Chia sẻ

Tre Làng

Vụ Hồ Duy Hải: Mượn danh "Thương tôn pháp luật" để phi chính trị hóa hệ thống Tư pháp

Bài chép từ Fb 

Sáng 18-5-2020, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Quận 11, ông Lê Minh Trí, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho biết ông đã có báo cáo gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực thi quyền giám sát tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải. Ông cũng tuyên bố một cách rất “thách thức” rằng: “Kháng nghị vụ Hồ Duy Hải là đúng pháp luật. Ai nói Viện trưởng kháng nghị sai, xin hãy chỉ ra”.

Tất nhiên là các đại diện cử tri của Quận 11, TP Hồ Chí Minh không ai lại đi chỉ ra chuyện kháng nghị đúng-sai một cách “ngang xương” như vậy. Bởi họ đến dự cuộc tiếp xúc cử tri với nhiều câu hỏi cấp thiết hơn nhiều về các chính sách của Nhà nước và nhiều vấn đề xã hội sát sườn với cuộc sống của họ mà họ thấy cần được giải đáp và giải quyết chứ không riêng gì vụ Hồ Duy Hải ? Vậy mà báo chí chỉ nhắc đến việc ông Viện trưởng giải trình về lập trường của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Sự “nhào nặn” của một số báo chí cả trong và ngoài nước đã biến cuộc tiếp xúc cử tri (mà ông Viện trưởng chỉ là một trong các đại biểu Quốc hội tham gia cuộc tiếp xúc đó) trở thành một cuộc “vận động” cho lập trường của Viện Kiểm sát tối cao về việc kháng nghị giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.

Vậy đối chiếu với pháp luật Việt Nam về kháng nghị giám đốc thẩm của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải, chúng ta thấy gì ?

1- Về thời hạn và thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.

Khoản 2, Điều 279 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, đang có hiệu lực thi hành) quy định: “Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ”.

Đây là quy định không giới hạn thời hạn kháng nghị chứ không phải là không giới hạn số lần kháng nghị. Vì vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vào ngày 24-10-2011 đã có quyết định không kháng nghị bản án phúc thẩm đối với bị cáo Hồ Duy Hải thì không thể sử dụng lại quyền kháng nghị. Đối với Tòa án Nhân dân tối cao cũng vậy.

Điều này có nghĩa là khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm (hoặc tái thẩm) đối với vụ án mà sau đó lại tái kháng nghị đối với cùng một vụ án là không đúng thẩm quyền. Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chỉ có thể phục hồi kháng nghị khi có ý kiến đồng thuận từ kết quả việc giám sát tối cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với vụ án. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã ra quyết định kháng nghị khi chưa có ý kiến giám sát tối cao từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đương nhiệm. Đó là điều pháp luật không cho phép làm

2- Về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm:
Điều 371, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”

Trong Quyết định kháng nghi giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao cho rằng “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử” (tức phần đầu của Khoản 2, Điều 371) nhưng lại không dẫn ra toàn bộ quy định tại khoản này để làm căn cứ là cũng không đúng pháp luật. Bởi vì khi hiểu đầy đủ quy định của khoản này thì:
- Không phải tất cả những “vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trung điều tra, truy tố, xét xử” đều có thể lấy làm căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.
+ Chỉ có những “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử” nào được chứng minh là đã “dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” thì mới được lấy làm căn cứ để ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã không chứng minh được vế thứ hai. Tại phiên xử cuối cùng của Tòa Giám đốc thẩm ngày 8-5-2020, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã làm rõ và đi đến kết luận rằng việc tiến hành các thủ tục tố tụng đối với Hồ Duy Hải là có “sai sót” nhưng không phải là “làm oan”, không “dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” và do đó, không làm thay đổi bản chất của vụ án.

Báo chí, người viết sách cắt câu, xén chữ để hướng lái người đọc đến những nhận thức sai lầm mà còn bị lên án kịch liệt. Điển hình là vụ cuốn sách “Gạc Ma – Vùng tròn bất tử” đã cắt đi chữ “trước” để biến mệnh lệnh “Không được nổ súng trước” thành ra “Không được nổ súng”. Còn một cơ quan tư pháp hàng đầu của đất nước lại xén đi cả một mệnh đề trong quy định của pháp luật rồi lấy đó làm căn cứ cho hành động pháp lý của mình thì quả thật là không thể hiểu nổi.

3- Ý kiến chuyển đơn (thư) khiếu nại (kêu oan) có phải là căn cứ để ra kháng nghị giám đốc thẩm không ?
Ngày 17-5-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ban hành Quyết định số 639/QĐ-CTN bác đơn xin ân giảm (xin tha tội chết và giảm án xuống tù cung thân) của tử tù Hồ Duy Hải. Đây là văn bản pháp lý chấm dứt quá trình tố tụng đối với một vụ án hình sự và bản án đã tuyên phải được thi hành. Trường hợp sau đó, nếu có đủ chứng cứ để chứng minh tử tù bị xét xử oan cũng không thuộc quá trình tố tụng của vụ án. Còn việc Văn phòng Chủ tịch nước (đương nhiệm) truyền đạt ý kiến đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao xem xét và “giải quyết theo đúng quy định và thẩm quyền” là văn bản hành chính để chuyển đơn (thư) khiếu nại cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Văn bản này không thể thay thế và cũng không có giá trị pháp lý để phủ nhận Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17-5-2012 của Chủ tịch nước để Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao lấy đó làm căn cứ khi ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Đơn giản là vì Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước được ban hành bới một cấp có thẩm quyền thấp hơn Chủ tịch nước và không phải là văn bản pháp lý.

4- Tại sao Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải không đúng pháp luật về tố tụng nhưng Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn mở phiên xét xử giám đốc thẩm ?

Pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành không cho phép Tòa án Nhân dân tối cao bác bỏ (một phần hoặc toàn bộ) kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp mà không qua xét xử tại một phiên tòa được mở công khai (trừ các phiên tòa có liên quan đến bí mật Nhà nước). Chức trách, nhiệm vụ của tòa án là vẫn phải mở phiên tòa xét xử công khai mà không căn cứ vào việc kháng nghị của Viện kiểm sát (hoặc kháng cáo của bị can) là đúng hay sai. Việc xác định kháng nghị hoặc kháng cáo đúng hay sai phải được một phiên tòa xét xử minh bạch và phán quyết công khai tại tòa.

Vì vậy, những lập luận rằng vì sao Tòa án Nhân dân tối cao thấy kháng nghị của Viện Kiểm sát tối cao là không đúng thủ tục pháp luật nhưng vẫn mở phiên tòa giám đóc thẩm để xét xử là những lập luận hết sức sai trái. Trong khi đó thì những kẻ tung ra các lập luận này lại suốt ngày ra rả nói về việc cần công khai và minh bạch. Đến khi người ta làm việc rất đúng luật để công khai và minh bạch thì chính những kẻ đó lại hỏi tại sao làm vậy. Thật đúng là những lập luận lố bịch và đầy chất mỵ dân rẻ tiền.

Theo của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về xét xử giám đốc thẩm, ngoài quy định về việc xét xử độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật, Hội đồng Giám đốc thẩm chỉ xử án theo hồ sơ, bút lục và có quyền xem xét toàn bộ vụ án chứ không chỉ hạn chế trong những nội dung của kháng nghị. Thành phần tham dự phiên tòa thì trừ bên kháng nghị bắt buộc phải có mặt, việc triệu tập (hoặc mời) các thành phần khác tham dự thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân tối cao. (xem các điều 383, 384, 386 và 387 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Việc Tòa án xét xử và phán quyết chấp nhận (toàn bộ hay một phần) hoặc bác bỏ (toàn bộ hay một phần) kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát phải được xem xét, đối chiếu, tranh luận công khai tại tòa giữa bên kháng nghị và bên xét xử. Phán quyết tại tòa giám đốc thẩm phải được hình thành trên cơ sở biểu quyết công khai tại tòa, không bỏ phiếu nghị án kín như các phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm. (khoản 3, Điều 386, Điều 388 và 389, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành). Tại phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải ngày 8-5-2020, Hội đồng Giám đốc thẩm đã áp dụng Điều 389 của Bộ luật Hình sự hiện hành: “Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.”

5- Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền bác bỏ quyết định giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân tối cao không ?

Câu trả lời là KHÔNG vì:

- Xét về yếu tố nguồn gốc của quyền lực thì cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đều do các đại biểu Quốc hội bầu ra, có nghĩa là họ ngang hàng nhau về cấp có thẩm quyền đã ủy nhiệm quyền lực cho họ.
- Theo phân công nhiệm vụ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, chủ yếu làm công tác lập pháp như ban hành Pháp lệnh và các Nghị quyết, tham mưu cho Quốc hội ban hành các đạo luật và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động hành pháp, tư pháp và các hoạt động khác của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các bộ, ngành. Còn Tòa án Nhân dân tối cao là một trong bộ ba cơ quan tư pháp của Nhà nước (Cơ quan điều tra các cấp, Viện Kiểm sát và Tòa án), giữ quyền tối cao về tư pháp của Nhà nước và giữ quyền xét xử trong hoạt động tư pháp.

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thừa ủy quyền của Quốc hội để giám sát tối cao đối với các hoạt động của Tòa án Nhân dân tối cao, trong đó có hoạt động xét xử; có quyền kiến nghị Tòa án Nhân dân tối cao xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của mình. Nhưng xin nhớ cho rằng đây là quyền giám sát và kiến nghị chứ không phải là quyền của cấp trên ra lệnh cho cấp dưới phải làm hoặc quyền của cấp trên bác bỏ phán quyết của cấp dưới vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Tòa án không nằm trong cùng một lĩnh vực công tác.

Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội dựa trên những căn cứ mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét thấy quyết định của Hội đồng thẩm phán là trái pháp luật, hoặc có căn cứ mới, xuất hiện nhân chứng mới .v.v… làm thay đổi bản chất của vụ án thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao giải quyết dưới sự giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp này, Tòa án Nhân dân tối cao có thể mở lại các phiên giám đốc thẩm nhưng thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng đối với vụ án vẫn thuộc về Tòa án Nhân dân tối cao. Luật Tố tụng hình sự không cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội được hủy bản án mà Tòa án đã tuyên và cũng không được làm thay Tòa án trong việc xét xử.

Chỉ có những người có thói quen tư duy một cách lạc hậu và sai lầm y như thời phong kiến rằng có thể lấy quyền của cấp trên để “đì” cấp dưới, lấy quyền Vua “đì” Tể tướng, lấy quyền Tể tướng “đì” Tam công, lấy quyền Tam công “đì” Lục bộ.v.v… thì mới nghĩ rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền bác bỏ phán quyết của Tòa án Nhân dân tối cao hay ra lệnh cho Tòa án Nhân dân tối cao phải xét xử và phán quyết theo ý định của họ. Nói đúng hơn cả thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ có quyền giám sát tối cao chứ không có quyền can thiệp, làm thay công việc của Tòa án Nhân dân tối cao. Ấy thế mà những người cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần bác bỏ phán quyết của Tòa án Nhân dân tối cao lại vẫn suốt ngày ra rả rằng phải áp dụng cơ chế tam quyền phân lập của Mỹ và phương Tây; rằng các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải có quyền làm việc độc lập. Thật chẳng khác nào họ tự vả vào mồm mình.

6- Lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ăn nói hai lời !

Khi trả lời các cử tri Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho biết trong báo cáo trình Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát cho rằng bị án Hồ Duy Hải có “khả năng” bị oan vì Hồ Duy Hải không có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ án. Nhưng tại Tòa Giám đốc thẩm, vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (Phó Viện trưởng) lại cho rằng cần trả lại hồ sơ để điều tra từ đầu theo thủ tục tái thẩm vì có dấu hiệu của hành vi hiếp dâm của Hồ Duy Hải. Cũng trong khi trình bày ý kiến tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã khẳng định rằng Viện không kháng nghị việc Hồ Duy Hải bị oan mà là chỉ kháng nghị về những vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong quá trình điều tra. Đây là lối làm việc và phát ngôn thiếu nhất quán, rất khó có thể chấp nhận được của các cán bộ tư pháp cấp cao trước những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Hồ Duy Hải.

Tại tòa, Hội đồng thẩm phán căn cứ hồ sơ của vụ án, các bút lục lời khai của nghi can, lời khai của nhân chứng, các biên bản khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra, đối chiếu với hành vi của Hải bán dây chuyền của nạn nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh (nhưng thiếu mặt bích vì bị rơi lại trong áo nạn nhân) và một số vật dụng khác bị Hải chiếm đoạt trong Bưu điện Cầu Voi đã khẳng định Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường vụ án.

Các căn cứ chứng minh Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường đã được Tòa Giám đốc thẩm làm rõ tại tòa. Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã không thể đưa ra bất cứ một luận chứng nào khả dĩ thuyết phục để bác bỏ các chứng cứ này. Trong khi đó thì một số “bài báo bẩn” chỉ dựa vào những lời đồn đại không được xác minh và lấy đó làm chứng cứ để ích động dư luận.

7- Chuyện “trước thớt, sau dao” và chuyện “trên đe, dưới búa”.

Khi mới phát hiện vụ án và khám nghiệm hiện trường, các điều tra viên không nghĩ rằng cái thớt gỗ tròn chính là một trong các hung khí. Họ cho rằng nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng ngã xuống vị trí của cái thớt. Còn việc cái thớt có ở vị trí đó thì được suy đoán là trong quá trình giằng co, xô đẩy giữa nạn nhân và thủ phạm, cái thớt bị rơi từ bàn bếp xuống nền nhà. Vì vậy, họ đã không thu giữ. Đối với con dao thì càng khó hơn bởi chỉ một tuần sau, khi khám nghiệm hiện trường đã xong, một công nhân mới phát hiện ra con dao giấu sau bảng nhưng hoàn toàn sạch sẽ. Các điều tra viên đã không nhận định đó là hung khí gây án.

Tuy nhiên, hơn 2 tháng sau, đến khi xác định được Hồ Văn Hải có mặt ở hiện trường và trở thành nghi can của vụ án và qua lời khai của Hải thì các điều tra viên mới biết được Hải đã dùng thớt đập vào đầu nạn nhân Hồng, sau đó dùng dao cắt cỏ. Đối với nạn nhân Vân thì Hải dùng ghế đập đầu, sau đó mới dùng dao cắt cổ.

Cả Tòa Giám đốc thẩm và Cơ quan điều tra đều thừa nhận đây là những sai sót khi khám nghiệm hiện trường và thu thập chứng cứ. Và phía cơ quan điều tra đã phải đi đường vòng để xác định chắc chắn về cái thớt và con dao.

Căn cứ vào sự mô tả của Hải, họ đã mua về cái thớt và con dao để Hải nhận diện. Sau đó, đối chiếu với bản ảnh chụp hiện trường và xác định chính xác cái thớt nằm cạnh đầu nạn nhân Hồng là một trong các hung khí mà Hải đã sử dụng để gây án. Cái thớt đó, con dao đó cũng được sử dụng để thực nghiệm điều tra dựng lại hiện trường và sau đó được đem tiêu hủy vì không phải là vật chứng của vụ án mà chỉ là dụng cụ phục vụ điều tra.

Thế nên tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đã không có chuyện cái thớt và con dao mua ở chợ được trưng ra trước tòa với tư cách là một vật chứng như nhiều tờ báo đã nắc đi đay lại. Do đó, mọi luận điệu về việc mua cái thớt và con dao ở chợ về để dùng làm vật chứng đều là xuyên tạc sự thật. Từ đó, kích động các suy diễn vu cáo cơ quan điều tra và công kích Hội đồng giám đốc thẩm.

8- “Nguyễn Văn Nghị” và “Nguyễn Hữu Nghị”.

Nhiều trang mạng đã dẫn ra những tờ báo, trong đó có cả báo Công an Nhân dân đăng tin vè việc Công an tỉnh Long An từng triệu tập một nghi can có tên là Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979, quê quán ở Cai Lậy, Tiền Giang và cho rằng người này là bạn của nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân. Tuy nhiên, trong tất cả các tài liệu lưu trữ của Công an tỉnh Long An về vụ án Hồ Duy hải giết người, cướp tài sản không có bất kỳ một người nào có liên quan hoặc không có liên quan nhưng được triệu tập do nghi ngờ tên là Nguyễn Văn Nghị. Hồ sơ lưu trữ cho thấy chỉ có một nghi can ban đầu là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1985, trú tại ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Sở dĩ Công an Long An triệu tập Nguyễn Hữu Nghị đến làm việc hồi 13h 30’ ngày 14-1-2008 (chưa đầy một ngày sau khi vụ án xảy ra) vì trong số nhật ký của nạn nhân có nhắc đến tên anh này. Thân nhân và bạn bè của các nạn nhân cũng xác định có biết Nguyễn Hữu Nghị là bạn của nạn nhân. Tuy nhiên, kết quả xác minh việc sử dụng thời gian của Nguyễn Hữu Nghị cho thấy anh ta đã có mặt ở địa điểm khác khi xảy ra vụ án. Khoảng 19h tối 13-1-2008, Nguyễn Hữu Nghị có mặt tại nhà ông Nguyễn Thanh Nhàn (đối diện với nhà của Nghị) để đánh bài xập xám với chủ nhà và ông Nguyễn Văn Tròn (cư ngụ gần nhà Nghị). Đến 21 giờ tối 13-1-2008, đám đánh bài giải tán, ai về nhà nấy.

Tại biên bản làm việc với cơ quan Công an, các ông Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Văn Tròn đều xác nhận sự việc nói trên. Đây là chứng cứ ngoại phạm để cơ quan điều tra loại Nguyễn Hữu Nghị ra khỏi diện nghi vấn.

Theo quy định, hồ sơ về những đối tượng có nghi vấn nhưng sau đó được giải nghi không được đưa vào hồ sơ vụ án mà chỉ được lưu trữ trong nhóm hồ sơ nghiệp vụ để phục vụ công tác và bảo đảm danh dự cho người đã được giải nghi. Vì vậy, việc luật sư Trần Hồng Phong, được triệu tập đến tòa giám đốc thẩm để “trình bày chứng cứ mới” đòi tòa công bố hồ sơ của Nguyễn Văn Nghị vừa vô lý, lại vừa vị phạm thẩm quyền, chức trách và nguyên tắc làm việc của luật sư.

Thậm chí, tháng 6-2016, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của từ tù Hồ Duy Hải còn viết một lá đơn gửi Công an tỉnh Long An tố cáo một người có tên là Nguyễn Văn Nghị đã giết hai chị em Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân vào tối 13-1-2008. Trong buổi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ngày 6-6-2016, bà Loan đã không đưa ra được bất cứ một bằng chứng hay manh mối cụ thể nào về hành vi giết người của người mà bà ta cho đó là Nguyễn Văn Nghị. Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An hỏi về các chứng cứ hay manh mối thì bà này trả lời rằng chỉ biết người này thông qua… báo chí; chứ không hề có căn cứ nào khác. Ngày 14-6-2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã có Thông báo số 245/TB-CQCSĐT trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Loan, trong đó khẳng định rằng không có người tên là Nguyễn Văn Nghị liên quan đến vụ án mà chỉ có Nguyễn Hữu Nghị là bạn của cô Hồng, đã được xác minh và có chứng cứ ngoại phạm để giải nghi.

Nhưng chưa hết ! Lá đơn tố điêu này còn châm ngòi cho những suy diễn “động trời” của không ít người, trong đó có cả những “tiến sĩ luật” đã cho rằng Công an đã “đánh tráo” Nguyễn Văn Nghị bằng Nguyễn Hữu Nghị để anh này chạy sang Canada trốn tội ?! Có những kẻ còn lấy cả ảnh của Huấn luyện viên Đỗ Văn Hùng ở Thành phố Hồ Chí Minh để nói láo rằng đó là ảnh của Nguyễn Văn Nghị đang trốn tại Canada, báo hại anh Hùng phải nhận sự chửi rủa của nhiều người nông nổi, thiếu hiểu biết. Thật mỉa mai cho thói ăn không nói có này là cho đến thời điểm này, Nguyễn Hữu Nghị vẫn đang cư trú tại ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Còn Nguyễn Văn Nghị thì vẫn ở Cai Lậy, Tiền Giang.

Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn tệ hạy của nhiều người này là sai lầm của báo chí. Họ biết thừa rằng Cơ quan điều tra không bao giờ cung cấp thông tin về vụ án một khi chưa làm sáng tỏ. Đó là quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Nhưng vì quen thói làm việc theo kiểu “bắc chõ nghe hơi”, luôn hãnh tiến muốn biết trước thiên hạ, phát ngôn trước thiên hạn và hơn nữa là “cầm đèn chạy trước ô tô” muốn làm điều tra còn siêu việt hơn cả cơ quan điều tra nên khi nghe phong phanh có người tên là Nghị đến làm việc với cơ quan điều tra, thế là nghi can có tên Nguyễn Văn Nghị ra đời. Và theo thói quen viết phóng sự trong phòng máy lạnh của không ít phóng viên báo chí, đặc biệt là báo mạng, khi có một báo nào đó đăng thông tin thì y như rằng, nhiều báo khác đã copy past để đăng kiểu “ăn theo” mà không cần xác minh, kiểm chứng

Điều tệ hại hơn là suốt từ đó đến nay, những tờ báo đã đăng sai tên họ của anh Nguyễn Hữu Nghị đã không hề có một lời cải chính, đính chính; để đến tận phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đại diện Viện Kiểm sát vẫn căn vặn tòa rằng tại sao không đưa hồ sơ của nghi can Nguyễn Văn Nghị vào hồ sơ vụ án.

Còn từ phía những kẻ “giàu trí tưởng tượng” thì chúng còn cho rằng Nguyễn Văn Nghị (sinh năm 1979) là con của bà Trương Thị Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước. Một số khác thì cho rằng Nguyễn Văn Nghị là con của Đại tá Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang.

Thế nhưng nếu ai đó có hiểu biết hoặc chịu khó tìm thông tin kiểm chứng thì sẽ thấy những điều sau đây:

- Bà Trương Thị Mỹ Hoa có chồng (duy nhất) là ông Hà Văn Hiến. Vậy nếu tay Nghị kia là con bà Hoa thì phải là Hà Văn Nghị chứ nhỉ ?!

- Đại tá Nguyễn Văn Nhựt sinh năm 1965, còn Nguyễn Văn Nghị sinh năm 1979. Không lẽ ông Nhựt cưới vợ từ năm 13 hay 14 tuổi ?!

Đơn giản thế thôi cũng đủ để bóc mẽ những luận điệu lừa bịp rẻ tiền của những kẻ… “thiểu năng trí tuệ” nhưng lại làm cho khối người tin.

Điều may mắn cho bà Loan là pháp luật chưa hỏi đến bà về tội “tố điêu”. Theo Bộ luật Hồng Đức có từ thời phong kiến trước đây thì “tố điêu” (nay gọi là “vu khống” cho sang mồm) đã bị coi là phạm tội. Hơn nữa, “tố điêu” tội nào thì bị xử theo mức án của tội đó.

9- Những kẻ phản động, thù địch đang lợi dụng vụ án Hồ Duy Hải để phi chính trị hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Có thể nói rằng việc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra Quyết định số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22-11-2019 kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là một quyết định vội vàng, thiếu sự nghiên cứu thấu đáo đối với một vụ án truy xét có độ “mờ” và “khó” cực kỳ cao như vụ án này. Tuy nhiên, sự kiện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra kháng nghị và Tòa án Nhân dân tối cao mở phiên tòa Giám đốc thẩm là dịp để dư luận tỉnh táo hơn, khách quan hơn khi xem xét tại toàn bộ vụ án cũng như quá trình điều tra, rút kinh nghiệm để công tác điều tra, xét xử phải tỷ mỷ, chi tiết và hoàn thiện hơn cũng như để cho tội phạm không bị bỏ lọt.

Và chỉ có những thế lực phản động, thù địch lợi dụng vụ án này để tấn công vào bộ máy tư pháp Việt Nam là hết sức cay cú. Cho dùng chúng có vận động này nọ trên mạng, tán phát các tài liệu xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện để vu cáo thì chân lý vẫn đã và sẽ không bao giờ thuộc về những kẻ “to mồm” nhưng thiếu hiểu biết về pháp luật, thậm chí là “mù luật”; và không những thế, còn nuôi dưỡng những thiên kiến sai lầm, xấu xa vì mục đích cơ hội chính trị của cá nhân.

Từ nhiều năm nay, các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã lợi dụng nhiều vụ án xử lý những đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, chúng tạo ra cái gọi là “tù nhân lương tâm” để tạo dựng ngọn cờ, tiếp tục kích động chống phá Nhà nước, dưng chuyện, bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật, hướng lái dư luận để hạ uy tín của Đảng và Nhà nước Việt nam, gây nghi ngờ trong dư luận nhân dân, từ đó tạo ra sự rối loạn nội bộ Việt Nam

Trước đây, những thế lực phản động thù địch đã tung ra các luận điệu “Quân đội chỉ để bảo vệ Tổ Quốc chống ngoại xâm”, “Công an chỉ để bảo vệ dân, bảo vệ pháp luật” để hòng phi chính trị hóa Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân, vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với 2 lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước Việt Nam. Giờ đây, chúng tiếp tục lợi dụng 2 vụ án đặc biệt nghiêm trọng là vụ âm mưu gây bạo loạn và giết người ở Đồng Tâm, Mỹ Dức, Hà Nội (kéo dài từ năm 2016 đến đầu năm 2020, làm 3 người chết) và vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản ở Thủ Thừa, Long An (kéo dài từ năm 2008 đến nay, làm 2 người chết) để tiếp tục chống phá.

Lợi dụng khẩu tiệu “Thượng tôn pháp luật”, những kẻ phản động, thù địch không chỉ đơn giản là kêu oan cho Lê Đình Kình cùng đồng bọ, kêu oan cho Hồ Duy Hải mà sâu xa hơn, chúng đòi “PHI CHÍNH TRỊ HÓA PHÁP LUẬT” và đòi “PHI CHÍNH TRỊ HÓA CƠ QUAN LẬP PHÁP” của Nhà nước Việt Nam. Mục đích của chúng là tách Pháp luật Việt nam ra khỏi Hệ thống Chính trị của Việt Nam bao gồm Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Chính trị-Xã hội để “tước công cụ lập pháp” của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, để đi đến cái gọi là “trung lập hóa luật pháp” nhưng thực chất là vô hiệu hóa công cụ pháp luật, một trong những công cụ quản lý và điều hành xã hội đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Gần đây, một số người dân đã cho biết họ nhận được một số tiền gửi vào điện thoại của họ từ những địa chỉ không quen biết. Nhiều thì 100.000 VND, ít thì 50.000 VND với dùng tin nhắn rằng: Cảm ơn bạn đã có status/comment ủng hộ “Liệt sĩ Lê Đình Kình” hoặc Cảm ơn bạn đã có status/comment ủng hộ “tử tù bị oan Hồ Duy Hải”. Điều này cho thấy những kẻ phản động, thù địch đang muốn chuyển đổi phương thức hoạt động thù địch từ “biểu tình đường phố” thành “biểu tình trên mạng” để tiếp tục chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục dùng tiền để lừa bịp những người không hiểu biết, đánh vào lòng tham của người dân, kết hợp với hàng loạt địa chỉ mạng được tiết lập ở nước ngoài (chủ yếu ở Mỹ, Canada, Úc, Đức…) để tạo ra làn sóng dư luận chống đối Việt Nam trên mạng xã hội. Việc “lan truyền ngầm” những thông tin rằng cứ comment đi khắc sẽ được nhận tiền đã làm cho nhiều người mặc dù có thể không có động cơ chống đối nhưng đã đưa ra những comment sai trai, đả kích Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam với hy vọng sẽ nhận được “tiền công”.

Thực ra thì những thế lực phản động, thù địch ấy chẳng hề thương xót gì Lê Đình Kình hay Hồ Duy Hải. Cái mà chúng cần là những “xác chết lương tâm”, những “tử tội lương tâm” để bổ sung, thay thế cho đội ngũ cái gọi là “tù nhân lương tâm” đã quá nhàm chán và bị vạch mặt, chỉ tên. Và thêm nữa là trong thời buổi đại dịch COVID-19 đang hoành hành, chúng có kêu gọi người dân xuống đường biểu tình thì cũng không mấy ai dám mạo hiểu tính mạng và sức khỏe của mình để làm việc đó. Vì vậy, chúng lợi dụng công nghệ 4.0 để tạo ra những cái gọi là “biểu tình trên mạng xã hội” thông qua công cụ Internet mà chúng cho là có hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn, khó bị phát hiện hơn. Và chúng hy vọng tránh được sự trừng phạt của luật pháp để tiếp tục tán phát các tài liệu xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo Việt Nam, phá hoại cuộc sống bình thường của người dân cũng như thúc đẩy những âm mưu cô lập Việt nam trên trường quốc tế, bao gồm cả ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quốc phòng và an ninh.

Một khi kẻ địch đã thay đổi thủ đoạn thì các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, cụ thể là các cơ quan an ninh mạng và các cơ quan điều tra sẽ sớm có biện pháp đối phó để bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội !

Có lẽ vụ việc này vẫn chưa thể kết thúc. Khi con mồi “Nguyễn Văn Nghị” bị “tuột” mất, những kẻ “cố đấm ăn xôi” lại chuyển “thước ngắm” sang các “con mồi” khác như Đinh Thành Còi (nguyên cán bộ Công an Long An), như Lê Thanh Trí và như Nguyễn Mi Sol (suýt nữa đã là chồng của nạn nhân). Riêng đối với trường hợp Nguyễn Mi Sol thì có vẻ như bá Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước lại có thêm một “cháu ngoại” mới thay cho “cháu” Nguyễn Văn Nghị. Thật nực cười !

Những phát biểu của luật sư Trần Hồng Phong với BBC ngày 4-12-2019 cho thấy ông này đã bộc lộ mục đích “chính trị hóa” đối với vụ án Hò Duy Hải ngay từ khi Tòa án Nhân dân tối cao còn chưa mở phiên tòa giám đốc thẩm. Còn bản chất của những kẻ muốn bơm thổi, xuyên tạc vụ án này vẫn không hề thay đổi. Không phải ngẫu nhiên mà chúng làm ầm ỹ vụ này ngay trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời, chúng “bịt mắt che tai” trước những thành công to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn dân Việt Nam trong việc khống chế và đẩy lùi đại dịch COVID-19 cũng như những uy tín vang dội của Việt Nam trên trường quốc tế chỉ vì một tên tội phạm giết người, cướp tài sản. Do đó, thực chất tính mạng của Hồ Duy Hải, tình cảm thương con của bà Nguyễn Thị Loan trong con mắt của những kẻ đó không đáng đồng xu. Mục tiêu cuối cùng mà chúng muốn tấn công và triệt hạ là hệ thống tư pháp Việt Nam, là hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

Đưa thông tin kiểu mập mờ, nửa giả nửa thật, lấy hiện tượng đánh tráo với bản chất, lấy hình thức giả tạo để xuyên tạc nội dung nhằm đánh vào sự tò mò, vào tâm lý bán tín bán nghi của người dân luôn là thủ đoạn “Chiến tranh tâm lý” quen thuộc của các thế lực phản động, thù địch. Ngay việc kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải chỉ nhằm làm rõ những “SAI SÓT” trong quá trình điều tra nhưng đã bị “thuyền thông bẩn” và những kẻ cơ hội chính trị và mỵ dân bơm thổi lên thành một vụ “ÁN OAN” cũng đủ thấy mục đích thật sự của những kẻ đang nuôi dã tâm chống phá nền tư pháp Việt Nam.

Và tại nghị trường Quốc hội ngày 13-6-2020, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc đại biểu tỉnh Hậu Giang đã chỉ ra vấn đề: “Khi xét xử thì Hội đồng xét xử phải đọc hồ sơ, đưa ra và kiểm tra chứng cứ, qua các lời khai và tranh tụng tại phiên tòa mới đưa ra phán quyết đúng đắn… Không nên chỉ qua một vài trang giấy hoặc bình luận của báo để đưa ra quyết định, vì hiện nay có nhiều thế lực thù địch chống phá, cần hết sức cảnh giác…”

Đáp lại lời phát biểu thiếu thuyết phục của đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) rằng “nếu chsung ta không làm sai, làm trái thì ai chống phá ta được ?”, đại biểu Phạm Hồng phong đã chỉ rõ: “Ta chỉ đưa ra hiện tượng cá biệt đánh giá bản chất của một nền tư pháp là chưa đúng. Tôi chia sẻ mất mát gia đình, nhưng không nên gây bức xúc mang tính tiêu cực để giải quyết vụ việc mà thiếu suy nghĩ chín chắn, mà phải tiếp tục thực hiện các bước còn lại của pháp luật quy định”.

Về phần mình, tôi cũng xin thưa với đại biểu Hoàng Đức Thắng hai điều: Một là chắc chắn ở các cuộc họp Quốc hội, không ai nói rằng “Đại biểu Quốc hội nói theo báo chí, nói theo thế lực phản động, có dụng ý xấu”. Đó là do đại biểu Hoàng Đức Thắng “tự vơ vào”. Hai là ngay cả khi chúng ta làm đúng, làm rất đúng, thậm chí là đúng mười mươi đi nữa thì các thế lực phản động, thù địch vẫn cứ tìm mọi cách để chống phá với mọi thủ đoạn biến đúng thành sai, biến đen thành trắng, biến kẻ có tội thành người có công và ngược lại.v.v… Đó là vấn đề có tính quy luật. Chẳng lẽ là Đại biểu Quốc hội, ông Hoàng Đức Thắng lại không nhận thức được điều này ?

Còn ông Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh) thì đã rất sai lầm khi dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình rằng: “Một khi đã phạm khuyết điểm thì điều gì muốn bưng bít người ta cũng biết”. Rõ ràng là ông Nghĩa đã “đóng đinh trong đầu” mình rằng Tòa án đã phán quyết sai trong khi các đại biểu khác dù có băn khoăn về phán quyết của Tòa án Nhân dân tối cao nhưng không ai nói rằng Tòa án sai. Và ngay cả đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tại các phiên xử phúc thẩm cũng khẳng định rằng họ kháng nghị không phải là để “kêu oan” cho Hồ Duy Hải. Vậy, ông Nghĩa muốn gì ?

Không những thế, ông Trương Trọng Nghĩa còn xuyên tạc khi trích dẫn sai hoàn toàn ngữ cảnh của lời nói “Đừng thấy đỏ mà tưởng là chín” của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Vì Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói câu đó khi đang bàn về vấn đề công tác tổ chức cán bộ, về đánh giá cán bộ chứ không phải là về các vấn đề điều tra, công tố và xét xử các vụ án. Vậy sao ông Nghĩa không dẫn lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói về những kẻ mỵ dân cũng trong Hội nghị Trung ương vừa qua đi ?

Thật hết biết với mấy vị đại biểu này !












Ảnh 1: Di ảnh của hai chị em nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân.

Ảnh 2: Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Kỳ họp Quốc hội thứ 9 Khóa XIV về vụ án Hồ Duy Hải.

Ảnh 3: Bị cáo Hồ Duy Hải thú tội tại phiên xét xử sơ thẩm.

Ảnh 4: Trang Facebook của Việt Tân kích động cái gọi là “Cuộc chiến truyền thông cho Hồ Duy Hải”.

Ảnh 5: Bút lục đơn xin tha tội chết của Hồ Duy Hải (trang đầu)

Ảnh 6: Bút lục đơn xin tha tội chết của Hồ Duy Hải (trang sau, có xác nhân của cơ quan Công an).

Ảnh 7: Thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An trả lời bà Nguyễn Thị Loan về việc bà tố cáo người có tên là Nguyễn Văn Nghị phạm tội giết người tại Bưu điện Cầu Voi ngày 12-1-2008 là không đúng.

Ảnh 8: Đối tượng có nickname “Trần Linh” kêu gọi biểu tình vào ngày Chủ nhật, 31-5-2020.

Ảnh 9: Đối tượng có nickname “Hung Tran” kêu gọi biểu tình bạo động đòi trả tự do cho Hồ Duy Hải.

Ảnh 10: Các đối tượng trên mạng lợi dụng vụ án Hồ Duy Hải để… kiếm tiền.

Ảnh 11: Truyền thông bẩn nói Nguyễn Văn Nghị là cháu của nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.

Ảnh 12: Thông tin của nickname “Đoàn Minh Tuấn” nói láo rằng Nguyễn Văn Nghị là con của đại tá Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công an Tiền Giang.

Ảnh 13: Luật sư Trần Hồng Phong đã có động cơ chính trị rất rõ ràng ngay từ khi Tòa án Nhân dân tối cao còn chưa mở phiên giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải.

11 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch đang ra sức vin vào những sự kiện chính trị- xã hội để thông qua đó lồng ghép những tư tưởng, âm mưu của chúng nhằm phá hoại chế độ, đưa ra những yêu sách vô căn cứ. Chúng sẽ không đời nào từ bỏ dã tâm của chúng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy

      Xóa
  2. Nếu cơ quan điều tra không có sai phạm thì lũ bờ bờ cờ, bọn phản động trong và ngoài nước vv ... có gào lên cũng chả ai buồn nghe, nhưng ở đây phải nói là (do các cơ quan tư pháp kết luận) cơ quan điều tra có quá nhiều sơ hở/sai phạm không thể ngửi được cho các anh/chị đã được Nhà nước cho ăn học về điều tra mà lại không thực hiện đúng trình tự điều tra, vật chứng, hung khí không thu được thì điều tra cái gì? nên mới có nhiều ý kiến trái chiều như vậy; đừng bênh một ai cả, đừng đổ cho một cái nền gì cả, cứ phép công mà làm.

    Trả lờiXóa
  3. Lúc nào cũng có những kẻ yêu cầu nhà nước ta,đảng ta phải làm thế này, phải làm thế kia chứ,hay là họ đã từng yêu cầu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang của nhà nước ta, của TW Đảng ta, thế mà giờ đây họ lại chuyển sang yêu cầu phi chính trị đối với ngành tư pháp của nhà nước Việt Nam, đúng là những người kém hiểu biết về nhà nước pháp quyền của Việt Nam chúng ta rồi, tất cả mọi ban ngành đoàn thể, các Bộ và tổ chức ngang bộ, thì đều phải chịu dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của ĐCSVN chúng ta,đó là điều bất di bất dịch

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, bọn phản động có yêu sách gì đi chăng nữa cũng đều nhằm chống phá Việt Nam cả

      Xóa
  4. Hết chiến tranh mà đất nước vẫn phải đối phó với thù trong giặc ngoài, kẻ tham thì vì lợi ích bản thân mà nghe lời xúi giục, nhiều kẻ sĩ thì lại mang cái dân chủ, nhân quyền nửa vời làm lí do để đả đảo chống đối. Thực chất những kẻ vin vào vụ Hồ Duy Hải để chống đối, đả kích chính quyền nhà nước thì không thiếu, thế mới lộ rõ những thằng ăn cây táo rào cây sung.

    Trả lờiXóa
  5. Điều rõ nhất là Ủy ban thường vụ QH không có quyền bác bỏ quyết định giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân tối cao. Đọc kỹ bài viết này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về nhiều sự việc có liên quan tới vụ án HDH. Xin hãy nhớ vị trí cực kỳ quan trọng của ngành Tòa án, nơi có quyền phán xử các tội phạm, là nấc thang cuối cùng của ngành Tư pháp VN.

    Trả lờiXóa
  6. Bản chất vụ án Hồ Duy Hải đã quá rõ ràng, dù là có sai sót trong quá trình tố tụng, tuy nhiên trong quá trình thẩm tra lại vụ án đã kết luận vụ án không có gì thay đổi, hay nói cách khác là Hồ Duy hải không oan, chỉ có những kẻ cố tình không hiểu vấn đề mới bới móc vụ án lên.

    Trả lờiXóa
  7. Ngoài việc vạch mặt những kẻ phản động lợi dụng tự do Dân chủ để xuyên tạc, dựng chuyện nhằm bôi nhọ chế độ ta, bài viết còn là cái tát vào mặt những ông nghị, bà nghị thái hoá biến chất, chuyên rình rập những vấn đề nhậy cảm làm cơ hội để đánh bóng tên tuổi nhằm trục lợi trong kỳ bầu cử sắp tới. Để xem những con chuột sẽ chạy ra khi cháy nhà sẽ như thế nào

    Trả lờiXóa
  8. mấy ông nghị hồ đồ và vô chính trị, chỉ muốn nổi tiếng bất chấp, mỵ dân trục lợi. Khi chưa vào QH thì có làm đc việc gì ra hồn, cũng chỉ kiếm cơm như mọi người vào QH rồi thì bộc lộ rõ tâm địa, vô chính trị nhưng lúc nào cũng vỗ ngực là nhà chính trị. Trơ trẽn, lố bịch. Ăn bẩn chưa biết chừng!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog