Chia sẻ

Tre Làng

Hãy khoan adua quy chụp: “Liếm hết”, “vơ vét”... hết của dân

NSND Hồng Lựu

Gần đây thấy có một số bài viết về Cán bộ thôn vùng lũ lụt thu lại tiền của dân khi được các đoàn đến cứu trợ để chia cho bà con. Nhiều người nhảy vào chửi họ này, nọ, kía...

Chắt Lịu tui là người thường hay đi ngược dòng đời nên có một vài ý như sau ạ. (Trước khi chắt tui nói ra đây cũng xin khai báo thành thật là Gia đình tui không ai làm trưởng thôn, trưởng bản nhé ạ).

Các bạn đã từng nghe câu: “Lụt lút cả làng” không?

Gần như là như nhau các bạn ạ. Tất nhiên tổn thất nhiều ít tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của mỗi gia đình nên có nơi làng thống nhất với nhau là cán bộ thôn thu lại hoặc nộp lại bao nhiêu % số tiền cứu trợ để chia ra, ai cũng có chút phần.

Làng có cái lệ của làng. Họ sống thương nhau, đùm bọc nhau lắm lắm. Nhất là lúc hoạn nạn, tính tương thân tương ái ấy lại được nhân lên bội phần. Vì vậy khi có đoàn cứu trợ đến, họ thống nhất với nhau để thôn thu lại và sau đó họp hành, chia cho dân. Đại đa số các gia đình đều thống nhất cao nhưng trong làng sẽ có một vài gia đình sống rất ích kỷ. Cả đời họ chỉ cứ muốn thu vào, tuyệt không muốn cho ai cái gì. Thậm chí khi đóng góp những khoản xây dựng cộng đồng là cán bộ thôn và ban vận động rất ngại gặp họ vì không đâu lại “được ăn chửi”. Với họ: đường thôn ngõ xóm kệ ai muốn làm thì làm. Họ coi việc đó như là việc tất nhiên của làng và của mấy cha, mấy mẹ cán bộ; Họ tìm mọi cách để lẩn tránh đủ điều... hở một chút là kiện cáo.

Có không? Có đấy.

Chắt iem đảm bảo kiểu người này thôn nào cũng có, Làng nào cũng có các bác ạ.

Thường thì người tốt, người hay giúp đỡ người khác, họ rất muốn được sẻ chia với người niềm vui, nỗi buồn họ xin giữ lại cho mình. Còn những người ích kỷ chỉ luôn tìm cách để thu vén cho riêng mình còn ai chết mặc ai. Họ không bao giờ biết sẻ chia với ng khác. Vậy nên: Khi chúng ta chưa hiểu hết về TÌNH LÀNG, TÌNH QUÊ hãy khoan adua quy chụp cho họ “liếm hết” “vơ vét” ... hết của dân. Tất nhiên có những cán bộ còn tệ hại hơn cả những từ chúng ta dành cho họ nhưng chúng ta sẽ không vội chửi cán bộ thôn khi ta biết rõ ngọn ngành vì sao họ thu và họ thu để làm gì?

Quê tui: cả nội và ngoại, cả phố nơi tui sống không ai muốn làm trưởng thôn. Phải phân năm nay người này làm, năm sau anh kia làm. Mà bà con bắt buộc, phỉnh mãi họ mới nhận làm.

Trưởng thôn - Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Vợ con kiểu cán bộ thôn rất khổ.

Tui đảm bảo là những nhà đòi lấy hết tất cả tiền cứu trợ không chia cho ai... rồi kiện cáo... là những gia đình đa phần sống ích kỷ và tham lam. Dân làng họ thường tránh và cạch mặt.

“Một miếng khi đói bằng một đọi khi no”. Hãy nhìn những gương mặt buồn rười rượi của bà con khi được cán bộ thôn trả lại tiền vì có đơn kiện của gia đình kia sẽ hiểu cái “Tình quê” nó sâu đậm và được chắt chiu như thế nào.

Làng có cái LỆ của Làng. Khi những người cứu trợ đi rồi, lỡ khi về già mình chết đi ai sẽ là người ĐƯA TIỄN MÌNH ĐOẠN CUỐI CON ĐƯỜNG VỀ VỚI ĐẤT?

VẬY NÊN: ĐỪNG ÍCH KỶ

LÀM NGƯỜI BIẾT SẺ CHIA VỚI NGƯỜI KHÁC ẮT NGƯỜI ĐỜI SẼ BIẾT GIÚP CON MÌNH KHI NÓ LỠ BỊ ĐÓI.



P/S: Chắt nghĩ đơn giản rứa thôi. Ta nên cảnh giác với mấy cái đứa luôn muốn chia rẽ Khối đại đoàn kết toàn dân cả nhà nha. Yêu cả nhà.

4 nhận xét:

  1. Đúng là cán bộ thôn ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, rất mệt... thế nhưng cái vụ việc vừa rồi thật đáng buồn, mấy anh chị tay nhanh hơn não, quy chụp, bốc phốt chưa hiểu đầu đuôi tai nheo gì cả mà đã làm ầm cả lên. Việc này cũng do cán bộ thôn chưa giải thích rõ cho mọi người, tuy nhiên sự việc này rất đáng lên án mấy anh chị chuyên a dua, ba phải. Phải đặt mình vào hoàn cảnh người khác để hiểu rõ hơn, không cho được yêu thương xin hãy im lặng.

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới nói chỉ một chút vô ý từ đoạn status ngắn trên facebook thôi thì cũng đủ để làm mất uy tính của cả một hệ thống cán bộ ở Quảng Bình. Thế nên các anh cán bộ cũng cần phải chú ý đến những việc tế nhị như thế này, phải thông báo tận tình, thậm chí phải có văn bản đến bà con để người ta còn năm bắt tình hình..

    Trả lờiXóa
  3. Bọn nói bậy chửi bậy là cán bộ la liếm hết của dân chẳng qua đó là giọng lưỡi của bọn mồm ngậm khoai ngứa thội chứ bọn đó biết rất rõ cán bộ thôn xóm ăn được gì, lấy được gì của dân; Trước mặt thì bọn nó nịnh mấy anh cán bộ thôn vác tù và hàng tổng đã cáng đáng các việc thôn xóm từ bọn chửi nhau, vợ chồng họ không ngủ được, con chó nhà hàng xóm qua cổng nhà nó ị bậy vv và vv.... nó đều gọi trưởng thôn cả đó ; còn bọn chúng chỉ việc ăn chơi, rồi lại còn quyền xoi mói, phán xét ông trưởng thôn, nếu làng xóm có huy động gì từ dọn vệ sinh đến đóng góp tu sửa cống rãnh ủng hộ người nghèo ...thì đa phần bọn đó khó mà bỏ ra cắc bạc nào để ủng hộ đâu nên hễ hở ra chuyện gì mà chưa thấu lý đạt tình hoặc giả chính quyền nói chưa rõ ràng thì bọn chúng lại tru lên để xỉa sói họ, ấy là một việc dễ gây mất đoàn kết trong thôn xóm đó, mọi người nên cẩn trọng giúp nha.

    Trả lờiXóa
  4. "MXH cũng giống như cái chợ, mỗi cái chợ đều có người quản lý và có trách nhiệm xử lý, loại bỏ các mặt hàng độc hại, nếu quản lý ko tốt mà để cho hàng giả, hành nhái tràn lan làm ảnh hưởng đến đất nước, đến nhân dân thì phải đối diện với pháp luật...".Liên hệ đến cái chợ của TT vừa qua, cũng chỉ vì người quản lý yếu kém, cố tình dung dưỡng cho các con buôn gian trá, vô văn hoá, nhận thức lệch lạc về từ thiện, khuyết tật về chính trị, làm công tác nhân đạo nhưng hành động lại phi nhân đạo tràn ngập trong chợ, biến cái chợ TT thành núi rác thải khổng lồ, hôi thối ko thể thở được. Vì thế mới dẫn đến hệ luỵ sau này và vì thế nên mới có cái chợ đối trọng văn minh này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog