Chia sẻ

Tre Làng

Thu ngân sách xứ hào sảng

Một số bạn luôn vênh váo khoe địa phương đóng góp phần lớn ngân sách cả nước để miệt thị các tỉnh thành khác. Đây là câu chuyện rất tế nhị, nhưng có vẻ như thấy ít người phản ứng nên các bạn có vẻ lâm vào cảnh hoang tưởng nặng và dù không muốn nói, nhưng cũng đành bê bài của anh K'Hù Dzăng K'Hoằm về cho các bạn đọc tham khảo. 

Hãy bỏ qua những lối nói ám chỉ để không tự ái, đồng thời chú tâm vào các quy định tài chính và các con số để xem các bạn đã nuôi sống được mình chưa.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của người viết, có thể làm ai đó tự ái, và nếu có phản ứng thái quá, Tre Làng sẽ hạ bài. Nội dung bài viết ngay bên dưới đây:




Này là có đào tạo này (ảnh 1), hỏi bao nhiêu trong số đó là thu hộ cho Trung ương, thu hộ cho tỉnh khác, thực thu của xứ hào sảng là bao nhiêu thì dell biết đâu.

Sơ sơ thế này (ảnh 2): Khoảng 130 nghìn tỷ trong số 330 nghìn tỷ là thuế xuất nhập khẩu, 60 tỷ là dầu thô, vài chục nghìn tỷ là thuế, bán đất, vài chục nghìn tỷ là thu hộ Trung ương các mảng do Trung ương quản lý, vậy là khoảng 250 đến 300 nghìn tỷ rồi. Khoản thu mà xứ hào sảng được hưởng 100% đâu khoảng 30 nghìn tỷ, còn lại nhiều khoản thu được hưởng theo tỷ lệ (đang 2 mấy %, trước đó là 18%) đâu được khoảng 30 nghìn tỷ nữa dưng cơ mờ chi vượt cmn thu, năm nào Trung ương cũng phải cấp thêm từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 3 - 4 nghìn tỷ để bù đắp các khoản chi của xứ hào sảng.

Cụ thể thu chi của xứ hào sảng từ năm 2017 đến nay như thế này(ảnh 3): Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Khoản 1 và 2 Điều 13 và Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước, nguồn thu ngân sách Nhà nước tại bất cứ địa phương nào cũng có 3 nhóm: nhóm thu hộ cho Trung ương (tạm gọi nhóm 1); nhóm thu bao nhiêu hưởng bấy nhiêu (nhóm 2) và nhóm thu rồi ăn chia với Trung ương (nhóm 3).

Dựa vào các quy định trên, ở nhóm 1, xứ hào sảng thu đồng nào, nộp đồng đó về cho Trung ương. Ví dụ: doanh nghiệp A ở xứ Hoa Cải Đỏ nhập khẩu một lô máy móc qua Cửa khẩu Tân Sơn Nhất, số thuế phải nộp là 1 tỷ đồng thì 1 tỷ đó, xứ hào sảng phải nộp cả về Trung ương, không được giữ lại một đồng nào.

Nhóm 2: thu đồng nào hưởng đồng đó, ví dụ các khoản thu lệ phí môn bài, trước bạ, tiền sử dụng đất…; năm 2019, tổng thu ngân sách xứ hào sảng là 411.202 tỷ đồng thì nhóm 2 thu được 43.302 tỷ đồng (10,5%/tổng thu).

Nhóm 3: giữ lại 18%, trả về Trung ương 82%. Nhóm này gồm 5 nhóm thuế: VAT, thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt (không tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu); thuế bảo vệ môi trường (không tính thuế bảo vệ môi trường từ hàng hoá nhập khẩu)…

Trước đây, tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xứ hào sảng có xu hướng giảm qua từng thời kỳ ổn định ngân sách. Cụ thể, tỷ lệ điều tiết của xứ hào sảng giai đoạn 2011 - 2016 là 23% nhưng đến giai đoạn 2017 - 2020 là 18%, tức là nhìn qua người ta sẽ nói ngay tỉnh trạng bội chi ngân sách xảy ra từ khi tỷ lệ điều tiết bị giảm 5%. Nhưng bạn nào đó có rảnh thử tính toán xem % bội chi so với giảm là bao nhiêu, số liệu đã có bên trên.

Ngay khi trước khi bùng dịch sau đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5, có lẽ đã ước lượng được sẽ có quả bùng dịch này nên ê-kíp anh Tường Gió đã kiến nghị lên Thủ tướng Phạm Minh Chính về "Đề án Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách" cho xứ hào sảng giai đoạn 2022 - 2025, theo hướng trong 10 năm 2020 - 2030 cần nâng từ 18% lên 33%, tức là tăng tỷ lệ điều tiết thêm ít nhất 15%. Bàn đi cãi lại mãi cuối cùng xin được giữ lại từ 23% - 33% ngân sách, tức là tăng tỷ lệ điều tiết thêm ít nhất 5%. Lưu ý là số thu nhóm 3 chứ không phải tổng thu ngân sách.

Khoảng giữa tháng 5, thông tin này bắt đầu tràn lên truyền thông, gây ra những bàn cãi xung quanh tỷ lệ điều tiết này nhưng ê-kíp anh Tường Gió chưa được như ý. Dịch bắt đầu bùng, với tình trạng bội chi ngân sách như vậy rõ ràng xứ hào sang không thể có đủ nguồn lực tài chính để chịu đựng, ê-kíp anh Tường Gió lại tung thêm đòn gió: xin 28 nghìn tỷ từ Trung ương!

Ai cũng thấy là không thể có chuyện cho khơi khơi như thế. Mà còn xèng đâu mà cho. Tiền cách ly, chữa bệnh cho 1 F0 ngày cả chục củ. Ca nặng thì có thể lên đến cả tỷ đồng tiền chạy chữa. Chữa miễn phí cho vài trăm nghìn F0 của xứ hào sảng hết bao nhiêu xèng rồi, ai đó thử tính xem. Anh Tường Gió cực kỳ mưu mô. Cái bài xin 28 nghìn tỷ ai có chút khả năng suy nghĩ cũng thấy là định đổ vấy trách nhiệm lên trên vì ê-kíp anh Tường Gió làm ăn như hạch. Kết quả là anh đi ngồi chơi xơi nước.

Ví dụ: năm 2020, xứ hào sảng thu được 103 nghìn tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp, phải nộp về Trung ương 85 nghìn tỷ, giữ lại trên 18 nghìn tỷ.

Theo số liệu xứ hào sảng công bố, tính toán ra rằng: năm 2020, tổng thu ngân sách tại xứ này là 411.202 tỷ đồng, số được giữ lại 77.952 tỷ đồng theo các khoản thu nhóm 2 và 3, chiếm 19%.

Ngày 13/11/2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021, xác định rõ tỷ lệ phần trăm được giữ lại của các tỉnh thành. Cụ thể, các tỉnh không có tên dưới đây được giữ lại 100%, 16 địa phương có tỷ lệ điều tiết giữ lại là: Hải Dương (98%), Hưng Yên (93%), Cần Thơ (91%), Quảng Nam (90%), Quảng Ngãi (88%), Quảng Ngãi (88%), Hải Phòng (78%), Khánh Hòa (72%), Đà Nẵng (68%), Quảng Ninh (65%), Bà Rịa - Vũng Tàu (64%), Vĩnh Phúc (53%), Đồng Nai (47%), Bình Dương (36%), Hà Nội (35%), Tp.HCM (18%).

Một thực tế không thể phủ nhận, là tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xứ hào sảng chiếm 25,48% tổng thu cả nước theo số liệu năm 2020, nhưng xứ hào sảng vẫn bội chi kéo dài. Cụ thể, năm 2020, tổng thu ngân sách tại xứ hào sảng là 371.384 tỷ đồng (do dịch bệnh nên thấp hơn 2019). Trong đó, xứ hào sảng được hưởng ngân sách theo phân cấp là 65.495 tỷ đồng. Con số thụ hưởng ở nhóm 3 (18%) tương đương 34.459 tỷ đồng. Ngược lại, tổng chi ngân sách địa phương là 84.290 tỷ đồng.

Không chỉ năm 2020 xứ hào sảng bội chi ngân sách, thực trạng này đã diễn ra từ khi bắt đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, năm 2017, xứ hào sảng bội chi 2.900 tỷ đồng; năm 2018 bội chi hơn 4.880 tỷ đồng; 2019 bội chi gần 3.560 tỷ đồng, đương nhiên Trung ương phải cấp thêm từ nguồn ngân sách Trung ương để bù đắp các khoản chi vượt đó của xứ hào sảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog