Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện KTS Nguyễn An xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh

Câu chuyện nhà kiến trúc sư Nguyễn An xây Tử Cấm thành Bắc Kinh là một trong những đề tài lịch sử thú vị, được nhiều người nghiên cứu tìm hiểu lịch sử, văn hoá, cổ phong chú ý cũng như tạo nên những tranh cãi sôi nổi trong nhiều năm trở lại đây. 


Thật may mắn rằng, những ghi chép về nhân vật lịch sử này, cũng như những công trạng của ông, hãy còn rất nhiều, đặc biệt ở trong những sử tịch mà người Trung Quốc để lại. Sau đây là một số những ghi chép ca ngợi về những thành tựu của Nguyễn An, mà chúng tôi đã tìm thấy và dịch lại. Rất cảm ơn các bạn người Trung Quốc đã giúp chúng tôi tiếp cận được những bộ sử quý giá, để sáng tỏ hơn những điều chưa biết về nhân vật lịch sử nổi danh này: 

阮安参与营建紫禁城的事实斑斑可靠,明初时人的诗文集中对其功绩也多有传颂。如王直《抑庵文集•营建纪成诗序》、李时勉《古廉文集•营建纪成记》、韩雍《襄毅文集•营建纪成陈都堂命为阮太监题》、岳正《类博稿•营建纪成诗》等。可以说,这位名字并不太响亮的交趾人主持了紫禁城的设计建造工作,有学者甚至称他为“明朝建设北京的总工程师”,核诸史实,应该并不太过 [1-6]。 

Thông tin Nguyễn An tham gia xây dựng Tử Cấm Thành là sự thật đáng tin cậy, nhiều bài thơ, bài văn của thời đầu nhà Minh cũng ca ngợi thành tựu của ông. Chẳng hạn như "Ức Am văn tự - cung kiến kí thành thi tự" của Vương Trực, "Cổ Liêm văn tập - cung kiến kỷ thành ký" của Lý Thời Miễn, "Tương nghị văn tập-Cung kiến kỷ thành trần đô đường mệnh vi Nguyễn thái giám đề" của Hàn Ủng.... Có thể nói, người Giao Chỉ tên tuổi không quá sáng lạng này đã chủ trì việc thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành, thậm chí có học giả còn gọi ông là “kỹ sư trưởng xây dựng Bắc Kinh thời nhà Minh.” Việc đàn hạch sự thật lịch sử cũng không nên thái quá. 

五月十九日朱棣再次勅令 交阯但有医、巫、筮、乐、工行院,及香匠、砖匠诸色工匠技艺人等,尽数连家小起送赴京 [1] 

Ngày 19 tháng 5, Chu Đệ lần nữa hạ lệnh “Giao Chỉ có những người tài trong các lĩnh vực y dược, vu thuật, vũ nhạc, công trình, điểm trang, xây đắp... tất thảy đều đem về Bắc Kinh. 

明初北京城设计营建的 “总工程师”是一位越南人~一阮安, 永乐年间北京城的草创和正统年间北京城的完善,阮安都发挥 了极其重要 的作用 [7] 

Tổng công trình sư đã xây dựng thành Bắc Kinh thời Minh Sơ là một vị người Việt Nam: "Nguyễn An, khởi công xây thành Bắc Kinh khoảng những năm Vĩnh Lạc và hoàn thành trong những năm Chính Thống, Nguyễn An đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

永乐十四年(公元1416),明成祖召集文 武群臣集议营建北京。永乐十五年(公元 1417)大兴土木。阮安“奉成祖命营北京城 池宫殿及百司府廨”,至永乐十八年(公元 1420)十二月,仅仅用了四年的时间北京郊 庙宫殿建成。虽然这只是北京城的草创时期, 但新修建的建筑群布局匀称、庄严雄伟,早 已超过南京的规模。其他史书也有相关记载: “太宗文皇帝靖难巡北之日,命阮安而营北 平,此北都之所由始也。” “阮安,一名阿 留,草创燕京城池、九门、两宫三殿诸司之 制,出安规划。工曹诸属不能改,拱手受成 而已。” “明代兴作之事,其初悉归工部, 厥后渐以宦官督理,盖自永乐中已遣太监阮 安营北京城池、宫殿、诸司府廨,工部特奉 行而已。”囱上述史料足以说明在北京城的草 创阶段,阮安参与领导了大部分工作。如按 阮安作为“交童之美秀者”于永乐五年到中 国算起,阮安奉成祖之命营建北京时不过二 三十岁,能有如此胆识魂力,的确算是一位 天才建筑师 [7] 

Vĩnh Lạc thập tứ niên (1416) Minh Thành Tổ triệu tập văn võ quần thần bàn bạc về việc xây dựng Bắc Kinh. Vĩnh Lạc năm thứ 15 (1417 CN) tổng khởi công... Về việc này sử sách chép lại như sau: "Nguyễn An, còn có tên A Lưu, việc khởi công xây hào ở thành Yên Kinh, xây chín cửa, hai cung, ba điện đều do Nguyễn An quy hoạch cả...Sử liệu nói trên đủ cho thấy rằng, giai đoạn khởi công thành Bắc Kinh, Nguyễn An có tham gia lãnh đạo đại bộ phận công việc. Nếu tính từ khi Nguyễn An vào Vĩnh Lạc năm thứ 5 - khi tới Trung Quốc mơi chỉ là một người đồng ấu tuấn mỹ ở Giao Chỉ - trở đi thì Nguyễn An khi phụng mệnh Thành Tổ xây bắc Kinh mới 20 30 tuổi, mà có thể có năng lực đáng kinh ngạc như thế, thì đích xác là một kiến trúc sư thiên tài. 

阮安有巧思,奉成祖命营北京城池宫殿及百司府廨,目量意营,悉中规制,工部奉行而已。正统时,重建三殿,治杨村河,并有功。景泰中,治张秋河道卒,囊无十金 [8]。
 
Nguyễn An có những ý tưởng tuyệt diệu, ông phụng mệnh Thành Tổ xây dựng hào thành Bắc Kinh, cung điện và hàng trăm phủ đệ, tận mắt giám sát, dụng hết tâm can ra mà làm, chỉ hành sự theo đúng quyền hạn của Công Bộ mà thôi. Trong những năm Chính Thống, việc trùng tu lại tam điện, trị thủy sông Dương Tài, thảy đều có công trạng. Trong những năm Cảnh Thái,ông trị thủy sông Trương Thu, đốc sự mà trong bao nải không đến nổi mười đĩnh vàng Lời Kết Như vậy, cứ theo những sử tịch ghi chép rất tường tận này, có thể thấy công lao của Nguyễn An đối với Cấm thành Bắc Kinh là rất to lớn, không chỉ xây các công trình quan trọng như hào thành, chín cửa ba điện, mà còn xây dựng toàn bộ Bắc Kinh sau khi nó bị phá hủy, khiến người Trung Quốc phải công nhận, và cũng không dấu giếm sự thán phục về ông. Tuy rằng những nhân vật lịch sử thường để lại những tranh cãi bởi những góc nhìn đa chiều, nhưng những con người đất Việt như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An... lại được cả hai quốc gia trân trọng và ngợi ca, mà viết lại trong những ghi chép truyền cho hậu thế như vậy, thì quả thực là hiếm có. Tài liệu tham khảo 

[1] 项旋. 越南人如何北上参与明初的紫禁城营造工程. 澎湃新闻. 2016 https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_1481169
[2] 如王直《抑庵文集-营建纪成诗序》 https://ctext.org/library.pl?if=en&file=65404&page=79...
[3] 李时勉《古廉文集•营建纪成记》 https://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=497857&remap=gb...
[4] 韩雍《襄毅文集•营建纪成陈都堂命为阮太监题》 https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=412072
[5] 明章潢辑, 图书编, 卷三十五至卷三十六 https://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=184810...
[6] 岳正《类博稿•营建纪成诗》 https://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=620982&remap=gb...
[7] 王继东.中国明朝北京城与越南阮朝顺化城内在文化联系初探[J].东南亚之窗,2011(02):43-49. https://www.ixueshu.com/.../ab79a487ed7605dd9e4251cbe11bf...
[8] Minh sử. Liệt truyện 192. https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=410835...
[9]马蛟,李粒.明代中越两国历史文化交流中的重要人物——阮安[J].黑龙江史志,2014(09):21. https://www.xzbu.com/4/view-6331977.htm...
[10] 趙其昌.明代太监阮安[J].紫禁城,1993(04):3-4+10. https://drive.google.com/.../1qFoX04HHifyNxnYCoorbyN.../view
[11] 万明. 张兆裕等编《北京城的明朝往事》. 山东画报出版社2008年版。 https://www.52shuku.vip/jiakonglishi/hwJH.html [12] Minh thực lục. Anh Tông duệ hoàng đế thực lục. https://ctext.org/wiki.pl?if=en&res=381419...
[13] Diệp Thịnh. Thủy đông nhật ký. https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=363393...
[14] 永瑢,钦定历代职官表 (四库全书本)/卷15 https://zh.m.wikisource.org/.../%E6%AC%BD%E5.../%E5%8D%B715
Thực hiện: Lê Phan, Hoàng Nguyễn

1 nhận xét:

  1. Với cụ Nguyễn An, không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên. Câu chuyện của kiến trúc sư thiên tài Nguyễn An là bài học nhắc nhở chúng ta rằng dù sống ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn nỗ lực, phấn đấu để xứng đáng là “Con Lạc Cháu Rồng”, giúp đỡ những người dân nghèo khó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog