Chia sẻ

Tre Làng

BÁO CHÍ QUỐC TẾ: Cứu sống phi công người Anh - Biểu tượng của cuộc chiến chống Covid-19

Khoai@

Rạng sáng nay 12/7/2020, chiếc máy bay Boeing 787-10 trong đó có một hành khách đặc biệt là phi công người Anh, bệnh nhân 91, đã cất cánh rời sân bay Nội Bài, Hà Nội. Trước đó, chiều 11/7, bệnh nhân này bắt đầu hành trình về nước sau khi được công bố khỏi bệnh vào sáng cùng ngày. 

Trước sự kiện đặc biệt này, nhiều trang tin lớn như Reuters, AP, New York Times, Washington Post, Guardian, CBC… đã đưa tin.

Trang Reuters có bài viết “Phi công Anh khỏi bệnh - biểu tượng chống dịch thành công của Việt Nam - trở về nhà”. Reuters cho biết, bệnh nhân Covid-19 nặng nhất của Việt Nam từng có thời điểm cận kề với cái chết đã rời khỏi bệnh viện vào thứ Bảy sau khi bình phục kỳ diệu.

Ca bệnh của phi công này trở thành một hiện tượng ở Việt Nam - nơi áp dụng chương trình cách ly nghiêm ngặt và xét nghiệm có mục tiêu giúp cho số lượng ca bệnh chỉ ở mức 370, không có ai tử vong. Đó là kết quả mà ngay cả các nước tiên tiến cũng phải thèm khát.

Reuters viết: "Nỗ lực của các bác sĩ để cứu phi công trên đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống virus nCoV ở Việt Nam". 

Các nhân viên y tế cho hay, đây là ca bệnh cực nặng, thời gian điều trị hơn 100 ngày. Có vài thời điểm, bệnh nhân 91 bị rơi vào tình trạng nguy kịch, chỉ 10% phổi còn hoạt động. 

Khi phần lớn các bệnh nhân Việt Nam đã bình phục, tin tức về nguy cơ có một ca tử vong đã khơi dậy sự ủng hộ khắp cả nước. Hàng chục người xin hiến phổi.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chỉ phổi từ những người chết não mới phù hợp. Với các nỗ lực của ngành y tế Việt Nam, tới tháng 6, phi công Anh đã không cần ghép phổi nữa.

Trong chuyến bay trở về Anh, các bác sĩ Việt Nam cũng đi theo để hỗ trợ cho bệnh nhân. “Ngay khi bình phục, tôi sẽ trở lại”, phi công trên chia sẻ.

Bệnh nhân được đưa lên máy bay tại Nội Bài để về nước. Ảnh: Vũ Điệp

Hãng tin AP cung cấp một số chia sẻ ngắn gọn của phi công Anh trước khi rời Việt Nam.

“Tôi choáng ngợp với sự hào hiệp của người dân Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tá”, bệnh nhân chia sẻ trong một video quay tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào buổi sáng ra viện.

“Tôi chỉ biết cảm ơn tất cả mọi người vì những gì họ đã làm. Tôi trở về nhà với một trái tim hạnh phúc bởi tôi được về nhà nhưng tôi cũng buồn khi phải rời xa quá nhiều người mà tôi đã kết bạn”.

Phi công Anh được ra viện sau khi các bác sĩ thông báo anh không còn nhiễm virus và đủ sức khỏe để quay về Scotland.

Bệnh nhân 43 tuổi được xe cấp cứu đưa từ bệnh viện ra sân bay Tân Sơn Nhất để bay về Hà Nội. Sau đó, anh sẽ hạ cánh ở London (Anh), sau khi đổi chặng ở Frankfurt (Đức).

Đây là bệnh nhân cuối cùng của Việt Nam nằm trong Khu Hồi sức Cấp cứu. Sự bình phục của anh đồng nghĩa đất nước không có ai tử vong vì Covid-19.

“Sự bình phục của bệnh nhân giống như một chuyến bay dài”, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay.

“Nhưng anh ấy đã làm được điều đó. Tất cả các nhân viên y tế đều tràn ngập niềm vui khi anh ấy được ra viện hôm nay”.

Bệnh nhân 91 được cấp giấy chứng nhận đã khỏe mạnh và đủ sức bay một chặng đường dài. Anh được chuyên chở trên chiếc Boeing 787 của Vietnam Airlines. Đây cũng là loại phi cơ anh từng lái khi làm phi công.

“Chúng tôi muốn anh ấy hạnh phúc, muốn anh ấy cảm thấy như trở về ngôi nhà thứ hai trên chiếc máy bay này”, ông Lưu Hoàng Minh, Phó đoàn trưởng Đoàn bay 919, cho hay.

“Đó là một chuyến bay dài nhưng anh ấy có các đồng nghiệp ở bên. Anh ấy sẽ có cảm giác lại được là phi công”.

Tới sáng 12/7, Việt Nam có 370 ca bệnh, gần 3 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng - Đó là một kỳ tích của Y học thế giới.

4 nhận xét:

  1. Việc cứu chữa bệnh nhân 91 không chỉ dừng lại ở chuyện tiền bạc, để mong chờ bệnh nhân hay chính phủ Anh cảm ơn hay trao tặng tiền bạc, mà đó là xuất phát từ cái tâm của người bác sỹ, từ truyền thống lương y như từ mẫu của bác sỹ Việt Nam. Cứu chữa thành công, chúng ta có tặng bó hoa, có đưa tin thì cũng chẳng có gì là sai ngoài niềm vui chiến thắng với dịch bệnhVN tự hào về đạo lý lá lành đùm lá rách và quyết tâm chiến thắng đại dịch covid.

    Trả lờiXóa
  2. Việc các bác sỹ Việt Nam cứu chữa thành công bệnh nhân 91 trong 100 ngày, rước ông này từ cõi chết trở về là một kì tích rất lớn của y học Việt Nam. Trong khi các nước có nền tiên tiến như Mỹ, Pháp, Nga, số ca tử vong lên đến hàng trăm nghìn ca, thì ở một đất nước nhỏ bé, nền y học còn khó khăn, thiết bị còn hạn chế mà cứu chữa một bệnh nhân nhiễm Covid19 có nhiều bệnh nền, lúc khó khăn nhất bị suy đa tạng, tổn thương toàn bộ 2 bên phổi, đến mức đến người lạc quan nhất còn không tin vào một kết quả tích cực. Thực sự quá tự hào về một VN nhỏ bé nhưng kiên cường, quyết không bỏ lại ai ở phía sau đại dịch, không giống như quốc gia đầy dân chủ nhân quyền nào đó mà mỗi ngày có cả gần 100 nghìn ca mắc.

    Trả lờiXóa
  3. Khi bệnh nhân chuyển biến xấu, ngành Y xác định phải dồn toàn bộ nguồn lực để cứu chữa, coi đó là trách nhiệm không phải chỉ riêng bệnh viện Chợ Rẫy, mà là trách nhiệm của toàn bộ ngành Y tế. Hàng trăm bác sỹ y tá ngày đêm túc trực, tìm mọi cách để cứu chữa bệnh nhân, quyết tâm không để một trường hợp nào tử vong vì Covid19. Sau dịch bệnh này, có lẽ ngành y học N sẽ rẽ san một trang mới.

    Trả lờiXóa
  4. Dân tộc Việt Nam thể hiện trước nhân loại về truyền thống nhân đạo, nhân văn: “Thương người như thể thương thân”, cứu chữa người thì theo tinh thần “Còn nước còn tát”, v.v…và đã thành công. Sự thành công đó thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với bất cứ công việc gì, cho dù khó khăn đến mức nào. Và điều đó nếu xét cho cùng để thu lợi điều gì ư? Không hề, bởi lẽ nếu ai đã từng đứng mong manh hoặc có người thân đứng ở ranh giới sự sống và cái ch.ết mới hiểu hết được rằng chỉ có tính m.ạng là đáng quý, cuộc sống là đáng quý hơn tất cả mọi thứ khác trên đời.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog