Chia sẻ

Tre Làng

Tình trạng bạo lực ở Myanmar sau ngày "đẫm máu"

Khoai@

Các hãng tin quốc tế hôm 4/3 cho biết, sau 1 ngày có 38 người thiệt mạng, cảnh sát Myanmar đã lại dùng hơi cay và nổ súng để giải tán các cuộc biểu tình tại nhiều nơi, nhưng chưa có thông tin về con số thương vong.

Bất chấp các nỗ lực của quân đội và cảnh sát, những người phản đối đảo chính vẫn xuống đường gây sức ép để đòi trả tự do cho lãnh đạo chính phủ dân cử Aung San Suu Kyi, đồng thời đòi quân đội phải công nhận chiến thắng của bà trong cuộc bầu cử diễn ra vào 11/2020.

Reuters dẫn lời ông Maung Saungkha: “Chúng tôi biết là mình có thể bị bắn chết bằng đạn thật, nhưng cuộc sống không có ý nghĩa gì nếu phải sống dưới quyền của tập đoàn quân phiệt.”

Cảnh sát sau đó đã nổ súng và xịt hơi cay để ngăn chặn các cuộc biểu tình ở Yangon và ở thị trấn Monywa, theo lời các nhân chứng. 

Cảnh sát Myanmar cũng nổ súng tại thị trấn Pathein, phía tây Yangon. Tại thành phố này, đám đông biểu tình đã sớm tập hợp lại để hô khẩu hiệu và ca hát.

Nhiều đám đông lớn cũng tụ tập "một cách ôn hòa" ở những nơi khác, kể cả tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai và tại thị trấn lịch sử Bagan, nơi hàng trăm người tuần hành, mang theo ảnh của Suu Kyi và biểu ngữ có ghi hàng chữ: "Hãy trả tự do cho lãnh đạo của chúng tôi", các nhân chứng cho biết.

Trước đó trong ngày, 5 máy bay chiến đấu đã nhiều lần xà xuống thấp theo đội hình qua thành phố Mandalay, theo lời cư dân cho biết, trong một hành động dường như để phô trương sức mạnh quân sự.

Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener, cho biết đã có 38 người thiệt mạng ‘trong ngày đẫm máu nhất’ kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2.

Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng cho hay 4 trẻ em đã thiệt mạng hôm thứ Tư.

Một video đang lan tràn trên mạng chiếu cảnh cảnh sát Yangon ra lệnh cho 3 nhân viên y tế bước ra khỏi xe cứu thương, rồi tấn công họ bằng báng súng và dùi cui. Reuters không thể kiểm chứng thông tin này một cách độc lập.

Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi cho biết sẽ treo cờ rủ để tưởng nhớ các nạn nhân.

Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Myanmar Schraner Burgener cho biết bà đã cảnh báo Phó Tổng tư lệnh quân đội Soe Win rằng quân đội Myanmar có thể bị một số nước trừng phạt và cô lập vì vụ đảo chính. Bà cho biết ông này trả lời: “Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt, và chúng tôi đã sống sót”. Khi bà cảnh báo rằng quân đội sẽ rơi vào tình trạng cô lập, ông ta nói: “Chúng tôi phải học cách xoay sở với ít bạn hơn”.

Tại chợ Xanh ở Hà Nội, một bà bán cá nói: "Tình trạng hỗn loạn, bạo lực ở Myanmar là hệ quả tất yếu của một chính phủ nhộm nhoạm, dân túy theo đuôi và lệ thuộc vào phương Tây. Sau khi giành được chính quyền qua cuộc bầu cử đầy tranh cãi, dưới sự o ép, "dạy bảo" của phương Tây, lãnh đạo chính phủ đã không thể tự mình lãnh đạo đất nước bởi thiếu tâm và tầm cộng với sự tranh giành quyền lực, lợi ích từ các nhóm khác nhau đã dẫn đến mâu thuẫn từ trong nội bộ. Một đất nước độc lập tự chủ thì không thể dựa dẫm vào bất cứ nước nào về mọi mặt, từ kinh tế cho đến chính trị. Đơn giản thôi, không có củ cải nào miễn phí"

"Bà Aung San Suu Kyi là một chính trị gia dân túy điển hình. Những người theo chủ nghĩa dân túy thường đam mê quyền lực và họ thường lấy danh nghĩa vì dân. Nhưng sau khi giành được chiến thắng, họ sẽ là những người đầu tiên phản bội lại nhân dân, và quay lại áp bức, bóc lột nhân dân" - Bà bán cá chợ Xanh nói.

"Tôi khá bất ngờ khi bạo loạn xảy ra, nhiều người trong đó chủ yếu là sinh viên, thanh niên và không ít những trí thức hành động bằng cách vào các trang webs của quân đội, hải quân Mỹ cầu cứu sự giúp đỡ. Đó là sự ngu muội vô liêm sỉ. Đó cũng chính là sản phẩm của nền giáo dục, nói rộng hơn là hậu quả của một chế độ chính trị bị ảnh hưởng quá nhiều bởi chủ nghĩa dân túy phương Tây" - Bà bộc bạch thêm.

Bên cạnh những nỗ lực ngoại giam nhằm làm giảm căng thẳng ở Myanmar, trước tình trạng bạo loạn khó kiểm soát ở nước này, để bảo vệ công dân của mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức các chuyên bay đưa công dân của mình về nước.

Các nhà ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận về tình hình Myanmar vào ngày thứ Sáu tới trong một phiên họp kín.

2 nhận xét:

  1. Người dân Myanmar đang kêu trời kêu đất về sự áp đặt thống khổ cũng như là mong muốn nước ngoài can thiệp vào để giúp tình hình ổn định hơn. nhìn cái bức ảnh của thiến sĩ nguyễn quang a tôi thách Vn như myanmar mà thấy buồn cười, một đất nước hỗn độn, phi chính trị hóa, rồi bất ổn chính trị làm cho mọi thức kiệt quệ. Để nói được rằng, hò bình ổn định như VN đâu phải dễ

    Trả lờiXóa
  2. Đây là bản chất của xã hội đa nguyên đa đảng mà bọn rận chủ vẫn tung hô đây sao? Thật đáng sợ. Cứ tưởng tượng cảnh tượng ra đường trong một ngày bị thương hay thậm chí bị sát hại trong dòng người biểu tình là thấy hãi hùng rồi. Cứ nhất nguyên dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản như VN lại hay, thật sự ổn định và hạnh phúc

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog