Chia sẻ

Tre Làng

Nhanh hay chậm?

Ong Bắp Cày

Sáng qua 5/11, Fb Fap dẫn link bài 'Việt Nam nên xây đường sắt tốc độ cao 200 km/h' lên Diễn đàn Nhà báo & Chính sách và chua thêm một status như sau:

"Một góc nhìn, phân tích, chia sẻ rất hay, bổ ích, ít nhiều cho thấy tầm của một nhà quản lý và cũng là một chuyên gia thực thụ!

Hay hơn nữa khi đã "dám đụng chạm" và chỉ ra những vấn đề của "tuyến đường sắt rùa bò 20km/h" không biết bao giờ mới xong đang nằm chình ình giữa thủ đô văn vật, và những hệ luỵ từ việc làm "nô lệ công nghệ" cho nhiều đối tác bạn vàng".

Tò mò, tôi vào đọc theo link dẫn bài viết trên VnExpress có tựa 'Việt Nam nên xây đường sắt tốc độ cao 200 km/h' của tác giả Đoàn Lan. Đây là bài phỏng vấn GS.TSKH Lã Ngọc Khuê về những lợi thế và khó khăn khi làm đường sắt 350 km/h so với phương án 200 km/h. Quả thật, đây là bài viết hay và ý kiến của GS.TSKH Lã Ngọc Khuê cũng rất hay, rất đáng đọc. Các đại biểu Quốc hộ cũng như Bộ GTVT nên lưu tâm đến ý kiến này. 

Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không tìm thấy đoạn nào mà Fb Fap viết là GS.TSKH Lã Ngọc Khuê "dám đụng chạm" và chỉ ra những vấn đề của "tuyến đường sắt rùa bò 20km/h" không biết bao giờ mới xong đang nằm chình ình giữa thủ đô văn vật, và những hệ luỵ từ việc làm "nô lệ công nghệ" cho nhiều đối tác bạn vàng". Bạn đọc có thể kiểm chứng qua link dẫn trên đầu bài hoặc bấm vào đây.

Rõ ràng, Fap đã bịa ra đoạn này. Tôi đoán, anh Fap bức xúc về tiến độ xây dựng, về sự cù nhây của phía Trung Quốc, hay bực bội về số kinh phí phát sinh cũng như tốc độ của tàu điện trên cao nội đô. Về cơ bản, tôi đồng cảm với anh Fap, nhưng tôi không đồng ý với anh về cách so sánh tốc độ tàu đường sắt cao tốc với tốc độ của tàu đường sắt nội đô hay còn gọi là Metro Đô thị. Đây là 2 loại hình vận tải hành khách hoàn toàn khác nhau. 

Trong bài, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê không hề bàn đến Metro Đô thị mà chỉ bàn đến Đường sắt tốc độ cao. Nhưng tiện đây xin nói với anh về tốc độ tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) thì tốc độ khai thác bình quân của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vào khoảng 35 km/h. Đây là tốc độ trung bình, gấp đôi tốc độ xe buýt thường (16-18 km/h).

Thực ra, tốc độ thiết kế tối đa của tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Nội là 80 km, nhưng tốc độ trung bình chỉ là 35 km/h (không phải là 20 km/h như anh nói) vì tàu phải dừng điểm đầu cuối ở các ga và tàu cần thời gian gia tốc, giảm tốc, dừng đón khách. Toàn tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13 km và có tới 12 ga do đó tàu chạy với tốc độ 35km/h là bình thường.

Thoạt nghe, 35km/h đúng là chậm, chỉ ngang hoặc thấp hơn so với tốc độ xe máy thông thường chạy trong thành phố. Chưa kể, tàu đường sắt trên cao chạy một mình một đường, không lo tắc đường. Phương tiện được coi là bước tiến trong giao thông mà đi với vận tốc chậm như vậy, bị dân mạng đua nhau chỉ trích cũng là điều... dễ hiểu.

Hiện chưa có số liệu về tốc độ tàu đường sắt trên cao kiểu đô thị trên thế giới để so sánh. Tuy nhiên hãy thử so sánh với tàu điện ngầm ở các nước tiên tiến xem như thế nào.

Theo Wikipedia, tàu điện ngầm ở một số quốc gia như sau:

Ở Luân Đôn: được xây dựng và khai triển từ năm 1863. Đến nay Tàu điện ngầm London đã có 415 km và 378 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 2,3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 33 km/h.

Ở Thành phố New York: được khai triển từ năm 1894. Đến nay Tàu điện ngầm Thành phố New York đã có 471 km và 468 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 29 km/h.

Ở Paris: khai triển từ năm 1900. Đến nay Métro Paris đã có 214 km và 384 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 4 triệu mỗi ngày, với vận tốc trung bình là 22 km/h. Đặc biệt là đường xe số 14 khai trương năm 1998 hoạt động với các xe hoàn toàn tự động (không người lái).

Ở Moskva: khai triển từ năm 1935. Đến nay metro Moskva đã có 265 km và 164 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 12,1 triệu hành khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 41 km/h.

Dưới đây là link dẫn chứng tốc độ tàu điện các nước theo Wikipedia:

Link xem tốc độ tàu điện New York 

Link xem tốc độ tàu điện Luân Đôn 

Link xem tốc độ tàu điện Cát Linh bằng cách bấm vào link FB bên dưới:

Như vậy, tốc độ của tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với công nghệ của "ông bạn vàng" là 35 km/h không phải là chậm phải không?

6 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng não chó, cắn trộm xong rồi chạy.

      Xóa
  2. Trả lời
    1. con lợn, vào đây sủa phát, không đưa ra được tí lập luận nào rồi chạy à?

      Xóa
  3. Đây là sân chơi của loài người nhé, thằng lợn Nam Anh.

    Trả lờiXóa
  4. Thế các vị không hiểu à : tốc độ tàu chạy tối đa là 80 km/h, tốc độ di chuyển của tuyến đường khoảng 35 km/h vì : khi ở đầu ga thì tàu chạy từ 0 km lên 80 km, đến gần ga đỗ nó giảm về 0 km/h trong 45 giây chẳng hạn để hành khách lên xuống, ra khỏi ga nó lại tăng lên đến 80 km/h và đoàn tàu được lặp đi lặp lại trên toàn tuyến, nếu không thế thì hành khách phải thi môn nhảy tàu như kiểu mấy anh nhảy tàu lậu trốn vé ngày xưa đó; vậy nên tổng số thời gian đi toàn tuyến này chia ra trung bình chỉ tầm 35 km/h là hoàn toàn đúng và tàu chạy chả rùa bò tý nào đâu các vị nha.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog