Chia sẻ

Tre Làng

Biểu tình biến thành bạo loạn ở Nam Phi: Ít nhất 117 người thiệt mạng, Chính phủ triển khai 25,000 quân dẹp loạn

Tính đến sáng 15/7, Chính phủ Nam Phi đã khai triển khoảng 25,000 quân đến các điểm bạo loạn trong suốt một tuần sau khi cựu Tổng thống Zuma ra trình diện cảnh sát hôm 7/7 để thi hành án tù 15 tháng với tội danh bất tuân lệnh triệu tập của tòa.

Cụ thể, Chính phủ nước này huy động 10,000 quân tuần tra ở nhiều khu vực; trong khi đó quân đội huy động toàn bộ 12,000 lính dự bị để ứng phó bạo loạn. Tổng quân số được khai triển trong thời gian qua đã lên đến 25,000.

Xe buýt, xe tải, tàu bay và trực thăng được huy động cho đợt khai triển quân sự có quy mô hiếm thấy trong gần 30 năm qua. Hàng chục xe thiết giáp đưa quân vào Gauteng, tỉnh đông dân nhất Nam Phi. Quân đội cũng tăng viện cho lực lượng an ninh tỉnh KwaZulu-Natal, nơi đầu tiên bùng phát bạo loạn.

Cảnh sát ở 7 tỉnh còn lại của Nam Phi được đặt trong tình trạng báo động dù làn sóng bất ổn chưa lan rộng. Cơ quan chức năng đã tạm giữ hơn 2,200 người với các cáo buộc phá hoại tài sản và trộm cắp. Ít nhất 117 người thiệt mạng vì bạo loạn, trong đó nhiều trường hợp do đám đông giẫm đạp.

TT Bảo Toàn/Huginnews

11 nhận xét:

  1. Được sống ở một đất nước như Việt Nam tình hình an ninh luôn được ổn định, đảm bảo. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt với đường lối, sách lược, chính sách đúng đắn của của Đảng và Nhà nước, dù trong mọi hoàn cảnh nào cũng lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Trong tình hình hình dịch thế này trong khi các nước trên thế giới còn phức tạp, khó kiểm soát, số lượng người chết tăng nhanh chóng, người dân còn chỉ trách về việc đeo khẩu trang... thì ở việt nam nơi đâu cũng thấy đầy ắp tình người, nhân dân cả nước một lòng đoàn kết, khi miền Trung bão lũ, miền Nam, miền Bắc đồng lòng quyên góp thức ăn, quần áo nhu yếu phẩm gửi về bà con miền Trung, còn bây giờ miền Nam khó khăn, thực hiện giãn cách một số tỉnh theo chỉ thi 16, miền Bắc, miền Trung lại của ít lòng nhiều san sẻ gửi đến bà con miền Nam để cùng nhau chống lại đại dịch nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  2. Theo số liệu thông kê, hơn một nửa trong khoảng 60 triệu dân Nam Phi đang sống trong cảnh đói nghèo, với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 32%. Đại dịch COVID-19 dẫn tới suy giảm việc làm, suy thoái kinh tế cũng như gia tăng nạn đói dường như cũng góp phần biến các cuộc biểu tình của người dân Nam Phi nhanh chóng trở thành bạo loạn, cướp bóc. Hiện quân đội Nam Phi đã phải triển khai 2.500 lính hỗ trợ cảnh sát quốc gia ở các tỉnh nhưng chưa thể dập tắt hoàn toàn tình trạng nêu trên. Hơn 1.000 người quá khích đã bị bắt giữ.

    Trả lờiXóa
  3. dạo này nhiều cuộc biểu tình diễn ra thế nhỉ như ở cuba,nam phi,vênzuela...điều này thể hiện sự phức tạp của tình hình thế giới,đồng thời thể hiện sự dự báo chính xác của Đảng

    Trả lờiXóa
  4. Các vụ biểu tình ban đầu có lẽ bị kích động bởi yếu tố chính trị và sắc tộc, sau đó đã bị biến thành hành vi cướp phá và bạo lực khiến 72 người thiệt mạng và hàng trăm cơ sở kinh doanh bị phá hủy tại quốc gia này. Hiện quân đội Nam Phi đã phải triển khai 2.500 lính hỗ trợ cảnh sát quốc gia ở các tỉnh nhưng chưa thể dập tắt hoàn toàn tình trạng nêu trên. Hơn 1.000 người quá khích đã bị bắt giữ.COVID-19 càng làm trầm trọng tình trạng đói nghèo ở Nam Phi. Trong 3 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi đạt mức kỷ lục trên 32%. Mặc dù chính phủ đã tăng cường ngân sách hỗ trợ giảm thiểu tác động của đại dịch nhưng hỗ trợ vẫn thấp so với nhiều quốc gia khác. Ngắm người hay nhìn lại ta, còn sướng chán

    Trả lờiXóa
  5. Cảm thấy thương cho người dân của họ thực sự. Có quá nhiều cái sự tiêu cực tác động đến họ, biểu tình dĩ nhiên là cũng có sự khiêu khích và thúc đẩy từ các tổ chức bên ngoài nhưng bản thân họ cũng mang trên mình nhiều sự căm phẫn uất ức trước cuộc sống rồi nên mới tạo ra được cái làn sóng biểu tình mạnh mẽ đến như vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn đất nước mình bị ảnh hưởng bởi dịch tới hoạt động kinh tế, rồi nhìn những người nghèo khổ thiếu thốn đã thấy xót rồi. Nhưng chí ít vẫn còn rất nhiều tấm lòng hảo tâm đang quan tâm giúp đỡ họ, rồi các chính sách hỗ trợ từ nhà nước nữa, chứ không phải như bên đó, cũng chẳng mấy ai giúp được ai

      Xóa
  6. Đã nghèo đói rồi còn thêm dịch bệnh nữa thì làm sao mà có thể khá hơn nổi đây? Đến người giữ chức vụ tổng thống đã không thể kéo đất nước đi lên còn phải ra hầu tòa thì làm gì nói đến lòng tin của nhân dân đối với chính quyền đất nước nữa? Vậy chẳng phải họ sẽ đứng lên đấu tranh như bản năng của con người hay sao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không làm công tác giáo dục định hướng người dân thì e rằng cái việc đàn áp này không thể lâu dài. Quân đội thì chắc chắn không thể đông bằng dân rồi, rồi chẳng nhẽ cứ bắt quân đội chĩa đầu súng vào phía đồng bào của mình mãi như vậy sao?

      Xóa
  7. Kiểu nghèo quá mà còn dịch bênh nữa thì họ thiết tha gì đâu. Cái việc bị bắt đi tù nó cũng chẳng còn có thể gây sợ hãy đối với họ nữa rồi. Họ cướp cũng được , miễn là hôm nay có bữa ăn chứ đâu ai quan tâm ngày mai như thế nào đâu. Nói chung các nước Nam phi bắt buộc phải có cuộc cải tổ về chính sách, về tổ chức nhà nước chứ không khó mà thoát khỏi tình trạng này

    Trả lờiXóa
  8. Đây khoogn còn là vấn đề mới với các nước Nam Phi nữa rồi . Vấn đè chắc chắn đến từ phía chính sách của các quốc gia này mới tạo ra hiệu ứng không tốt như vậy. Người dân mà kém hiểu biết thì rõ là phải đi từ việc giáo dục và định hướng họ. Đây không những thế còn tạo cho họ sự nghèo đói dịch bệnh thì họ không tin là phải

    Trả lờiXóa
  9. Chính quyền các nước Nam Phi bắt buộc phải có những động thái để cải thiện tình hình, trước hết là làm yên lòng dân thì họ mới nghe theo được chứ còn cứ bảo thủ và chỉ dùng vũ lực để cản trở các hành động gây loạn của họ thì chắc chắn đây không phải là lời giải mang tính chất tuyệt đối cho bài toán này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog