Chia sẻ

Tre Làng

VKSND TP Hà Nội đề nghị tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức

Khoai@

Sáng nay 9/9, bước vào ngày xét xử thứ ba, VKS nhân dân TP Hà Nội đã đề nghị thay tội danh một số bị cáo và đề nghị tòa tuyên tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức. 27 bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 15 tháng tù treo đến chung thân.

Với 6 bị cáo bị truy tố tội Giết người, VKS đề nghị TAND Hà Nội tuyên phạt Lê Đình Công và Lê Đình Chức với mức án tử hình; Lê Đình Doanh tù chung thân; Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù.

Trong 19 người được thay đổi tội danh từ Giết người thành Chống người thi hành công vụ, VKS đề nghị phạt Nguyễn Văn Quân (Quân "Mạ", 40 tuổi), Lê Đình Uy (27 tuổi), Lê Đình Quang (36 tuổi) 6-7 năm tù. 16 bị cáo còn lại mức phạt đề nghị thấp nhất 18-26 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 5-6 năm tù.

Trong bản luận tội, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa nhận định, nhóm 19 bị cáo được đề nghị thay đổi tội danh đã tích cực chuẩn bị công cụ, phương tiện, các loại hung khí nguy hiểm, hoạt động theo sự phân công của Lê Đình Kình và Lê Đình Công. Do đó, đánh giá một cách tổng thể, hành vi của 19 bị cáo này đều đồng phạm giúp sức cho các bị cáo khác về tội "Giết người" như cáo trạng đã truy tố là có căn cứ pháp luật.

Sau khi đánh giá lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra và lời khai tại phiên tòa, đại diện VKS nhận thấy: Hầu hết bị cáo là nông dân, khi bị Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiểu lôi kéo và kích động, họ đã đi theo nhằm thực hiện những hành vi phạm pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự trị an tại địa phương. Do bị lôi kéo, kích động nên từng bị cáo đã tham gia thực hiện tội phạm ở từng giai đoạn với mức độ nhất định. Trong đó, có bị cáo làm thủ quỹ, đưa tiền, góp tiền mua xăng, mua lựu đạn; có bị cáo trực tiếp làm bom xăng, bùi nhùi, mua pháo sáng, chuẩn bị gạch, đá; có bị cáo tham gia vận chuyển, chuẩn bị phương tiện để giúp sức cho nhóm của Công thực hiện tội phạm giết người.

"Hành vi của các bị cáo có tổ chức, có sự phân công vai trò của từng người, thể hiện tính côn đồ hung hãn, coi thường, bất chấp pháp luật, giết người dã man", đại diện VKS nhân dân TP Hà Nội nhấn mạnh.

VKS nhận định, các bị cáo đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ công an tử vong.

VKS đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

Căn cứ vào Điều 319 - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, VKS nhân dân TP Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt, để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, yên tâm cải tạo, tu dưỡng thành công dân có ích cho xã hội khi trở về địa phương.

10 nhận xét:

  1. Hai tên này là những tên kích động nhất và trực tiếp ra tay sát hại các chiến sỹ công an của chúng ta. Theo mình là hoàn toàn hợp lý với đề xuất đó của VKS và ủng hộ nhiệt tình. Tội của những tên này không chỉ khi ra tay sát hại các chiến sỹ của chúng ta mới cấu thành mà đã cấu thành từ những lần trước đó khi mà kích động người dân, bắt giữ chiến sỹ, chống đối kịch liệt.

    Trả lờiXóa
  2. Các đối tượng này thường xuyên lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm; sử dụng mạng xã hội tuyên truyền đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm và lợi dụng kêu gọi chống đối lực lượng chức năng.Như vậy cộng thêm hành vi giết 3 mạng người một cách man rợ nữa tử hình là quá đúng.

    Trả lờiXóa
  3. Khi biết thông tin Công an TP.Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không-Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, Lê Đình Kình đã cùng với Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến, Đào Thị Kim, Lê Đình Quang… góp tiền mua 10 quả lựu đạn, chế 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi, mua pháo… nhằm tấn công lực lượng chức năng. Vậy không tử hình thì là hậu hạo sau này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng, tòa xử như thế là nhanh, chính xác đúng pháp luật. Những kẻ luôn rắp tâm chống phá, cho dù đã có kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố Hà nội rồi, chúng biết rõ 57 ha còn lại là đất quốc phòng nhưng do tham lam,ích kì cùng với sự cộng tác bên ngoài của các "cơ quan đặc biệt" chúng điên cuồng chống đối và đỉnh điểm là vụ giết chết CSCĐ ta bằng tẩm xăng đốt cháy. Chưa kể tích trữ gạch đá, dao phóng lợn, bom xăng...(theo cáo trạng của VKS) cho thấy mức độ, tính chất đó là vụ giết người rồi. Giết người thì đền mạng, theo luật công minh

      Xóa
  4. Tử hình là mức án hợp lý nhất đối với 2 tên này. Tội ác của chúng phải được trừng trị thích đáng, 3 chiến sĩ đã hy sinh, nhân dân thì bị lôi kéo, kích động dẫn đến những hành động trái pháp luật, chống đối chính quyền nó chẳng khác gì phản động cả. Bọn chúng giờ đây phải đến mạng là đúng thôi không còn gì để lưu luyện nữa cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc xử lý hai đối tượng cầm đầu này là chính xác, hợp với ý kiến của nhân dân.Lê Đình Công, Lê Đình Chức chính là những tên cầm đầu, chỉ đạo từ việc mua phương tiện cho tới việc trực tiếp gây ra cái chết cho 3 chiến sỹ đồng thời thiếu trung thực, khai báo gian dối, vòng vo nhằm trốn tội nên việc xử lý nghiêm theo pháp luật là hết sức cần thiết.

      Xóa
  5. Đối với những người bị lôi kéo tham gia do sự thiếu hiểu biết, do không làm chủ được bản thân trước những lời hứa hẹn của các đối tượng thì có thể cho hưởng những mức án mang tính răn đe, giáo dục để họ sớm quanh trở về có cơ hội làm lại cuộc đời; còn đối với những kẻ mang trong mình những âm mưu và nhiều lần gây rối trật tự an ninh trước khi sự việc ở Đồng Tâm diễn ra thì như Lê Đình Chức, Lê Đình Công thì tuyệt đối phải xử lí nghiêm với mức án mạnh

    Trả lờiXóa
  6. Tuy mới chỉ là mức án đề nghị đến từ phía VKS thành phố Hà Nội nhưng cũng thể hiện sự hợp lí ở chỗ: Đối với các đối tượng cầm đầu, lôi kéo, trực tiếp chỉ huy thì đề nghị các mức án mà nặng nhất là tử hình, chung thân như Lê Đình Công, Lê Đình Chức hay Lê Đình Doanh.. Còn lại với những người sau khi làm rõ là những đối tượng bị dụ dỗ vì sự tham lam nhất thời hay thiếu hiểu biết về pháp luật thì có thể tạo điều kiện để họ có những bản án hưởng khoan hồng.

    Trả lờiXóa
  7. Bên cạnh nhưng đối tượng không đáng được hưởng khoan hồng vì là người đứng đầu , là kẻ đứng sau giật dây tất cả thì ta cũng cần xem xét những đối tượng mà trước đó không có các vi phạm liên quan gây rối an ninh trật tự hay những đối tượng có thể giáo dục và tuyên truyền lại để họ hiểu về cái sai của mình, để mở lối cho họ trở lại cuộc sống bình thường vì còn gia đình họ . Đấy chính là sự khoan hồng của pháp luật

    Trả lờiXóa
  8. Thực sự xem qua mức án đề nghị của viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thì thấy cũng rất hợp lí. Nhất là việc xử lí mạnh tay đối với những đối tượng cầm đầu, thể hiện kỉ cương phép nước; Tuy mới chỉ là đề nghị nên chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi những diễn biến trong những ngày tiếp theo diễn ra để chờ xem phát quyết cuối cùng như thế nào

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog