Chia sẻ

Tre Làng

Từ thiện có miễn phí?

Bài tham khảo của BS Nguyễn Khanh

Lẽ ra tôi không viết thêm bất cứ bài gì về hoạt động bão lũ miền Trung nữa vì nói thật là chủ đề này khiến facebook tôi mất khá nhiều người theo dõi. Nhưng khi nhìn cảnh lầm than mà lại hèn nhát không hạ phàm chấp phím, vén mây mù thông não cần lao thì Anh Ba lại có lỗi với bản thân.

Từ thiện, dù vĩ mô cấp quốc gia hay vi mô họ tộc, gia đình về bản chất nó là một khoản được trích riêng ra từ các nguồn lực để động viên, hỗ trợ, cứu giúp những hoàn cảnh cá biệt cơ hàn.

Đa phần các dòng họ thường có một quỹ hỗ trợ con em trong họ học giỏi, đỗ đạt hoặc gia đình ai đó gặp biến cố đau thương sẽ được trưởng tộc trích quỹ này ra bù đắp phần nào thiệt hại. Tầm quốc gia thì nôm na cũng thế. 

Ok chưa nạ? Ok rồi thì nghe tiếp, không ok thì bấm like rồi cút vì đọc tiếp chỉ thêm tức, mà thôi.

Nói để thấy, từ thiện chưa bao giờ được tạo ra với mục đích biến người nghèo thành người giàu mà chỉ tạo động lực cho người nghèo có điều kiện vượt qua khó khăn, từ đó thoát nghèo bằng chính ý chí của họ. 

Một chiếc xuồng nhỏ mang theo tấm lòng đại ơn đại đức thì vẫn là một chiếc xuồng nhỏ. Một người đau chân u70 ở sâu trong tâm lũ không thể chạy kịp một chị u40 lăng ba vi bộ từ gác xếp ra đầu làng khóc lóc xin tiền. Sự bất công ấy sẽ tạo nên oán hận từ những người không được quà. Rồi khi nước rút, anh chị sẽ thấy lời tôi nói hôm nay là đúng hay sai.

Anh chị sẽ nói “giúp được tới đâu thì giúp chứ sao mà giúp hết được”, cái đó đúng. Nhưng chính cái cảm tính đó sẽ đặt người làm từ thiện vào tình huống rất khó khăn, thậm chí mất hết uy tín vì sẽ gánh chịu những điều lẽ ra họ không đáng phải bị như vậy. 

Hãy nhớ sứ mệnh của mình đang là đi CỨU LŨ chứ không phải CỨU NGHÈO, mà cứu lũ í mà, không ai cứu bằng tiền cả. Dăm hộ gia đình nghèo bữa giờ vẫn đoàn kết, yêu thương nhau tự dưng ½ trong số đó chạy vội ra nhận được tiền “cứu trợ” còn mấy hộ còn lại không có hớp nào, tình nghĩa xóm làng chắc có bền lâu? 

Tất nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều từ một cá nhân nên chính vì thế cả xã hội càng phải trân trọng và góp sức mạnh hơn vào những chiến lược dài hơi hàng năm đưa người nghèo “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Các ngân hàng chính sách, quỹ vì người nghèo vẫn ngày đêm giải ngân cho các bác nông dân khởi nghiệp, cho các chị tiểu thương nâng cấp hàng tạp hóa của mình... đời sống, bộ mặt nông thôn những năm qua có khởi sắc hay không? Hỏi là đã trả lời.

Tôn vinh cá nhân không đồng nghĩa với đá đổ công lao của cả một bộ máy chính quyền. Chỉ vì họ không biết livestream.

Miền Trung gặp nạn, tình đồng bào tương thân tương ái thật sự làm chúng ta xúc động. Hàng nghìn chuyến xe đầy mì gói, bánh chưng, bánh tét, quần áo được nhanh chóng đóng gói dù tỉ suất đưa đến người nhận tuy chưa được thống kê nhưng có lẽ cũng không khả quan là mấy. Không phải vì ai ăn chặn hết mà là vì nó đã hỏng trước khi đến tay người dùng. Rõ ràng có điều gì đó không đúng ở đây. 

Đừng bắt người miền Trung phải mang ơn những điều họ không hề nhận được.

Trong cơn say cái thiện, một số anh chị trong đoàn đã chửi cả trạm BOT thu phí, chửi quán cơm bán đắt, chửi các dịch vụ phụ trợ trong quá trình vận chuyển hàng... chỉ vì anh chị đang LÀM TỪ THIỆN tại sao chúng mày ác nhân không miễn phí hay ít ra là giảm giá cho câu lạc bộ thiện lành?

Tư duy phổ biến rằng miễn là làm việc thiện thì phải được ưu tiên là vô cùng nguy hiểm. Nên nhớ rằng cơm 20 nghìn hay cơm 2 nghìn thì vẫn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn phải đóng thuế như bao cửa hàng khác... đó mới là công bằng, dân chủ, văn minh. 

Đó là lý do một quỹ từ thiện phải minh bạch cả kinh phí để VẬN HÀNH chính quỹ từ thiện đó. Bánh chưng không thể tự bay vào lưng người trong vùng lũ, vì thế chi phí vận chuyển, lệ phí cầu đường phải được tính toán ngay từ đầu. Đừng bắt người khác phải “thiện” kiểu giống mình chỉ vì người ta đang dùng não để kinh doanh nuôi gia đình, bản thân và đóng thuế.
Miễn phí vé BOT, giảm giá cơm hay một dịch vụ nào đó cho đoàn “Từ thiện”... đó là quyền của người cung cấp dịch vụ. Những người anh chị lôi ra livestream kia thực chất cũng chỉ là những người làm công ăn lương, họ có lỗi gì đâu mà bêu họ lên và chửi họ ác chỉ vì họ không kéo barie cho “đoàn thiện” hỉ hả thông quan?

Chúng mình í mà, hăng say chỉ vài ngày nước lên thôi, vài ngày nữa nước rút đi thì đâu lại vào đấy. Chỉ có những người trực tiếp chịu trách nhiệm ở địa phương, những đoàn thanh niên, công an, quân đội và các lực lượng hữu quan khác mới bước vào trận chiến thực sự - trận chiến khắc phục hậu quả sau lũ với dịch bệnh, dọn dẹp tàn tích, khôi phục sản xuất cùng nhân dân. Cam go và khốc liệt vô cùng nhưng tiếc rằng không thể nhiều like.

Từ thiện chưa bao giờ là miễn phí, trên đời này không có gì là miễn phí.

Tấm lòng thì nên để gió cuốn đi nhưng để từ bi thì rất cần thêm não.

Nguồn: FB Nguyen Khanh
Ảnh mang tính chất minh hoạ.

9 nhận xét:

  1. Người ta cho cần câu cơm chứ không cho con cá. Cứu lũ chứ không phải cứu nghèo. Xin đừng có dùng tiền để đánh giá sự đóng góp của bất kì ai trong cái mùa lũ này. Không phải ai cứ cầm 1 số tiền khủng đi cứu nhân dân nghĩa là chỉ có mình họ đi làm từ thiện còn những người khác thì không. Đừng có áp dụng cái nhìn chủ quan đấy cho cái vấn đề lũ này

    Trả lờiXóa
  2. Nên rõ là người dân họ cần sự giúp đỡ nhng không cần sự giúp đỡ bẩn đến từ mấy cái tổ chức chống chính quyền rồi ném mấy đồng tiền bẩn cho họ; không lũ thì không biết có ai nhớ đến họ không hay vẫn chỉ luôn có chính quyền, rồi khi sự việc xảy ra thì cũng chính quyền và cán bộ chiến sĩ là người xông pha tuyến đầu đi đến tận ngõ ngách nắm bắt tình hình giúp đỡ nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. Xin lỗi chứ nếu chỉ tiếc vài đồng đóng cho BOT thì đừng có mà mở mồm khoe đi từ thiện làm gì. Nào nếu có muốn sang thì sang cả 1 thể đi chứ :) Ai lại sang kiểu nửa mùa như thế hả trời? Bỏ tiền đi từ thiện cơ mà, mà đến vùng cận lũ có ăn 1 suất cơm hơi nhỉnh giá 1 chút có sao? Chả lẽ người ra không có nhu cầu kiếm cơm chắc?

    Trả lờiXóa
  4. Làm từ thiện thì phải minh bạch. Đi từ thiện thì đừng thắc mắc và đoi co vài đồng đóng phí bốt BOT, hay vài đồng tiền cơm. Cái tâm của người làm từ thiện đâu có phải để để ý đến mấy cái đó đâu? Hãy sống và cống hiến nhưng đừng có quên nghĩa vụ của mình là vẫn phải luôn nhớ mà chấp hành pháp luật

    Trả lờiXóa
  5. từ thiện mang bản chất là "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều" chứ chưa ai nói từ thiện phải đi đôi với miễn phí cả. Đừng vì trong lúc nóng vội, đừng nghĩ mạng xã hội có thể giải quyết được tất cả mọi chuyện mà đăng tin lung tung, biết đâu mình đang đi trên đường đến nơi hoạn nạn để cứu người lại chính mình ra tay làm tổn thất kinh tế của người khác khi tung tin sai lệch, mang tính chủ quan lên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa
  6. Đã đem cái Tâm đi làm 'Từ Thiện' mà còn hạch sách nơi này, chỗ nọ cần phải ưu ái, ưu tiên cho mình thì mọi người có quyền nghĩ không biết đoàn từ thiện này là muốn làm từ thiện thật hay lợi dụng đi làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi mình đây?. Không nên vì cậy mình có tý công chăm lo cho nơi lũ lụt mà hành xử như mình là bố thiên hạ, thích nói gì thì nói, thích chê ai thì chê, thích cho ai thì cho ấy là một sự phản tác dụng chứ không phải là người đi làm từ thiện từ cái TÂM trong sáng của mình, cần phải tu tâm dưỡng tính tốt thì mới nên đi làm Từ Thiện nghen.

    Trả lờiXóa
  7. Nếu đi làm từ thiện với tấm lòng không thực sự chân thành, không vì cái thiện, cái lành thì tốt nhất là nên ở nhà. Không phải cứ làm từ thiện thì sẽ được yêu sách này yêu sách nọ, nếu vậy thì đã không phải là làm từ thiện nữa rồi

    Trả lờiXóa
  8. Làm từ thiện không phải dễ, không phải ai cũng muốn làm là được. Phải đặt cái tâm vào trong đó, sự chân thành của một người làm từ thiện chứ không phải làm để lấy cái danh,.. Với lại làm từ thiện không đồng nghĩa với việc sẽ được hưởng những chính sách đặc biệt của Nhà nước, vì thế việc tuân thủ các chính sách mà nhà nước đã ban hành là bắt buộc, thế nên hãy biết mình đang làm gì.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog