Chia sẻ

Tre Làng

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc của Phạm Quý Thọ về Đại hội 13 của Đảng

Bài chép từ CLB Chính khách

Thời gian gần đây Phạm Quý Thọ nổi lên như nhà “dân chủ …giả cầy” được các hãng thông tấn Phương Tây ưa chuộng. Y liên tục có bài được các hãng thông tấn phương Tây đăng tải. Cách đây mấy hôm Y viết về “Thuyết âm mưu”để xuyên tạc công tác nhân sự Đại hội XIII (sẽ diễn ra vào đầu năm sau). Nay Y lại viết bài xuyên tạc, bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/2020).

Bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã được tuyệt đại đa số cán bộ, nhân dân hoan nghênh. Thế nhưng lợi dụng thế giới ảo - internet, mạng xã hội, Phạm Quý Thọ (một nhà “dân chủ giả…cầy”như nhiều tài khoản trên mạng gọi) đã có bài viết xuyên tạc, bóp méo bài viết của TBTCTN. Y viết…:

“Đại hội XIII- Hai điều ngộ nhận từ hệ tư tưởng đang cản trở cải cách thể chế”(!) Theo PQT, hai điều ngộ nhận đó là:

1. “Không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng… quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân”.

2. “Đảng cộng sản có thể lãnh đạo “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”…

Lập tức bài viết của Phạm Quý Thọ đã được các trang chống cộng có tiếng như BBC, RFA,…đăng tải nhiều lần. Trong bài viết trên, Phạm Quý Thọ hoàn toàn không có một chứng cứ nào cho những nhận định, đánh giá của mình. Theo Phạm Quý Thọ việc Đảng “kiên định”chủ nghĩa Mác-Lenin là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai lầm và “ngộ nhận”. 

Để bác Chủ nghĩa Mac-Lênin và Chủ nghĩa xã hội hiện thực, Phạm Quý Thọ nêu ra các chứng cứ và lập luận- “Sau thế chiến 2, từ năm 1945 mô hình này được áp dụng cho các nước Đông Âu để hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, cho đến khi sụp đổ năm 1991. Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba… với xuất phát điểm nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành được độc lập cũng dựa vào mô hình này để phát triển. Các quốc gia ở Đông Âu đã chuyển đổi nhanh sang chế độ dân chủ, không hề phải trải qua thời kỳ loạn “mười hai sứ quân”mà trái lại, đang phát triển văn minh, bền vững trong suốt ba thập kỷ qua. Các nước XHCN còn lại như Trung Quốc, Việt Nam thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường mà vẫn duy trì chế độ đảng cộng sản toàn trị. … Thực tế đang chỉ ra rằng sự kết hợp cơ học giữa chế độ đảng cộng sản toàn trị với thị trường đang sản sinh ra “nhà nước tư bản thân hữu”với những bất ổn xã hội sâu sắc. Đảng đang làm mọi cách ngăn chặn nguy cơ sụp đổ chế độ.

Những sự kiện và lập luận của PQT nói trên là sự xuyên tạc trắng trợn nội dung bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Thứ nhất, trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng không có câu nào nói “… không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng… quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân”. Việc gán cho người đứng đầu của Đảng và Nhà nước câu nói trên là điều vi phạm đạo đức, hơn nữa có thể nói là vi phạm pháp luật (Tội vu khống cho người khác).

Thứ hai, Phạm Quý Thọ viết “Đảng cộng sản lãnh đạo “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (SIC) là sự “ngộ nhận”. Thực tế cho thấy nhiều nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế của Tầu cộng và Việt Nam,…đang là những nền kinh tế phát triển năng động…Phủ nhận các nền kinh tế trong các nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo bắt nguồn từ tư duy chính trị sơ cứng của Phạm Quý Thọ.

Có thể nói Phạm Quý Thọ chỉ biết đến mô hình cũ của xã hội XHCN với nền kinh tế kế hoạch hóa, phủ nhận kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu. Thêm nữa, Phạm Quý Thọ do sùng bái mô hình chính trị- kinh tế Tư bản chủ nghĩa nên đã phủ nhận nền kinh tế thị trường ở các quốc gia XHCN. Với Y, ngoài mô hình kinh tế thị trường TBCB (kinh tế thị trường tự do), không có mô hình kinh tế thị trường nào nữa. Tuy nhiên Phạm Quý Thọ không thể không thừa nhận sự phát triển kinh tế của Tầu cộng.

Phạm Quý Thọ gọi đây là “sự kết hợp cơ học giữa chế độ đảng cộng sản toàn trị với thị trường đang sản sinh ra “nhà nước tư bản thân hữu”. Giải thích cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nước XHCN,…
theo PQT là nhờ “Chính sách can dự”của Mỹ và các nước Phương Tây”. Chính sách này đã thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế nhằm làm thay đổi bản chất chuyên chế của chế độ cộng sản toàn trị trong bối cảnh toàn cầu hoá sau chiến tranh lạnh”. Ở đây Phạm Quý Thọ nói vòng vo, song nội dung của Y là gán cho các nước TBCN thúc đẩy nền kinh tế thị trường nhằm xóa bỏ chế độ cộng sản toàn trị.

Sai lầm của Phạm Quý Thọ (nói trên) là Y đã hoàn toàn phủ nhận thực tế sự vận động và phát triển của nhiều nước XHCN, trong đó Việt Nam. Ai cũng biết nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống. Đó là những khó khăn và tình trạng trì trệ của nền kinh tế kế hoạch hóa (theo mô hình cũ của CNXH),…

Còn nhớ vào những năm 1965-1966, ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc là người khởi xướng cho khoán hộ. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 68-NQ/TU: “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay”. Nghị quyết này đã quyết định thực hiện khoán trong nông nghiệp. Trên phạm vi toàn quốc, kinh tế thị trường nói riêng, mô hình xã hội XHCN kiểu mới nói chung ra đời từ Đại hội VI, 1986. Về mặt pháp luật, kinh tế thị trường được quy định trong nhiều Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 2013. Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Như vậy, không có chuyện kinh tế thị trường ở Việt Nam là kết quả của “chính sách can dự”, lấy “Tăng trưởng kinh tế có thể làm thay đổi bản chất chuyên chế của chế độ cộng sản,…”của Mỹ và các nước Phương Tây”như Phạm Quý Thọ viết. Không phủ nhận rằng, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên cộng đồng quốc tế đã thừa nhận Việt Nam là một quốc gia năng động có mức tăng trưởng hàng đầu trong bối cảnh dịch covid hiện nay.

Trong Báo cáo về thị trường châu Á vừa công bố, HSBC đánh giá: “Việt Nam là một trong những trường hợp có quá trình tăng trưởng dài hạn tốt nhất ở châu Á và là thị trường cận biên ưa thích nhất của chúng tôi”. Ngân hàng HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2020 – quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương”. Hoàn toàn không Việt Nam đang đứng trước “nguy cơ sụp đổ”như Phạm Quý Thọ nghĩ/mong muốn.

Phạm Quý Thọ, cho dù đóng vai là người yêu nước, nhà khoa học, người tử tế;…cho dù Y được nhiều hãng thông tấn đặt hàng, đưa tin các viết bài xuyên tạc chế độ, nhưng điều đó không làm thay đổi nhận thức của xã hội về bản chất chống phá chế độ của Phạm Quý Thọ.



Mọi người cần nhìn nhận để đấu tranh và tiêu diệt bọn phản động.

9 nhận xét:

  1. Không còn lạ với những tên chuyên xuyên tạc chính quyền, Đảng và Nhà nước như này nữa.Nó như nấm sau mưa ấy, cứ dịp đại hội đảng nó lại mọc lên chi chít, để kiếm tiền trên sự bêu rếu chế độ. Người đọc phải tiếp nhận thông tin một cách cẩn thận, đừng quá bị dắt mũi, dẫn đến những điều sai sót không đáng có.

    Trả lờiXóa
  2. nhưng mà thằng chu đẻ ni hấn ở mô rứa mần răng tụi tau nỏ biết.

    Trả lờiXóa
  3. Càng gần đến Đại hội XIII của Đảng các thế lực thù địch càng đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì vậy, chúng ta cần nhận diện và có biện pháp đấu tranh ngăn chặn kịp thời.

    Trả lờiXóa
  4. Có thể thấy, những luận điệu tuyên truyền phản động nói trên tuy chỉ là “bổn cũ soạn lại” nhưng vì núp bóng dưới chiêu bài khác nhau lại được tung ra trong thời điểm Đại hội Đảng đang đến gần nên rất nguy hại. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn tỉnh táo, cảnh giác, nhận diện đúng và chủ động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ.

    Trả lờiXóa
  5. Có thể thấy bây giờ chúng ta cần nỗ lực hơn nữa, củng cố được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo Đảng và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa
  6. Hiện nay, các chiêu trò của chúng tuy không mới nhưng được sử dụng đi sử dụng lại, Các phần tử cơ hội chính trị cũng ra sức lợi dụng “phản biện”, “góp ý” cho Đảng để truyền bá quan điểm sai trái, phản động; viết “tâm thư”, “thư ngỏ”, “kiến nghị” có nội dung đả kích chế độ và đường lối phát triển đất nước. Chúng đưa ra luận điệu “phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN là không tưởng, chắp vá, mâu thuẫn”. Chúng thổi phồng khuyết điểm, bóp méo thành tựu phát triển đất nước, rồi quy kết nguyên nhân là do thể chế chính trị “độc đảng toàn trị

    Trả lờiXóa
  7. Mỗi người, đặc biệt là cán bộ cần nêu cao cảnh giác, nhận diện đầy đủ các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp đấu tranh phòng, chống những luận điệu xuyên tạc hiện nay là một trong những nhiệm vụ chính trị sống còn, thường xuyên của cách mạng Việt Nam, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, vì mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo con đường chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

    Trả lờiXóa
  8. Ông này cầm tinh con dê, nên thỉnh thoảng be lên một tiếng đây mà; Do cầm tinh con dê nên ông này ứng với câu : "dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa", lời của ông ấy chỉ được bọn truyền thông quốc tế kiêm lũ phản động như bọn 'bờ - bờ - cờ' (bbc), 'em - rờ - ép - a'(rfa) tô vẽ thôi chứ ở trong nước ai thèm biết đến anh là phó giáo sờ, tiến sỉ ngành dịch vụ công mà chả có công trình gì ra hồn để góp phần cho phát triển đất nước cả, nay về già lại nhảy ra để khua môi múa mép bàn chuyện quốc gia đại sự ai thèm nghe, đúng là anh xuẩn ngốc.

    Trả lờiXóa
  9. Phạm Qúy Thọ, cho dù đóng vai là người yêu nước, nhà khoa học, người tử tế;…cho dù Y được nhiều hãng thông tấn đặt hàng, đưa tin các viết bài xuyên tạc chế độ, nhưng điều đó không làm thay đổi nhận thức của xã hội về bản chất chống phá chế độ của Phạm Quý Thọ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog