Chia sẻ

Tre Làng

Về phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng: NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA NGÀNH TƯ PHÁP


Hôm 15/6/2020, tại phiên họp thảo luận về kinh tế xã hộ​i​ và ngân sách Nhà nước, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu: "Họ nói, chưa từng bao giờ thấy niềm tin tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ" và "Những sai lầm của tố tụng, sai lầm tư pháp đừng đổ lỗi cho những đại biểu Quốc hội là làm rối. Đại biểu Quốc hội không bao giờ đi làm rối đất nước này". Ngay sau phát biểu này đã có nhiều đại biểu khác và các cử tri đã có phản ứng. 

Việc các đại biểu tranh luận chừng mực trước Quốc hội phản ánh bầu không khí chính trị dân chủ, văn minh. Hầu hết các ý kiến là khách quan, mang tính xây dựng. Nhiều đại biểu đề xuất các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc rất cụ thể. Tuy nhiên đại biểu Nhưỡng phát biểu với thái độ không mấy bình thường, phủ nhận mọi thành tựu của hệ thống tư pháp là không ổn. Nguy hiểm hơn, nó dẫn dụ, hướng lái người dân hiểu sai lệch bản chất vấn đề và tạo cơ hội cho những kẻ chống phá lợi dụng. 

Về điểm này, có thể đặt vấn đề, rằng các đại biểu khác cũng trách nhiệm, cũng phát biểu nhưng người dân không hiểu sai và kẻ xấu không hề lợi dụng. Ngược lại, phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thường cung cấp cho cử tri bức tranh tối màu trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước khiến cử tri hiểu sai và phát biểu của ông thường bị lợi dụng. Người dân sẽ hỏi vì sao đài RFA, BBC, VOA không lợi dụng ý kiến của các đại biểu khác mà chỉ lợi dụng ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng?

Cá nhân tôi cho rằng, có thể cái tâm của ông Lưu Bình Nhưỡng là tốt, nhưng phát biểu của ông Nhưỡng không khách quan. Ông bỏ qua mọi nỗ lực cố gắng của cả hệ thống tư pháp, nhưng lại xoáy sâu vào những khuyết điểm, hạn chết tỏng một vài vụ việc cụ thể, sau đó dùng phép quy nạp không hoàn toàn để đánh giá toàn bộ nền tư pháp.

Ai cũng biết, một cán bộ phường xã có thái độ hỗn hào với người dân thì không có nghĩa toàn bộ cán bộ ở phường xã đó xấu và cả phường xã đó chỉ toàn khuyết điểm mà không có thành tích gì. Một tiến sĩ phát biểu ngu ngốc thì không có nghĩa cả trường đại học đó là vứt đi. 

Tương tự như thế, lịch sử Quốc hội đã có những người bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội như bà Đặng Thị Hoàng Yến (2012), bà Châu Thị Thu Nga (2015), bà Phan Thị Mỹ Thanh (2017), ông Đinh La Thăng (2019)... Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các đại biểu khác cũng xấu như vậy, và càng không thể phủ nhận những thành tích của Quốc hội các khóa.

Trở lại vấn đề, tôi không biết đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nghĩ như thế nào mà lại chỉ chăm chăm xoáy vào những hạn chế của nền tư pháp rồi kết luận cả nền tư pháp là kém cỏi, tệ hại.

Ở đây, tôi chỉ xin nhắc lại những thành tích nổi bật nhất trong 15 năm qua, kể từ khi thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị, với mục tiêu: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao".

Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là chiến lược cải cách tổng thể về nội dung với lộ trình dài hạn 15 năm (từ năm 2005 đến năm 2020) nhằm khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập của công tác tư pháp, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra; bảo đảm đồng bộ với cải cách lập pháp và cải cách hành chính. 

Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm gồm những định hướng cải cách lớn: (1) Hoàn thiện thể chế tư pháp; (2) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; (3) Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp: Luật sư, giám định, công chứng; (4) Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp; (5) Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp; (6) Tăng cường hợp tác quốc tế; (7) Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp; (8) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp. 

Qua 15 năm thực hiện, có thể kể ra những thành tựu quan trọng sau đây:

1. Hoàn thiện thể chế về tư pháp

Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 và gần 70 luật, pháp lệnh liên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp và quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp. 

Hiến pháp năm 2013 được ban hành với nhiều nội dung đổi mới quan trọng, được khẳng định là bản Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đối với lĩnh vực tư pháp, đổi mới bao trùm của Hiến pháp được thể hiện trên 3 định hướng lớn: Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật; tăng cường kiểm soát quyền lực tư pháp.

Trên cơ sở 3 định hướng lớn trên, Hiến pháp năm 2013 xác lập nhiều quyền và nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, tiệm cận với tư pháp tiến bộ thế giới. Hiến pháp quy định bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; làm sâu sắc thêm nguyên tắc suy đoán vô tội, khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Bổ sung và khẳng định quyền được xét xử công bằng - lần đầu tiên Hiến pháp nước ta quy định quyền quan trọng này, đây chính là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho tranh tụng được thực hiện. Khẳng định “xét xử công khai” để bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bổ sung và khẳng định quyền được xét xử kịp thời trong thời hạn luật định.

Hiến pháp mới đề cao và bảo đảm quyền bào chữa (người bị buộc tội có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa); các luật tố tụng có nhiệm vụ thiết lập các cơ chế để người bị buộc tội thực hiện quyền Hiến định quan trọng này. Khẳng định trách nhiệm của Nhà nước phải bồi thường nếu để xảy ra oan, sai; các cán bộ tư pháp làm oan, sai có trách nhiệm bồi thường. Bổ sung nguyên tắc kiểm soát quyền lực tư pháp; có cơ chế kiểm soát bên trong, kiểm soát từ bên ngoài, kiểm soát giữa các khâu, các giai đoạn tố tụng; kiểm soát của các cơ quan chuyên môn; kiểm soát của cơ quan dân cử và nhân dân.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; không ai được phép áp đặt hay can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán. Thẩm phán có quyền và có nghĩa vụ xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình. Để bảo đảm nguyên tắc này, TANDTC quán triệt toàn hệ thống Tòa án: Không được hạn chế thời gian dành cho tranh tụng; các vấn đề nêu ra trong tranh tụng phải được giải quyết đến cùng, không bị bỏ lửng và phải được thể hiện trong bản án; mọi chứng cứ, ý kiến nêu ra đều phải được Hội đồng xét xử quan tâm như nhau, những chứng cứ, ý kiến không được chấp nhận phải ghi rõ lý do trong bản án. Tòa án tuyên án phải trên cơ sở kiểm tra chứng cứ công khai tại phiên tòa và quá trình tranh tụng.

Để thế chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành đồng bộ các luật về tổ chức các cơ quan tư pháp, điển hình là: 

- Luật Tổ chức TAND năm 2014; 

- Luật Tổ chức VKSND năm 2014; 

- Luật Tổ chức Cơ quan điều tra năm 2015. 

Các luật này đã thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, toàn diện các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng liên quan đến các cơ quan tư pháp; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp các nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa, pháp lý của nước ta, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành các luật về nội dung tư pháp gồm các đạo luật: 

- Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm 426 điều; trong đó sửa 362 điều, bổ sung mới 73 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 8 điều. BLHS năm 2015 có nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. 

- Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 6 phần, 27 chương và 689 điều với nhiều chế định mới, tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự đa dạng trong tình hình mới. 

Quốc hội cũng ban hành các luật về hình thức tư pháp gồm các đạo luật: 

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; BLTTDS năm 2015; 

- Luật TTHC năm 2015 với rất nhiều nội dung mới bám sát yêu cầu cải cách tư pháp. 

Quốc hội cũng kịp thời ban hành các luật về bổ trợ tư pháp gồm các đạo luật: 

- Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012), 

- Luật Giám định tư pháp năm 2012, 

- Luật Công chứng năm 2006…

2.Hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp

Đối với Cơ quan điều tra, phân định hợp lý thẩm quyền giữa các cấp của Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp tỉnh điều tra hầu hết các vụ án. Cơ quan điều tra cấp trung ương chỉ điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng Thẩm phán TANDTC hủy để điều tra lại hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều địa phương hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia. Phân định hợp lý thẩm quyền giữa Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên. Điều tra viên được tiến hành hầu hết các biện pháp có tính chất phát hiện hoặc làm sáng tỏ sự thật vụ án. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có các thẩm quyền có tính chất quyết định việc “đóng, mở” tố tụng và các thẩm quyền liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt gồm: ghi âm, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Đối với VKSND, đổi mới bộ máy theo 4 cấp gồm: VKSNDTC, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện; phân định hợp lý thẩm quyền giữa Viện trưởng và Kiểm sát viên. Kiểm sát viên được tiến hành hầu hết các biện pháp có tính chất phát hiện hoặc làm sáng tỏ sự thật vụ án. Viện trưởng có các thẩm quyền có tính chất quyết định việc “đóng, mở” tố tụng và các thẩm quyền liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Tăng cường chức năng điều tra, truy tố các tội xâm phạm tư pháp: do chủ thể tội phạm đặc biệt (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên…) nên áp dụng cơ chế đặc biệt, gắn điều tra và truy tố trong Viện kiểm sát. Chỉ giao thẩm quyền cho VKSNDTC và gắn với quyền lực cao nhất là Viện trưởng VKSNDTC.

Đối với TAND, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. TAND tuân thủ nguyên lý hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Bộ máy tổ chức của TAND được đổi mới thành 4 cấp gồm: TANDTC, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện. Phân định hợp lý thẩm quyền giữa Chánh án và Thẩm phán ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa. Thẩm phán được tiến hành hầu hết các biện pháp có tính chất phát hiện hoặc làm sáng tỏ sự thật vụ án. Chánh án có các thẩm quyền có tính chất quyết định việc “đóng, mở” tố tụng và các thẩm quyền liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Các Tòa án đổi mới tổ chức phiên tòa theo hướng tiếp thu hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng; đổi mới cả nội dung và hình thức tố tụng như việc bố trí lại mô hình phòng xử án nhằm thực hiện nguyên tắc của Hiến pháp về bảo đảm tranh tụng và công bằng trong xét xử, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử đối với cơ quan tư pháp bằng nhiều hình thức giám sát; tạo các cơ chế để cơ quan báo chí, người dân giám sát các cơ quan tư pháp. Đặc biệt, Tòa án có cơ chế tạo thuận lợi để người dân giám sát hoạt động tư pháp, như: công khai bản án trên mạng; bước đầu tiến hành thụ lý đơn qua mạng; công khai quy trình, thủ tục tư pháp; thực hiện cải cách hành chính tư pháp một cửa…

Theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị thì Viện kiểm sát, Tòa án phải có nhân sự tham gia cấp ủy cùng cấp; trong 15 năm các cơ quan chức năng đã tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp. Các cấp ủy, tổ chức Đảng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa cơ chế lãnh đạo của Đảng với tư pháp; thực hiện chặt chẽ, thường xuyên công tác cán bộ. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp; thực hiện cơ chế giao ban định kỳ với các cơ quan tư pháp. Hệ thống cơ quan tham mưu về công tác nội chính được tái thành lập và kiện toàn từ Trung ương đến các tỉnh ủy, thành ủy.

3. Xây dựng đội ngũ chức danh tư pháp

Cho tới thời điểm cuối năm 1029, đội ngũ cán bộ TAND và VKSND các cấp có trên 15.000 người; 100% cán bộ đạt trình độ đại học trở lên. Việc đổi mới hệ thống ngạch chức danh tư pháp từ cấp hành chính (huyện, tỉnh, tối cao) sang ngạch nghiệp vụ (sơ cấp, trung cấp, cao cấp, tối cao); mỗi cấp có thể bố trí nhiều ngạch Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên đã đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án. Đổi mới ngạch Thẩm phán TANDTC và ngạch Kiểm sát viên VKSNDTC. Thẩm phán TANDTC do Quốc hội phê chuẩn, kèm theo đó là tăng tuổi công tác, tăng chế độ, tăng trách nhiệm.

Hệ thống TAND áp dụng chế độ thi tuyển chức danh tư pháp thay cho chế độ xét tuyển. Việc thi tuyển chức danh Thẩm phán được thực hiện thông qua Kỳ thi tư pháp quốc gia. Việc áp dụng chế độ thi tuyển đã góp phần khắc phục những hạn chế, tùy tiện, cảm tính trong bổ nhiệm chức danh tư pháp thời gian qua; buộc mỗi cán bộ phải tự học, tự đào tạo mới có thể vượt qua kỳ thi; từ đó góp phần nâng cao chất lượng từng cơ quan tư pháp cũng như cả hệ thống tư pháp. Cải cách thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp (Luật cũ: bổ nhiệm lần đầu và bổ nhiệm lại đều nhiệm kỳ 5 năm. Luật mới: bổ nhiệm lần đầu nhiệm kỳ 5 năm và bổ nhiệm lại nhiệm kỳ 10 năm). Cụ thể hóa tiêu chuẩn của từng ngạch chức danh tư pháp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp, tối cao) để minh bạch trong bổ nhiệm và thuận lợi cho cán bộ căn cứ để phấn đấu, rèn luyện (Luật cũ quy định chung chung, không rõ ràng). 

Việc ban hành “Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức và ứng xử của Thẩm phán” là cơ sở để mỗi Thẩm phán tự tu dưỡng, rèn luyện, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tăng cường liêm chính tư pháp; đồng thời để Nhà nước và xã hội có căn cứ giám sát, đánh giá năng lực và phẩm chất của Thẩm phán.

Cùng với đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cũng tăng cường bảo đảm các điều kiện hoạt động cho cơ quan tư pháp. Công tác đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp và xây dựng các cơ sở đào tạo luật, đào tạo các chức danh tư pháp ngày càng được quan tâm. Nhiều trụ sở làm việc, kho tang vật được đầu tư xây dựng; tăng cường phương tiện làm việc, trang thiết bị nghiệp vụ và phương tiện đi lại phục vụ công tác; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, tiến tới xây dựng Tòa án điện tử.

4. Mở rộng hợp tác quốc tế. 

Đến nay, nước ta đã có quan hệ hợp tác về tư pháp, pháp luật với gần 100 quốc gia và tổ chức quốc tế. Việt Nam cũng tham gia nhiều định chế tư pháp quốc tế như: Interpol; Hiệp hội Công tố viên quốc tế; Hội đồng Chánh án thế giới và khu vực; Tòa án trọng tài thường trực PCA; đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định đa phương, song phương (các Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định dẫn độ, Hiệp định chuyển giao người chấp hành hình phạt tù…). 

Việt Nam cũng chủ động hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như xây dựng pháp luật; trao đổi kinh nghiệm; trao đổi thông tin; đào tạo cán bộ; hỗ trợ nguồn lực; hỗ trợ nhau trên các diễn đàn quốc tế… Quá trình tham gia, Việt Nam đã chuyển từ tôn trọng, thừa nhận, cam kết thực thi sang chủ động đề xuất, sáng kiến. Kết quả hợp tác quốc tế về tư pháp đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của các cơ quan tư pháp Việt Nam trên trường quốc tế.

Với chiến lược cải cách tư pháp tổng thể cùng lộ trình dài hạn 15 năm, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã từng bước khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập của công tác tư pháp, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra; bảo đảm đồng bộ với cải cách lập pháp và cải cách hành chính. 15 năm cải cách tư pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. 

Sơ bộ về những thành tự nổi bật nhất của ngành tư pháp nước nhà để đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thấy và ghi nhận. Rất không nên phủ nhận sạch trơn những thành quả của các cơ quan tư pháp và càng không nên đánh giá hoạt động của cơ quan tư pháp thời gian gần đây là tệ hại.

Cuối cùng, tôi có mấy ý thế này: Làm đại biểu Quốc hội cần chú ý khi phát biểu trước quốc dân đồng bào, từ thái độ, câu cú đến nội dung để người dân hiểu đúng mà các thế lực thù địch không thể lợi dụng để chống phá đất nước. Những thông tin đã đưa ra trước Quốc hội cần phải được kiểm chứng từ cơ quan có trách nhiệm, không thể đọc báo mạng, xem đài địch rồi cứ thế đưa lên. Nhận xét về cá nhân hay tổ chức phải khách quan, toàn diện, xem xét cả cái được lẫn cái chưa được với tinh thần xây dựng. Và cuối cùng đại biểu Quốc hội cần hiểu biết, lắng nghe, cầu thị, luôn tự soi tự sửa để tốt hơn mới được.

8 nhận xét:

  1. Nghe bài phát biểu của Nhưỡng thấy rõ ông đang cổ vũ cho lực lượng chống đối, trói buộc lực lượng chuyên chính. Bóp chết phản động từ trong trứng, phát hiện kịp thời...đối với ông Nhưỡng là vi phạm nhân quyền, mất dân chủ, không tôn trọng nhân dân..Theo đó hãy để cho chúng hoạt động mạnh lên rộng ra,rồi mới xử lý là nhân quyền dân chủ. Giờ ông lại chê tư pháp qua việc dẫn vụ Hồ Duy Hải, thực sự não ông không có nếp nhăn rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Đại biểu QH là người được nhân dân tin tưởng bầu ra , là đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Là những nhà lập pháp , quyết định những chủ trương lớn của nhà nước .Đại diện cho nhân dân thượng tôn pháp luật, 2 ông nghị sĩ LBN và DTQ chỉ thấy nhặt lá đá ống bơ khai thác thông tin vỉa hè đầu phố lại đi đai diện cho một tổ chức phản loan /// này thật tiếc cho lá phiếu của nhân dân. Ông chê ngành tư pháp nhưng không biết trước khi nói ông đã uốn lưỡi 7 lần chưa!

    Trả lờiXóa
  3. Thật sự là không thể chấp nhận nổi với bài phát biểu của một người với cương vị là địa biểu Quốc hội, ông lấy căn cứ từ những đâu để phát biểu câu đấy đừng có nói là từ vụ án Hồ Duy Hải sự thật đã quá rõ ràng trong khi đó Hải bị kết tội là chính xác. Một đại biểu ăn nói một cách mơ hồ vô căn cứ cần phải xa lại tư cách đại biểu của mình khong thì vào trong trại ngồi.

    Trả lờiXóa
  4. Chỉ một phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng không thể phủ nhận sạch trơn những thành tựu của tư pháp Việt Nam được. Ông không thể vin vào một vài sai sót mà phủ nhận cả một lịch sử tư pháp Việt Nam như thế được, điều đó quá vô lý và phiến diện

    Trả lờiXóa
  5. phát ngôn của Lưu Bình Nhưỡng thật phiến diện và mang tính chủ quan. Chẳng nhẽ bao nhiêu thành tựu công sức của ngành đều đổ sông đổ biển chỉ một sơ sót trong quá trình điều tra một vụ án ư, thật sự vô lý hết sức

    Trả lờiXóa
  6. Khi báo cáo trước QH, cứ phải nêu thành tích hay sao? tự sướng mãi hay sao? Phản biện là tiêu cực thì xã hội toàn màu hồng thôi sao? Hả mấy ông người máy?

    Trả lờiXóa
  7. Lưu bình địa mà ngu có gia phả.

    Trả lờiXóa
  8. Đại biểu Quốc hội thì kể cả nhận thức và phát biểu phải có tâm, có tầm, không thể chỉ nghe nói mà không có kiểm chứng đã kết luận và lên án; bởi nếu chỉ nghe nói thì chẳng biết đâu mà lần vì mỗi người nói một kiểu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog