTPP và EVFTA, “chứ không hẳn là để cải tiến tình trạng của người lao động”, vì 2 lý do.

Thứ nhất, Điều 5.c cho thấy dù Bộ Luật đã nhìn nhận rằng người lao động có quyền thành lập các tổ chức đại diện ở cấp cơ sở, “quyền tập họp (liên kết) thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, v.v.. chưa được cho phép cho đến khi công ước 87 được Việt Nam phê chuẩn”.

Thứ hai, Điều 172, 173, 174 quy định rằng các tổ chức của người lao động chỉ được hoạt động hợp pháp sau khi được “cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký”; rằng Chính phủ quy định cấu trúc Điều lệ của các tổ chức này; và Ban Lãnh đạo của chúng không được bao gồm người “đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt”, “hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Thêm nữa, Điều 213 quy định rằng Chính phủ nắm quyền quản lý nhà nước về lao động. Những điều luật này mâu thuẫn với Công ước Số 87 của ILO – theo đó (1) người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do thành lập các tổ chức mà không phải xin phép chính quyền; (2) các tổ chức của họ được tự quyết định điều lệ; và (3) Nhà nước “phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế” các quyền đó.

Sau đó, ngày 11/12, Ca Dao nói với BBC rằng thực ra Bộ luật Lao động sửa đổi không công nhận sự hiện diện của công đoàn độc lập, vì (1) trong Bộ luật không có từ “độc lập”; (2) Bộ luật đã thay từ “nghiệp đoàn” trong dự thảo đã bằng từ “tổ chức của người lao động”; và (3) hiện chưa rõ các “tổ chức của người lao động” này được điều chỉnh bằng Luật Công đoàn (vốn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với công đoàn) hay luật nào khác.

(Phát biểu này cho thấy Ca Dao không nắm vững lộ trình sửa đổi Bộ luật Lao động và ban hành các văn bản liên quan, cũng như lộ trình phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO)

Ngoài ra, Ca Dao dự đoán rằng trong thời gian tới, một số công đoàn cấp cơ sở của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chuyển thành các công đoàn độc lập ngụy tạo, để hợp tác với doanh nghiệp trong việc hạn chế các quyền của người lao động.

Ngày 14/12, Ca Dao viết thêm một bài công kích Bộ luật Lao động 2019, song bài này chủ yếu lấy ý của Lê Ngọc Anh mà không ghi rõ nguồn tham khảo.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, theo lộ trình mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với EU, thì Việt Nam sẽ thông qua Công ước Số 87 của ILO vào năm 2024. Việc sửa Luật Công đoàn và ban hành các văn bản chi tiết quy định cách thức công đoàn cơ sở liên kết thành Liên đoàn sẽ được tiến hành sau khi Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực vào năm 2021. Xét việc Việt Nam chưa ký Công ước Số 87, Lê Ngọc Anh không nên áp các tiêu chuẩn của công ước này vào Bộ luật Lao động Sửa đổi 2019.

Thứ hai, sự phát triển của các công đoàn độc lập ở Việt Nam không phụ thuộc vào “quyết tâm chính trị” của EU hay nhóm Lao Động Việt, mà phụ thuộc vào việc người lao động Việt Nam có ưa chuộng hình thức tổ chức này hay không. Việc Lao Động Việt không duy trì được công đoàn cấp cơ sở nào đến thời điểm hiện tại, trong khi nhiều công đoàn cấp cơ sở của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang được nước ngoài đánh giá cao, cho thấy tiếng nói của họ thực ra ít có trọng lượng về mặt thực tiễn.

Chủ đề số 5
Dựa vào Mỹ để giữ độc lập?

Sau khoảng một tuần tạm lắng, trong nửa đầu tháng 12/2019, hướng tuyên truyền đòi “thân Mỹ, thoát Trung, thay đổi chế độ” bắt đầu gây chú ý trở lại với các bài viết của David Hutt và Nguyễn Quang Dy.

Cụ thể, trong bài viết trên The Diplomat hôm 04/12 và cuộc trả lời phỏng vấn BBC hôm 10/12, David Hutt (cây bút chuyên viết mục “Đông Nam Á” của tờ The Diplomat) nói rằng Việt Nam đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, khi mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc trong tình thế “chơi với Trung Quốc mất nước, chơi với Mỹ mất chế độ”. Trong 2 phương án này, “chơi với Trung Quốc” sẽ khiến Việt Nam “mất chế độ nhanh hơn”, do nó vừa khiến chế độ mất tính chính danh trong mắt người dân, vừa khiến Mỹ tìm cách lật đổ Nhà nước Việt Nam thay vì thân thiết như hiện tại. Từ đó, Hutt viết rằng Nhà nước Việt Nam nên chủ động chuyển hóa sang mô hình đa đảng, để đỡ phải lo bị lật đổ bởi Mỹ và người dân, chỉ phải lo chống Trung Quốc.

Tiếp đó, trên trang Bauxite Việt Nam của Diễn đàn Xã hội Dân sự, Nguyễn Quang Dy viết một bài tổng kết các diễn biến sau sự kiện Tư Chính, để đi đến kết luận rằng trong tình thế hiện nay, Việt Nam cần theo đuổi “ba ưu tiên chiến lược hàng đầu”. “Một là cải cách thể chế và dân chủ hóa để tháo gỡ ách tắc và phát huy nội lực; Hai là thúc đẩy đối tác chiến lược với Mỹ; Ba là quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và kiện Trung Quốc để tranh thủ quốc tế”. Trong bài này, ông Dy chủ yếu lặp lại những lập luận trong loạt bài viết cùng chủ đề của ông, mà Viet-studies và BVN liên tục đăng từ tháng 07/2019. “Ba ưu tiên chiến lược hàng đầu” mà ông trình bày trong bài cũng là gói yêu sách mà ông và Diễn đàn Xã hội Dân sự đưa ra trong suốt chiến dịch vận động kéo dài từ tháng 7.

Ngoài bài viết của Nguyễn Quang Dy, các thành viên Diễn đàn này chưa có thêm động thái lớn trong việc đòi “thân Mỹ, thoát Trung, thay đổi chế độ”.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.

Thứ nhất, từ kinh nghiệm lịch sử, Việt Nam đã chọn chính sách độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, thay vì theo nước này để chống lại nước kia. Trên tinh thần đó, vấn đề đang đặt ra cho Việt Nam lúc này không phải là theo Mỹ hay theo Trung Quốc, mà là làm thế nào để năng cao nội lực nhằm giữ độc lập trước cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Lựa chọn này vừa đảm bảo tính chính danh bền vững cho Nhà nước Việt Nam, vừa giữ Việt Nam không rơi vào nội loạn và chiến tranh.

Thứ hai, vấn đề “theo Trung Quốc” có lẽ không đặt ra cho người Việt Nam lúc này, nếu chúng ta tin vào nhận xét của Carl Thayer, rằng “không có phe thân Trung Quốc trong Bộ Chính trị”:


Thứ ba, vấn đề “theo Mỹ” cũng không đặt ra, vì như Vũ Quang Việt nói trong một cuộc phỏng vấn của BBC hồi háng 11/2019, Mỹ sẽ không hứng thú với việc liên minh với Việt Nam trong bối cảnh chính quyền Trump đang giảm liên minh quân sự và rút quân ở khắp nơi, tới mức đòi NATO, Hàn Quốc trả tiền cho quân đội Mỹ.

Thứ tư, khi nói Mỹ sẽ lật đổ Nhà nước Việt Nam nếu Việt Nam xích lại gần Trung Quốc, dường như David Hutt đang nhìn nhận rằng Mỹ không hề tôn trọng độc lập, chủ quyền của những quốc gia họ đặt quan hệ. Nếu điều này là sự thật, thì Mỹ không phải là một chỗ dựa đáng tin cậy trong trường hợp nền độc lập của Việt Nam bị đe dọa.


Chủ đề số 6
Khóa tập huấn mới của VOICE: mặt nạ và mặt thật

Từ năm 2011, tổ chức VOICE đã liên tục cung cấp các khóa huấn luyện thường niên miễn phí ở nước ngoài, mỗi khóa dài 6 tháng, cho 144 thanh niên Việt Nam. Dù VOICE tuyên bố rằng họ cấp “Học bổng Xã hội Dân sự” cho những thanh niên muốn “hoạt động” để “thay đổi xã hội”, thực ra đây là khóa huấn luyện người cho các tổ chức có mục đích lật đổ thể chế. Một số báo chính thống khẳng định rằng VOICE nhận tài trợ từ “Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ” của Mỹ, một tổ chức đã tài trợ cho các nhóm làm “cách mạng đường phố” để lật đổ chế độ tại nhiều nước.

Trong suốt tháng 12/2019, VOICE đã tiếp tục tuyển sinh cho khóa đào tạo thứ 11 (kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09/2020). Tương tự những lần tuyển sinh trước, VOICE quảng cáo rằng học viên sẽ được hưởng một loạt các “cơ hội” – như được hưởng học bổng toàn phần 5000 USD; được học tiếng Anh miễn phí; được bao đi lại, ăn ở, du lịch; được “học và thực tập tại các tòa soạn báo, tổ chức phi chính phủ, nghị viện trong khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, Úc, Mỹ”. Bên cạnh đó, do VOICE có Quản lý Đào tạo mới là Nguyễn Vi Yên, khóa huấn luyện lần này có 3 điểm mới so với những lần trước.

Thứ nhất, nó đánh dấu một sự thay đổi thế hệ ở VOICE, khi các giảng viên trẻ như Nguyễn Vi Yên, Will Nguyễn, Đào Ngọc Diệp thay thế lứa cũ già hơn:

Thứ hai, chương trình học trở nên tinh gọn, tập trung hơn, và nghiêng hơn về mảng phong trào xã hội (là mảng mà Nguyễn Vi Yên và Ngọc Diệp có kinh nghiệm). Học viên cũng có nhiều cơ hội đi thực tập hơn, khi “2 tháng đào tạo chuyên sâu” trong chương trình học cũ được thay bằng “2 tháng thực tập”:


Thứ ba, từ khóa huấn luyện thứ 10, chiến dịch quảng cáo khóa học của VOICE đã tập trung đánh vào cái tôi của người học, thay vì chỉ khai thác lòng tham “cơ hội” như trước đây. Chẳng hạn, trong đợt tuyển sinh khóa 11, các bài viết của cựu học viên đều nhằm trả lời câu hỏi “Những con người ở VOICE là ai?”, thay vì nhằm mô tả những lợi ích của khóa học như trước. Cái tôi của các học viên VOICE khá đồng nhất, và có thể được mô tả bằng bảng sau:

Bảng trên cho thấy về mặt truyền thông, hình tượng học viên VOICE được hình thành từ sự phối trộn giữa ít nhất 2 phong cách: (1) ý thức hệ dân chủ đa đảng cánh tả và (2) các phong trào chính trị, xã hội dành cho thanh thiếu niên. Phong cách này ăn khớp với nhân sự và nguồn tài chính của VOICE: cả Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long lẫn Will Nguyễn đều tham gia các chiến dịch ủng hộ Đảng Dân chủ Mỹ và chống Trump; trong khi nhiều dự án của Nguyễn Vi Yên được tài trợ bởi NED (tổ chức bị Trump cắt quỹ). Những yếu tố này khiến CHANGE (một NGO Việt Nam được Quỹ Obama tài trợ) có phong cách truyền thông khá giống chiến dịch của Nguyễn Vi Yên, dù họ không có liên hệ với VOICE.

Về một mặt nào đó, phong cách truyền thông của chiến dịch này đánh trúng ham muốn được công nhận, được đổi đời của những người trẻ, người bình dân, người có sự tự ti, người từng bị cô lập.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, nếu bạn nghĩ tổ chức VOICE tập hợp toàn những con người có học, ôn hòa, hành động để xây dựng đất nước thay vì phá hoại, hãy thử đọc một số phát ngôn của Phạm Đoan Trang, người từng phụ trách tuyển chọn học viên cho VOICE:





Thứ hai, nếu bạn nghĩ tổ chức VOICE có tính dân chủ, bình đẳng, mời đọc nhận xét sau về Trịnh Hội:

Thứ ba, nếu bạn nghĩ VOICE hoạt động lương thiện, mời đọc đoạn trích trong một bài viết về tổ chức này trên báo hải ngoại:

Thứ tư, nếu VOICE chỉ đào tạo ra các “tổ chức xã hội dân sự độc lập” – tức những tổ chức do người dân tự thành lập, tự chi tiền, để tự giải quyết những vấn đề của người dân, theo cách không vi phạm pháp luật Việt Nam – thì công an không có lý do để gây khó dễ cho họ. Nhưng thay vào đó, các tổ chức do VOICE lập ra không độc lập, vì chúng vận hành bằng tiền tài trợ của những lực lượng nước ngoài muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Chẳng hạn, một nhà tài trợ quen thuộc của mạng lưới VOICE là NED – một quỹ do Chính phủ Mỹ lập ra để chi tiền cho các cuộc “cách mạng đường phố” nhằm lật đổ chế độ ở nhiều nước trên thế giới.

Những biểu hiện trên cho thấy hoạt động của VOICE không phù hợp với pháp luật Việt Nam, vì vậy công an có lý do để ngăn chặn tổ chức này. VOICE nói riêng, và giới “dân chửi” nói chung, không nên tiếp tục đánh đồng “xã hội dân sự” của người dân với những hội nhóm đánh thuê cho ngoại quốc.

Chủ đề số 7
Giới chống Cộng Việt Nam đang trở thành công cụ giành phiếu của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa?

Nhiều nhà dân chửi trong và ngoài nước nói rằng Mỹ sẽ giúp Việt Nam khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc, và đem lại chiến thắng cho phong trào dân chủ Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ chưa kịp làm điều này thì giới chống Cộng đã lệ thuộc vào, và bị phân hóa vì, những xung đột giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ.

Ngày 19/12/2019, Diệu Lê (thành viên “Nhóm bảo vệ Phạm Đoan Trang”) đã đăng một status cực gắt, chửi một số “anh em ăn nhậu chung mâm” trong phong trào dân chửi là “lũ rẻ rách, hai mặt, xôi thịt”, “kền kền tính ăn thịt người”. Các comment dưới bài đăng cho thấy câu chửi này nhắm đến một nhóm chống Cộng cuồng Trump đang chống Đoan Trang, với lý do tổ chức Trump (mà Trang tham gia) vốn chống Trump, thân Đảng Dân chủ Mỹ:

Trước đó, ngày 30/09, một thành viên VOICE khác là Trịnh Hữu Long cũng buồn phiền vì bị cánh “cuồng Trump” vu là “Cộng sản nằm vùng”:

Trong khi đó, Trịnh Hữu Long cũng viết rằng cánh “cuồng Trump” mang thứ văn hóa gia trưởng, độc đoán đã đưa Cộng sản lên nắm quyền ở Việt Nam. Như vậy, cánh tả và cánh hữu của phong trào dân chửi đang coi nhau như Cộng sản, khiến phong trào này chưa bao giờ nhiều Cộng sản hơn thế:


Trong thực tế, cánh “cuồng Trump” không sai khi viết rằng VOICE có quan hệ với Đảng Dân chủ Mỹ. Cuối năm 2016, Trịnh Hội và một nhóm ca sĩ thân VOICE đã quay clip kêu gọi cộng đồng người Việt ở Mỹ bầu cho Hillary Clinton, thay vì một kẻ “thiếu kinh nghiệm, kỳ thị chủng tộc, ăn nói bừa bãi, khinh thường người di dân, khinh thường đàn bà phụ nữ, chống đối những người tị nạn, làm mất mặt cả một đất nước, nguy hiểm cho nhân loại” như Donald Trump:

Sau khi Trump đắc cử, trang Luật khoa Tạp chí của Trịnh Hữu Long và Đoan Trang than khóc rằng “ngày tàn của chủ nghĩa pháp quyền toàn thế giới đã điểm”:
Năm 2017, Mai Khôi (thân Đoan Trang) giơ biểu ngữ “Đái lên Trump” để chào đón Trump đến Việt Nam, trong khi Nguyễn Vi Yên (thành viên Luật khoa Tạp chí, nay là Quản lý Đào tạo của VOICE) nhân danh tự do ngôn luận để bênh vực hành động này:

Năm 2018, VOICE tiếp đón nhân viên NED Larry Diamond, và Nguyễn Vi Yên kêu gọi cộng đồng tham gia dịch Tạp chí Dân chủ của NED; trong khi vào tháng 3 cùng năm, Trump đã đề nghị cắt 2/3 ngân sách dành cho NED:

Như vậy, dường như giới chống Cộng Việt Nam đang trở thành công cụ giành phiếu của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ. Sự nghiệp phục quốc của họ ngày càng gian khổ, khi ngoài nghĩa vụ chống Cộng, giờ họ còn có thêm nghĩa vụ chống nhau.

Dù Donald Trump là người như thế nào, giới chống Cộng đã thất bại trong việc chứng minh rằng họ có thể sống với nhau một cách tự do, dân chủ.

****
Link tài liệu (xếp theo trình tự thời gian):

* Về vụ Liên minh Đảng Xanh buộc nghị viên Jan Zahradil từ chức Báo cáo viên Thường trực về EVFTA”

_ “EVFTA: nhân quyền mờ nhạt và sự nhún nhường từ EU?” – An Viên (VNTB), 06/11/2019

Trích: “…Phòng thương mại EU chính là nơi vận động hành lang bận rộn của giới chính trị gia các nước có hình ảnh nhân quyền tệ hại, và giới doanh nhân EU. Nói cách khác, để đảm bảo “thương mại” trên hết, và làm lu mờ giá trị “nhân quyền” thì Phòng thương mại này được đánh giá là một cứ điểm khá quan trọng. Quay trở lại vấn đề Việt Nam, cần thừa nhận rằng, nhân quyền Việt Nam trong mắt EU hiện thời cực kỳ mờ nhạt so với những giá trị thương mại mà EU được hưởng lợi. Đó là lý do giải thích vì sao, Chủ tịch Ủy ban Nghị viện EU, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) và Phó Chủ tịch Jan Zahradil trong chuyến thăm 3 ngày tại Hà Nội vào cuối tháng 10 vừa qua đã tiếp tục đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam và chuẩn bị tỉ mỉ cho việc phê duyệt Hiệp định EVFTA và IPA. Và Séc, quốc gia “vận động hành lang” để làm mờ nhạt nhân quyền Campuchia trước đó đã tiếp tục góp phần làm mờ nhạt nhân quyền Việt Nam, khi một hội thảo về triển vọng hợp tác kinh tế và đầu tư giữa các công ty Việt Nam và Séc, và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam do EVFTA đem lại được thảo luận tại Prague vào ngày 25/10. Lucie Vondrackova, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại và các tổ chức kinh tế quốc tế thuộc Bộ Công thương Séc, cho biết EVFTA mang lại lợi ích lớn cho cả EU và Việt Nam, bao gồm cả Cộng hòa Séc…”.

baocalitoday.com/viet-nam/evfta-nhan-quyen-mo-nhat-va-su-nhun-nhuong-tu-eu.html

_ “Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA” – Phạm Chí Dũng, 14/11/2019

boxitvn.net/bai/66686

_ “Tình hình EVFTA và IPA (1) hiện nay: các XHDS độc lập Việt Nam cần làm gì?” – Thục Quyên (BVN), 19/11/2019

boxitvn.net/bai/66790

_ “…Tôi khá sốc khi nghe tin họ bắt ông Phạm Chí Dũng, cựu thành viên đảng cộng sản, đã từ lâu tranh đấu cho quyền con người . Ông cũng là chủ tịch hội nhà báo độc lập thường xuyên làm việc trong một môi trường thù nghịch (cfr. RSF). Nhất là việc này xảy ra vài giờ sau khi ông Jan Zahradil , báo cáo viên (phụ trách dự thảo EVFTA ) của EP, một nghị sỹ Châu Âu của nước Cộng Hòa Séc, thuộc khối bảo thủ, một người hoài nghi về liên minh châu âu, một người trong cùng khối chính trị với NVA, đã bác đề nghị của tôi nhằm nghe một nhân chứng đại diện các tổ chức xã hội dân sự về nhân quyền, cùng chung (together with) với Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và CdC (chamber of commerce). Và tôi đã biết cách đây hai tuần ông Phạm Chí Dũng đã gửi thư cho ông Chủ Tịch Quốc Hội và các ông Chủ Tịch Ủy Ban thương mại quốc tế, Ủy Ban ngoại giao, và Ủy Ban nhân quyền để báo động về tình trạng xuống cấp ở Việt Nam và thái độ quá dễ dãi xuề xoà của (délégation) phái đoàn EU ở Hà Nội. (…) Việc này vẫn phù hợp với nghị quyết của Quốc Hội Âu Châu ra đúng một năm trước ( cũng xin nhắc lại , tại thời điểm ấy ông Jan Zahradil đã tránh phát biểu vì muốn làm VN vừa lòng )…” – Saskia Bricmont viết hôm 22/11/2019, Thehuong Luong dịch sang tiếng Việt, Doan Hoa đăng hôm 03/12/2019

Ghi chú: Doan Hoa (Đoàn Phú Hòa) là thành viên Nhóm Văn Lang, có con gái làm cho tổ chức PIN. Lương Thế Hương là thành viên VOICE Europe.

facebook.com/doan.hoa.9/posts/10157195064674822?__tn__=-R

Bài gốc của Saskia Bricmont:

facebook.com/bricmontsaskia/posts/796057334147854

_ “Nghị sỹ Saskia Bricmont yêu cầu Nghị viện châu Âu xem xét hoãn thông qua EVFTA vì việc bắt giam TS Phạm Chí Dũng” – Bricmont soạn hôm 22/11/2019, Phương Thảo (VNTB) dịch hôm 28/11/2019

boxitvn.net/bai/66964
_ “Nghị viên kêu gọi EU ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam vì nhân quyền” – VOA, 26/11/2019
voatiengviet.com/a/nghi-vien-keu-goi-eu-ngung-phe-chuan-hiep-dinh-thuong-mai-voi-vn-vi-nhan-quyen/5181815.html

_ “Vận động Quốc hội CHLB Đức về nhân quyền cho Việt Nam” – Nguyễn Văn Đài (RFA), 28/11/2019

rfa.org/vietnamese/news/blog/meeting-with-representative-from-german-parliament-for-vn-human-right-11282019220844.html

_ “Nghị viên Châu Âu tranh luận ‘không cân sức’ về EVFTA” – VOA, 04/12/2019

Trích: “… Báo cáo viên Jan Zahradil, người phụ trách hồ sơ EVFTA và EVIPA của Việt Nam, đồng thời là nghị sỹ đại diện của Cộng hòa Czech, thừa nhận rằng ông nghiêng về hướng thúc đẩy cho thông qua hai hiệp định, vì rằng “nhiệm vụ của ông là hoàn thành công việc.” Trong phát biểu, ông Zahradil nhắc mọi người rằng hai hiệp định này không phải là “để thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam.”…”.

voatiengviet.com/a/nghi-vien-chau-au-tranh-luan-khong-can-suc-ve-evfta/5192415.html

_ “Dân biểu Châu Âu chỉ trích Việt Nam khi thảo luận việc phê chuẩn EVFTA” – RFA, 06/12/2019

rfa.org/vietnamese/in_depth/eu-parliament-members-lambasted-vn-when-talking-evfta-ratification-12062019075425.html

_ “XIN NGƯỜI VIỆT HÃY BÀY TỎ QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH, YÊU CẦU EVFTA PHẢI TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN” – Lương Thị Huyền (FB cá nhân), 06/12/2019, 13:53

Ghi chú: Lương Thị Huyền là thành viên BPSOS, hiện sống ở Đài Loan.

facebook.com/luong.huyen.752/posts/1378928035600093

_ “Yêu cầu kêu gọi mọi người vào like comment của Chị Thuc-Quyen Nguyen về bài viết của ông dân biểu QHÂC Bernd Lange ngày 2/12 Making EU trade deals work for citizens . Người Việt hãy tỏ thái độ đòi EVFTA phải tôn trọng nhân quyền.” – Lê Hữu Đào (FB cá nhân), 06/12/2019, 14:18

Ghi chú: Lê Hữu Đào là Chủ tịch tổ chức “Cộng đồng Người Việt tại Liège”.

facebook.com/dao.liege/posts/10215507965354358?__tn__=-R

_ “Zahradil 'conflict of interest' over EU-Vietnam trade deal” – Nicolaj Nielsen (EU Observer), 09/12/2019

euobserver.com/institutional/146829

_ “EV-FTA: Nghị viên EU tham gia tổ chức có quan hệ mật thiết với đảng CSVN” – Văn Khiêm (Luật khoa Tạp chí), 09/12/2019
luatkhoa.org/2019/12/ev-fta-nghi-vien-eu-tham-gia-to-chuc-co-quan-he-mat-thiet-voi-dang-csvn

_ “Tờ EU Observer đã có bài dài bất ngờ về việc “Năm 2016 ông Zahradil được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Liên hiệp Hội người Việt Nam ở Châu Âu”. Tôi nhớ rằng đã có một người hỏi trực tiếp về việc này dưới một status của ông Zahradil trước kỳ bầu cử vào Nghị viện Châu Âu, ông đã phủ nhận và khẳng định đó là những điều nhảm nhí. Giờ đây thì ít ra ông khẳng định là ông làm việc đó không có thù lao!. Và lập luận thế này thì hơi kì: “Mọi thứ và mọi đối tác, bằng một cách nào đó, đều dính tới Đảng cộng sản. Điều đó không thể tránh khỏi, nó cũng giống như ở Trung Quốc”. Tôi xin lưu ý là có khoảng gần 96 triệu người Việt và trong đó có gần 4 triệu người (được gọi là) cộng sản, ở Séc thì các tổ chức cơ sở của ĐCS gần như hoạt động trong bí mật, tôi không quen người Việt nào ở đây mà tự nguyện xưng họ là người cộng sản. Và có một khoảng cách rất lớn giữa “làm đối tác” và “nhận chức vụ” trong một tổ chức nằm dưới Mặt trận tổ quốc VN. Đọc những lý luận của ông làm tôi hồi tưởng tới một câu tục ngữ Séc mà trong tiếng Việt cũng có câu tục ngữ tương đương rất xứng tầm. Các bạn có biết đó là câu tục ngữ nào không?” – Pham Huu Uyen (FB cá nhân), 09/12/2019, 15:41

Ghi chú: Phạm Hữu Uyên là thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech. Các comment cho thấy sự phối hợp giữa VOICE và Nhóm Văn Lang.

facebook.com/pham.uyen.18/posts/2925781234101197

_ “ĐẢNG XANH CHÂU ÂU YÊU CẦU HOÃN LẠI VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ BÃI NHIỆM ỦY VIÊN BÁO CÁO ZAHRADIL” – Hiếu Bá Linh (Thoibao.de), 09/12/2019, 22:55

Ghi chú: Hiếu Bá Linh từng viết bài cho VNTB.

facebook.com/thoibao.de/posts/1204959436369148?__tn__=K-R

_ “Nghị viên châu Âu từ chức sau khi bị cáo buộc có ‘liên hệ’ với Đảng Cộng sản Việt Nam” – VOA, 10/12/2019

voatiengviet.com/a/uy-vien-nghi-vien-chau-au-bi-nghi-co-lien-he-voi-dang-cong-san-viet-nam/5200056.html

_ “Bài phát biểu của bà Maria Arena Chủ tịch uỷ ban Nhân quyền EU với cộng đồng người Việt ở Âu châu trong ngày 10/12/2019” – Diên Vỹ (VNTB), 17/12/2019

boxitvn.net/bai/67372

_ “Phỏng vấn Dân Biểu Saskia Bricmont về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-VN” – Phạm Minh Hoàng (Việt Tân), thực hiện ngày 10/12/2019

facebook.com/chantroimoimedia/posts/2772541019456099/

_ “Hier, l’@ACAT_France était présente au @Europarl_FR à Bruxelles, accompagnée de représentants de @viettan et de @RSF_inter @JulieMajerczak, pour enjoindre les eurodéputés à différer la ratification de l’#EVFTA tant que le #Vietnam bafouera les droits humains en toute impunité” – Jade Dussart (Twitter), 11/12/2019

twitter.com/JadeDussart/status/1204826125848977415

_ “Có tới 300 tù nhân chính trị tại Việt Nam” – Hiếu Bá Linh (BVN), 11/12/2019

boxitvn.net/bai/67226

_ “CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI ÂU CHÂU VÀ BIỂU TÌNH NHÂN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10/12/19 Tại BRUXELLES” – Việt Tân, 13/12/2019, 14:00

Trích: “…Điểm son trong cuộc biểu tình 10/12 tại Bruxelles hôm nay, có sự tham dự của bà Maria Arena chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu là 1 trong những người đầu tiên phản đối EVFTA và bà dân biểu Saskia Bricmont đặc trách về Mậu Dịch Thương mại giữa Âu Châu và Việt Nam. Hai vị dân biểu này đã lên tiếng rất mạnh mẽ chống hiệp định thương mại giữ ÂC và VN nếu Nhân Quyền không được tôn trọng tại Việt Nam. (…) 1 số vị dân biểu như là bà Saskia Bricmont và 1 người dân biểu người Bỉ cũng rất phẫn nộ về sự kiện là ông dân biểu người Czech Jan Zahradil là người báo cáo thường trực của EVFTA từ nhiều năm nay đang có 1 sự liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền CSVN. Đây là sự đụng chạm lợi ít không thể chấp nhận được trong QHAC và những người đó đã yêu cầu tạm ngưng tiến trình phê chuẫn EVFTA…”.

facebook.com/viettan/posts/10159515972210620

_ “Jan Zahradil, nghị viên Séc tại EU đã từ chức Báo cáo viên về thỏa thuận Mậu dịch tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam sau khi bị phát hiện có dính líu với một số tổ chức, hội đoàn người Việt thân cận với sứ quán Việt Nam tại Séc và chính quyền cộng sản Việt Nam.” – Nguyễn Cường (FB cá nhân), 19/12/2019, 23:11

facebook.com/photo.php?fbid=3025937417439243&set=a.494841313882212&type=3

_ “Nghị sĩ châu Âu (S&P) yêu cầu Việt Nam đảm bảo quyền lao động và nhân quyền trước khi có thể chấp nhận thỏa thuận thương mại” – Diên Vỹ (VNTB), 20/12/2019

boxitvn.net/bai/67420

* Về danh tính của Nguyễn Thục Quyên:

_ Mục 3 trong “Điểm tin Lề trái số 19” ghi lại một số thông tin về Nguyễn Thục Quyên, thành viên VETO:

diemtinletrai.wordpress.com/2019/10/29/diem-tin-le-trai-so-19-07-10-2018-gioi-chong-cong-lo-chuyen-nhat-the-hoa-ho-dang-cong-san/

_ Bài cho thấy Thục Quyên trên VNTB và Thục Quyên VETO là cùng một người sống ở Đức:

nguoivietxaque.info/thoi-su/viet-nam/ha-noi-thai/

* Quá trình VETO tác động vào EVFTA:

_ “EVFTA: Cơ hội hành động” – Thục Quyên, 06/09/2018

danlambaovn.blogspot.com/2018/09/evfta-co-hoi-hanh-ong.html

_ “Giá trị nhân quyền trong buổi điều trần về EVFTA” – Thục Quyên, 17/10/2018

baotiengdan.com/2018/10/17/gia-tri-nhan-quyen-trong-buoi-dieu-tran-ve-evfta/

_ ““Vườn Rau” và “EVFTA”” – Thục Quyên, 17/01/2019

baotiengdan.com/2019/01/17/vuon-rau-va-evfta/

* Các thư, kiến nghị về EVFTA:

_ “Luật Khoa đăng ký tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ” – Luật khoa Tạp chí, 05/11/2018

Trích: “…Tổ chức này có tên chính thức là Legal Initiatives for Vietnam (LIV – Sáng kiến Pháp lý Việt Nam)…”.

luatkhoa.org/2018/11/luat-khoa-dang-ky-to-chuc-phi-loi-nhuan-tai-my/

_ “Các tổ chức phi chính phủ thúc giục EU hoãn thông qua Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam” – HRW, 24/01/2019

boxitvn.blogspot.com/2019/01/cac-to-chuc-phi-chinh-phu-thuc-giuc-eu.html

_ “48 tổ chức gởi thư ngỏ đến Quốc Hội Châu Âu: Nhân quyền trước khi có tự do mậu dịch với VN” – 25/09/2019

webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:8khRfKMh7q8J:viettan.org/45-to-chuc-goi-thu-ngo-den-quoc-hoi-chau-au-nhan-quyen-truoc-khi-co-tu-do-mau-dich-voi-vn/+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-b-d

_ “Thư ngỏ về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam của các tổ chức quốc tế” – 04/11/2019

webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:OL5qETykERIJ:viettan.org/thu-ngo-ve-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-eu-viet-nam-cua-cac-to-chuc-quoc-te/+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-b-d

* Về việc một số gương mặt chống đối trong nước phát biểu về EVFTA trong cuộc gặp giới chức ngoại giao Đức và Czech

_ “Trước tiên, tôi xin cám ơn tới tất cả mọi người, trong buổi sáng nay đã cùng lo lắng cho tôi sau stt “ an ninh ập đến nhà và đòi vào nhà tôi “. (…) Chuyện sáng nay thực sự, tôi không hiểu tại sao và lý do là gì khiến họ như vậy?... Nhưng chỉ sau bữa ăn tại ĐSQ Đức tôi mới hiểu vì sao. Đơn giản là: Họ muốn cấm tôi tới đây dùng bữa trưa, theo lời mời của ngài Thứ trưởng bộ ngoại giao Đức…” – Cao Vĩnh Thịnh (FB cá nhân), 05/12/2019, 15:42

facebook.com/photo.php?fbid=3498434036841081&set=a.598031630214684&type=3

_ “Quốc Vụ khanh Đức gặp gỡ giới tranh đấu Việt Nam” – VOA, 06/12/2019

voatiengviet.com/a/quoc-vu-khanh-duc-gap-go-gioi-tranh-dau-vietnam/5195385.html

_ “EVFTA : điểm mù trong cuộc vận động quốc tế của XHDS Việt Nam” – Thục Quyên (VNTB), 09/12/2019

boxitvn.net/bai/67186
_ “Ăn sáng với đại điện sứ quán các nước Visegrad, Czech, Balan, Slovak và Hungary. 31 năm trước Tổng thống Pháp F. Miterand ngày 10/12/1988 mời các nhà hoạt động Tiệp Khắc đến sứ quán Pháp ăn sáng. Giữa họ có Vaclav Havel mới ra tù và mang cả bàn chải đánh răng theo phòng khi lại bị bắt. Theo truyền thống đó Sứ quán Czech tổ chức bữa sáng nay từ 9 đến 11 giờ. Nói chuyện đủ thứ về nhân quyền, vụ 39 nạn nhân đến EVFTA.” – Nguyễn Quang A (FB cá nhân), 10/12/2019, 12:12

facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/2633059866922039

_ “Hôm nay là ngày Nhân quyền Thế giới. Chúng tôi đã kỉ niệm ngày này… cùng nhau dùng bữa sáng với những người bạn Việt Nam.” – ĐSQ Séc tại Hà Nội, 10/12/2019, 15:48

facebook.com/CzechEmbassyHanoi/posts/602767943598048?__tn__=-R

_ “Lần đầu tiên trong lịch sử, đại sứ CH Séc tại Việt Nam gặp gỡ giới bất đồng chính kiến và những người hoạt động xã hội.” – Nguyễn Cường (FB cá nhân), 11/12/2019, 02:24

facebook.com/nguyen.cuong.712/posts/3004225576277094?__tn__=-R

_ “ĂN SÁNG TẠI ĐẠI SỨ QUÁN CZECH 10-12-2019 Ông Đại sứ Cộng hoà Czech (ngồi giữa bên trái), Đinh Thảo, Nguyễn Anh Tuấn, phó Đại sứ CH Czech, đại diện EU, Vi, Phó Đại sứ Slovakia, Anh Chí, người phụ trách chính trị và nhân quyền Đại sứ quán Ba Lan, mình, ông Đại sứ Hungary (lẽ ra có Mai Khôi nhưng vì MK đang ở Mỹ nên không dự được)…” – Nguyễn Quang A (FB cá nhân), 11/12/2019, 07:48

facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/2633916900169669?__tn__=-R

* Vụ Thục Quyên tranh luận với Nguyễn Quang A và Nguyễn Hữu Vinh về thái độ với EVFTA:

_ “EVFTA : điểm mù trong cuộc vận động quốc tế của XHDS Việt Nam” – Thục Quyên (VNTB), 09/12/2019

boxitvn.net/bai/67186

_ “EVFTA không phải để “dạy đời” hay “tuyên bố hời hợt”” – Quang Thành (VNTB), 11/12/2019, 00:00

facebook.com/ijavn.org/posts/1198423620354318/

* Các bài tuyên truyền công kích Bộ luật Lao động sửa đổi 2019:
_ “Luật Lao động sửa đổi 2019 - Đối phó và mơ hồ” – Lê Ngọc Anh (BBC), 09/12/2019

bbc.com/vietnamese/forum-50703655

_ “Thực hư chuyện 'công đoàn' độc lập được thừa nhận ở VN?” – BBC, 11/12/2019

Trích lời Tường An: “…Một điều mà chúng ta chắc chắn sẽ xảy ra là họ (chính quyền) sẽ sử dụng những hành lang pháp lý để ngăn cản sự phát triển của các tổ chức này, tức là họ sẽ đưa ra những nghị định, những nghị quyết để giới hạn những tổ chức này. Cho nên bà nghị viên của Liên minh châu Âu (EU), trong ủy đàm phán về hiệp định ban thương mại EVFTA, bà Saskia Bricmont, cũng nói rằng: "Trước khi sửa đổi luật Lao động, thì Việt Nam phải sửa đổi lại Luật hình sự." Điều đó rất là đúng, vì nếu không họ sẽ sử dụng những luật Hình sự bên cạnh đó để mà kết tội những người muốn thành lập và một điều mà tôi nghĩ rằng rất có thể xảy ra: "Việt Nam sẽ tìm cách qua mặt thế giới, qua mặt EVFTA bằng cách là họ sẽ chuyển những công đoàn cơ sở thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trở thành những công đoàn mà chúng ta tạm gọi là giữa hai dấu ngoặc kép "độc lập"…”

bbc.com/vietnamese/vietnam-50733240

_ “Công đoàn trong luật Lao động mới có thật sự độc lập?” – Ca Dao (Tiếng Dân), 14/12/2019

baotiengdan.com/2019/12/14/cong-doan-trong-luat-lao-dong-moi-co-that-su-doc-lap/

* Về lời kêu gọi “thân Mỹ, thoát Trung, thay đổi chế độ”:

_ “David Hutt: 'Việt Nam sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc'” – BBC, 12/12/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50742453

_ “Triển vọng đối tác chiến lược Việt-Mỹ” – Nguyễn Quang Dy (BVN), 16/12/2019

boxitvn.net/bai/67352

_ “Đối tượng của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam” – Vũ Tường (Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, ĐH Oregon), 19/12/2019, 01:31

facebook.com/usvietnamcenter/posts/133830191399959?__tn__=H-R

Về “Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ - ĐH Oregon”, do Vũ Tường đứng đầu:

facebook.com/usvietnamcenter/posts/100481378068174?__tn__=K-R

* Về “Học bổng Xã hội Dân sự” của VOICE:

_ “Học bổng Xã hội Dân sự lần thứ 11”

drive.google.com/file/d/1-UnRReqef_52TC6PMj7wU4sFTZpn_3vK/view?fbclid=IwAR0hh-qprnapd8ReRChsVQWMngT6qAEJUA3t2M7HZNnOxgG9ni79cSmO7lc

_ “CHIA SẺ TỪ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO - NGUYỄN VI YÊN” – VOICE, 05/12/2019, 20:49

facebook.com/VOICEforVietnam/photos/a.1155907474611743/1155907574611733/?type=3&__tn__=H-R

_ “HÔM NAY, MÌNH COME OUT :”>” – Ngọc Diệp (VOICE), 06/12/2019, 08:30

facebook.com/VOICEforVietnam/photos/a.1155907474611743/1156380554564435/?type=3

_ “Những con người ở VOICE là ai?” – Kelvin (VOICE), 09/12/2019, 09:00

facebook.com/VOICEforVietnam/photos/a.1155907474611743/1158775610991596/?type=3&__tn__=H-R

_ “Đã một tuần kể từ khi tôi về Saigon, nhưng trong tâm trí tôi vẫn còn chứa một nỗi niềm mong nhớ đến những người quý mến nhất mà tôi có ở VOICE và cả vùng đất xinh đẹp Philippines…” – Donald (VOICE), 09/12/2019, 14:00

facebook.com/VOICEforVietnam/posts/1158797640989393?__tn__=K-R

_ “TẠI SAO KHÔNG?” – Lucas (VOICE), 10/12/2019, 20:30

facebook.com/VOICEforVietnam/photos/a.1155907474611743/1159707004231790/?typ

e=3&__tn__=-R

_ “5 cơ hội từ Học bổng VOICE 11” – VOICE, 11/12/2019, 21:07

facebook.com/VOICEforVietnam/posts/1161497610719396?__tn__=-R

_ “HỌC BỔNG VOICE, ĐI ĐỂ TRỞ VỀ” – Mai (VOICE), 16/12/2019, 14:00

facebook.com/VOICEforVietnam/photos/a.1155907474611743/1165756720293485/?type=3&__tn__=-R

_ “VOICE CÓ PHẢI LÀ PHẢN ĐỘNG?” – VOICE, 19/12/2019, 11:12

facebook.com/VOICEforVietnam/posts/1168524326683391?__tn__=K-R

3 nhận xét:

  1. việc hiệp định tự do thương mại EVFTA giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu EU được thông qua sẽ hứa hẹn cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên trong tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ đó không chỉ là kết quả của quá trình đàm phán thể hiện những điểm mạnh của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn là quá trình đấu tranh của Việt Nam trước những đối tượng đã liên tục lợi dụng những sự việc trong nước để xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Những biểu hiện trên cho thấy hoạt động của VOICE không phù hợp với pháp luật Việt Nam, vì vậy công an có lý do để ngăn chặn tổ chức này. VOICE nói riêng, và giới “dân chửi” nói chung, không nên tiếp tục đánh đồng “xã hội dân sự” của người dân với những hội nhóm đánh thuê cho ngoại quốc.

    Trả lờiXóa
  3. dường như giới chống Cộng Việt Nam đang trở thành công cụ giành phiếu của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ. Sự nghiệp phục quốc của họ ngày càng gian khổ, khi ngoài nghĩa vụ chống Cộng, giờ họ còn có thêm nghĩa vụ chống nhau.
    Dù Donald Trump là người như thế nào, giới chống Cộng đã thất bại trong việc chứng minh rằng họ có thể sống với nhau một cách tự do, dân chủ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog