Chia sẻ

Tre Làng

Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phúc về hành vi lợi dụng kêu gọi từ thiện, để lừa đảo, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng

Khoai@

Cơ quan CSĐT TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Phúc để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc lợi dụng kêu gọi từ thiện trên MXH.

Nguyễn Văn Phúc sinh năm 1993, ngụ tại tỉnh Kiên Giang, làm nghề quảng cáo cho các trang facebook bán hàng online (Ảnh bên)

Đầu năm 2019 đến tháng 4/2020, Phúc sử dụng tài khoản facebook tên “Nguyễn Minh Minh” đăng các bài viết trên MXH về các trường hợp người dân có hoàn cảnh khó khăn, các trường hợp bị bệnh tật, kêu gọi ủng hộ tiền từ thiện.

Do vi phạm các chính sách của facebook, tài khoản "Nguyễn Minh Minh" bị khóa, nhưng ngay sau đó Phúc đã mua tài khoản facebook tên "Nguyễn Ngọc" rồi đổi tên thành "Bao Can Tho"  để mọi người lầm tưởng đây là tài khoản ngân hàng của Báo Cần Thơ và chuyển tiền vào. Số tiền của những người bị hại sau khi chuyển vào các tài khoản ngân hàng, Phúc sử dụng App Internet Banking trên điện thoại để chuyển tiền qua nhiều tài khoản khác nhau, rồi rút tiền mặt chiếm đoạt.

Nguyễn Văn Phúc khai nhận, từ đầu năm 2019 đến nay đã sử dụng tài khoản facebook đăng tải thông tin về các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật để kêu gọi người dân quyên góp, ủng hộ từ thiện, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra, Phúc còn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với các loại giấy tờ như bằng cấp, chứng minh nhân dân, căn cước công dân...

Trưởng phòng CSHS Công an TP Cần Thơ Phạm Quốc Anh đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn sử dụng MXH kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin được đăng tải trên các trang MXH; yêu cầu người đăng tải công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ; liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng. Các nhà hảo tâm nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể; quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nếu phát hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua hoạt động từ thiện cần báo ngay cho cơ quan Công an để kịp thời xử lý.

Công an TP Cần Thơ cũng đề nghị ai là bị hại trong vụ việc này thì liên hệ với Phòng CSHS công an TP Cần Thơ; số 9B Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; ĐT: 069.3672.214 để được giải quyết theo quy định.

10 nhận xét:

  1. Qúa nguy hiểm, phải nói rằng trong thời kỳ dịch bệnh như thế này thì biến tướng rất nhiều các chiêu trò, các mánh khóe để trục lợi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mà còn khốn nạn hơn chính là bọn chúng đang lợi dụng lòng thương, lợi dụng sự cả tin của một số bộ phận người để trục lợi. Đó là một chuyện thật sự khốn nạn. Đố không chỉ ở Cần thơ mà còn rất nhiều nơi ở cả nước, do đó người dân hãy chú ý để tỉnh táo, không bị lừa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc kêu gọi và chấp nhận quyên góp từ thiện bản chất là thực hiện giao dịch dân sự, theo đó, khi nhận được tiền quyên góp từ thiện, người kêu gọi quyên góp có nghĩa vụ thực hiện theo đúng mục đích đã kêu gọi trước đó. Mọi hành vi “ăn chặn”, “biển thủ”,… để chiếm đoạt số tiền kêu gọi từ thiện đều là hành vi đáng lên án và cần xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp có đầy đủ chứng cứ và các dấu hiệu của tội phạm cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Xóa
  2. Qua vụ việc này, các nhà hảo tâm nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể; quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nếu phát hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua hoạt động từ thiện cần báo ngay cho cơ quan Công an để kịp thời xử lý.

    Trả lờiXóa
  3. Để lòng tốt được đặt đúng chỗ, tránh bị kẻ xấu lợi dụng nhằm trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc kêu gọi từ thiện, các nhà hảo tâm, người dân nên lựa chọn ủng hộ, đóng góp tiền, vật chất tại các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, tổ chức, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Người dân cần thận trọng tìm hiểu, xác minh, kiểm chứng kỹ các nội dung thông tin đăng tải, yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về những hoạt động, người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi người cần giúp đỡ điều trị... để xác định chính xác thông tin. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để tiếp nhận, giải quyết.

    Trả lờiXóa
  4. Từ thiện là một hoạt động mang tính nhân văn, việc lợi dụng lòng tốt của nhiều cá nhân, tổ chức ủng hộ để chiêm đoạt là không thể nào chấp nhận được, cần phải nghiêm trị, đề nghị các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm khắc để làm bài học răn đe cho các đối tượng có những ý định xấu xa như này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự. Kêu gọi từ thiện sau đó chiếm đoạt hoặc ăn bớt tiền từ thiện là hành vi trục lợi trên nỗi đau, trên khó khăn hoạn nạn của người khác và là hành vi lừa dối, gian dối, lợi dụng lòng hảo tâm của người khác để trục lợi. Hành vi này làm mất niềm tin của con người với nhau, làm cho người ta luôn nghi ngờ lòng tốt, làm suy giảm cái thiện lương trong mỗi con người.

      Xóa
  5. Việc lợi dụng lòng tốt của người khác để lừa đảo chiếm đoạt là những hành vi không thể nào chấp nhận được. Hiện nay, tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến, các đối tượng thường sử dụng các hình ảnh thương tâm thông qua các trang mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ, nhưng thực chất số tiền ủng hộ lại bị các đối tượng trắng trợn chiếm hữu. Do đó, để lòng tốt đặt đúng chỗ, đến đúng người thì các nhà hảo tâm nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể; quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

    Trả lờiXóa
  6. người dân cần nâng cao cảnh giác trước những tài khoản mạng xã hội kêu gọi ủng hộ từ thiện. Cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện; yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ. Chúng ta nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan Công an để kịp thời xử lý.

    Trả lờiXóa
  7. Đáng đời! Người ta cũng phải đổ mồ hôi, nước mắt để chắt chiu từng đồng, vì thương người có hoàn cảnh khó khăn hơn mà ủng hộ chứ không phải để bọn mày ăn chặn. Qua đây có thể thấy mọi người nên làm từ thiện thông qua các tổ chức từ thiện chính thống, được nhà nước cho phép. Hiện có rất nhiều đối tượng lợi dụng lòng tốt từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

    Trả lờiXóa
  8. thế thì mới phải xử lí đủ sức răn đe, không thể lấy cớ chắc chắn có sự hiện diện của cái xấu mà không ngăn chặn cái xấu phát sinh cho được lừa đảo kiểu gì thì tôi không biết, chứ dùng việc từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác mà cũng coi được hả

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog