Chia sẻ

Tre Làng

Thêm quốc gia châu Âu tuyên bố quá phụ thuộc khí đốt Nga, chưa thể từ bỏ

(VNF) - Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết nước này hiện phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga, do đó phương án ngừng nhập khẩu khí đốt hay dầu mỏ từ Nga ở thời điểm này là bất khả thi.

Thủ tướng Áo Karl Nehammer.

Phát biểu trên kênh truyền hình OE-24 ngày 31/3, ông Nehammer tuyên bố “Áo bác bỏ mọi ý tưởng về việc ngừng nhập khẩu khí đốt hay dầu mỏ của Nga".

Chia sẻ với tờ Die Presse ngày 1/4, ông Alfred Stern, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Áo OMV, cũng thừa nhận rằng “từ bỏ khí đốt của Nga là việc không thể”.

“Một số quốc gia có thể làm điều đó còn Áo thì không. Là một quốc gia không giáp biển, chúng tôi không có có cơ sở tiếp cận với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Bất kỳ sự đa dạng hóa nào cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tiếp cận với nguồn khí đốt đắt đỏ hơn. Chúng tôi nhận thức rất rõ rằng chúng tôi sẽ phải trả cái giá rất lớn nếu loại bỏ khí đốt Nga”, ông Stern nhấn mạnh.

Áo hiện nhập khẩu khoảng 80% khí đốt từ Nga. Nước này vừa kích hoạt bước đầu tiên của kế hoạch cung ứng khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn nhằm thắt chặt giám sát thị trường khí đốt trước nguy cơ Nga ngừng cung cấp bất cứ lúc nào.

Đồng quan điểm với Thủ tướng Áo, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng cho rằng thay thế khí đốt giá rẻ của Nga bằng LNG đắt đỏ của Mỹ là một đề xuất vô lý.

“Không phải chuyện chúng ta sẽ phải mặc thêm áo len vào buổi tối và giảm hệ thống sưởi hay trả thêm tiền để mua khí đốt. Thực tế là nếu như không lấy nguồn năng lượng từ Nga, thì không có khí đốt tại Hungary”, ông Orban phát biểu ngày 31/3.

Theo Thủ tướng Orban, 85% khí đốt và 64% lượng dầu mỏ của Hungary là nhập khẩu từ Nga. Vì vậy, ông sẽ không cho phép các gia đình Hungary phải trả giá cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Ông Orban cho rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ là gánh nặng lớn đối với Hungary nởi nền kinh tế của nước này không thể vận hành nếu không có dầu và khí đốt.

Các nước châu Âu thời gian qua ráo riết tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga nhưng cho tới nay vẫn chưa có phương án nào thực sự khả thi. Mỹ đã gia tăng nguồn cung LNG tới châu Âu nhưng không đáng kể so với khối lượng Nga đang cung cấp hiện nay.

Ở động thái liên quan, Tổng thống Nga Putin mới đây đã ký một sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài khi mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 phải thanh toán bằng đồng rube, điều này có thể khiến châu Âu có nguy cơ mất hơn 30% nguồn cung khí đốt tự nhiên.

Chu La
Theo Reuters

12 nhận xét:

  1. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất khu vực châu Âu, bơm hơn 40% khí đốt cho khu vực này thông qua các đường ống Yamal – Europe và Nord Stream 1. Tuy nhiên, theo từng bước căng thẳng leo thang trong cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, châu Âu giờ đây đang phải tìm cách xoay sở tìm những nguồn cung mới ngoài Nga để hạn chế những tác động nếu Nga ngừng bơm khí đốt.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là điều hiển nhiên và có thể đoán được. Nga đã xây dựng mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tự nhiên khắp châu Âu từ những năm 1960. Kể từ đó, Washington đã cảnh báo các đồng minh phương Tây rằng việc phụ thuộc vào khí đốt của Nga sẽ chỉ khiến người dân châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước Moscow.

    Trả lờiXóa
  3. Trong khi Nga dùng chính nguồn ngân sách thu được từ bán dầu và khí đốt này để làm suy yếu các biện pháp trừng phạt tài chính mà các cường quốc phương Tây đã áp dụng, thì Liên minh châu Âu - khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga, hiện đang vật lộn với thực tế rằng chi tiêu năng lượng của họ đã góp phần trao quyền cho tổng thống Putin thực hiện một cuộc chiến tranh ở biên giới.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Mặc dù vẫn lo ngại về việc giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt, nhưng cuối cùng, các lãnh đạo châu Âu vẫn muốn dòng khí đốt từ Nga tiếp tục chảy, bởi khó mà thay thế được nguồn cung cấp này. Tất nhiên, các quốc gia châu Âu cũng đã lên kế hoạch để giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

    Trả lờiXóa
  6. Hiện các nước châu Âu đã và đang thực hiện cắt giảm sự phụ thuộc vào than đá để đạt mục tiêu khí hậu là đạt mức trung tính về carbon vào năm 2050, cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030. Hiện, châu Âu chỉ còn khoảng 20% sản lượng điện năng là từ điện than.

    Trả lờiXóa
  7. Các nước Châu Âu trong thời gian qua đang rất khó khăn và nhanh chóng cố gắng tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga nhưng cho tới nay vẫn chưa có phương án nào thực sự khả thi, kể cả khi Mỹ gia tăng nguồn cung LNG tới Châu Âu nhưng không đáng kể so với khôi lượng Nga Đang cung cấp hiện nay cho châu Âu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng thống Nga Putin mới đây đã kí sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 phải thanh toán bằng đồng Rube, điều này có thể khiến Châu ÂU có nguy cơ mất hơn 30% nguồn cung khí đốt tự nhiên.

      Xóa
  8. sản lượng khí đốt của châu Âu sụt giảm dần khi các mỏ khí đốt ở Biển Bắc, vốn là nguồn cung đặc biệt quan trọng của Anh và Hà Lan, cạn kiệt. Ngoài ra, việc Hà Lan tuyên bố đóng cửa hoàn toàn các mỏ khí đốt ở Groningen vì động đất cũng khiến cho nguồn cung khí đốt của khu vực thêm eo hẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều đó một phần là do cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu không được thiết lập để xử lý khả năng gián đoạn năng lượng tái tạo, khó tích trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo trong những thời điểm không có ánh nắng mặt trời và không có gió. Một số giải pháp đang được đưa ra để giải quyết vấn đề này bao gồm pin quy mô lớn, hydro xanh, nhưng các giải pháp đó vẫn nhỏ lẻ, chưa được triển khai ở quy mô lớn.

      Xóa
  9. Với 25% năng lượng từ khí đốt tự nhiên trong khi nguồn cung của khu vực cạn kiệt, đồng nghĩa châu Âu phải phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. EU hiện là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Theo Tổng cục Năng lượng EU, tỷ trọng khí đốt EU nhập từ Nga chiếm 41%, Na Uy 24% và Algeria 11%.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu tình hình tồi tệ hơn, các nhà máy hóa chất, luyện kim và những cơ sở sử dụng nhiều khí đốt khác phải tạm thời đóng cửa. Điều này có thể đạt được nếu chính phủ trả tiền cho các công ty để hạn chế tiêu thụ khí đốt và điện ở một mức độ nào đó. Khí đốt và điện sẽ bị cắt luân phiên, khiến nhiều người dân châu Âu phải chịu cảnh mất điện hoặc bị ngắt hệ thống sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog