Chia sẻ

Tre Làng

Cổ phiếu họ FLC tiếp tục bị bán tháo trước thông tin Chủ tịch tập đoàn bị hoãn xuất cảnh

Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên sáng nay 28/3 với màu xanh lơ không mong đợi đối với cổ phiếu họ FLC. Gần đến giờ mở cửa phiên chiều, các nhà đầu tư đã được cập nhật thông tin chính thức với việc Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn này.

Các nhà đầu tư cổ phiếu họ FLC như: ROS, HAI, FLC... đã có một đêm mất ngủ khi từ tối hôm qua, 27/3, mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin bất lợi liên quan tới chủ tịch Tập đoàn FLC Nguyễn Văn Quyết.

Mở cửa phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, 28/3, cổ phiếu họ FLC đã “trắng bản bên mua” với hàng chục triệu cổ phiếu được đặt lệnh bán.

Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên sáng với màu xanh lơ không mong đợi đối với cổ phiếu họ FLC. Đến cuối giờ sáng, FLC dư bán sàn hơn 64 triệu cổ phiếu, ROS dư bán hơn 58 triệu đơn vị, HAI, KLF, AMD đều dư bán trên 13 triệu cổ phiếu. Thanh khoản của nhóm này chỉ nhích nhẹ so với giữa phiên sáng, trong khoảng 2-5 triệu cổ phiếu và lực mua bắt đáy có xu hướng giảm dần vào cuối phiên.

Gần đến giờ mở cửa phiên chiều, các nhà đầu tư đã được cập nhật thông tin chính thức với việc Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn này.

Theo đó, cơ quan điều tra ban hành quyết định trên từ ngày 26/3, và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết là một tháng. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã mời ông Quyết lên để làm việc xác minh một số nội dung.

Những phút đầu tiên của phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán chiều nay, nhóm cổ phiếu họ FLC tiếp tục “trắng bên mua” với ROS dư bán hơn 60 triệu cổ phiếu, HAI gần 10 triệu cổ phiếu ở giá sàn; FCL dư bán gần 68 triệu cổ phiếu dưới giá tham chiếu.

Tháng 1/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đã rung lắc mạnh trước hành vi "bán chui" cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC với việc giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Ngay say đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.

Gia Huy

7 nhận xét:

  1. Một số cổ phiếu riêng lẻ cũng có sự bứt phá đáng kể như BCM của Becamex sát giá trần để trở thành mã có đóng góp tích cực nhất sáng nay hay như GAS của PV Gas cũng tăng tích cực 2% ở vị trí tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  2. Cùng với đó là sự trở lại tích cực của một số cổ phiếu bất động sản và xây dựng nóng gần đây như CEO, DIG, CII, SGR, L14, DC4, LDG…vẫn bứt phá mạnh. Thậm chí L14 tăng kịch trần lên 414.700 đồng/cổ phiếu để xác lập mức cao nhất về thị giá trên sàn hiện nay.

    Trả lờiXóa
  3. Thị trường có nhịp bật lên vào giữa phiên chiều nhưng chỉ giúp thu hẹp một phần đà giảm. Áp lực bán tháo tại nhóm cổ phiếu bất động sản và đầu cơ vẫn là yếu tố chính ghìm đà phục hồi. Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 15 điểm (1,02%) xuống 1.483,18 điểm. VN30-Index giảm hơn 14 điểm (0,95%) xuống 1.484,16 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất gần 1,5% còn UPCOM-Index giảm gần 1%.

    Trả lờiXóa
  4. Các nhóm cổ phiếu khác, như họ Louis hay Hoàng Huy cũng giao dịch trong trạng thái tiêu cực. Ở chiều ngược lại, nhóm vốn hóa lớn thành trụ đỡ cho thị trường. MWG mở cửa tăng 1,5%, VCB, VNM, GAS, PNJ vượt trên tham chiếu, biên độ giảm của những mã còn lại trong VN30 cũng chỉ quanh ngưỡng 1%. VN-Index mở cửa giảm hơn 7 điểm (0,51%) xuống 1.490 điểm, VN30-Index giảm hơn 5 điểm (0,36%) xuống 1.493 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm gần 1%, còn UPCOM-Index lùi dưới tham chiếu.

    Trả lờiXóa
  5. Diễn biến bất lợi của cổ phiếu "họ FLC" đã phần nào khiến tâm lý chung của nhà đầu tư trên thị trường bị ảnh hưởng. Sau đợt ATO, VN-Index giảm 8 điểm về quanh mốc 1.490 điểm; VN30-Index cũng mất gần 6 điểm về vùng 1.492 điểm. Các chỉ số HNX-Index; UPCoM-Index đều giảm lần lượt 0,87% và 0,37%.

    Trả lờiXóa
  6. CHủ tịch FLC là người có thực lực kinh tế đứng thứ 3 nước ta, chỉ sau Phạm Nhật Vượng của vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet. VỚi hành vi bán tháo trái phép cổ phiếu FLC ra ngoài, ông Trịnh Văn QUyết đã bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ việc. Đúng là cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra thôi

    Trả lờiXóa
  7. vào tháng 1/2022, hành vi “bán chui” cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán. Cụ thể, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được “đánh lên” với giá rất cao thì ngày 10/1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
    Vì hành vi này ông này đã bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog