Chia sẻ

Tre Làng

Mỹ 'ngã ngửa' với kho tên lửa đạn đạo của Nga, sự lạc quan tan biến

Những con số thống kê việc Nga sử dụng tên lửa trong cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Mỹ ngỡ ngàng. Dù Nga và Ukraine đang có những tiến triển rõ nét trong đàm phán, tuy vậy Mỹ vẫn tỏ ra thận trọng.

Ảnh minh họa: Mỹ không thể ngờ quân đội Nga lại có kho vũ khí tên lửa hành trình và đạn rất đạo lớn. (Nguồn: AP)

Phá vỡ mọi kỷ lục

Theo trang mạng quân sự của Nga, Mỹ hàng ngày đều theo dõi số lần phóng tên lửa của quân đội Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Thông tin này được công bố hàng ngày trên hai nguồn là tài khoản Twitter của tổ chức nghiên cứu CSIS và phóng viên Amanda Macias của CNBC, người tham khảo dữ liệu của Lầu Năm Góc.

Thông tin về số lần sử dụng tên lửa của Nga được đăng trên hai nguồn này không khác nhau nhiều, lần lượt là hơn 1.300 lần phóng (tính đến ngày 28/3) và 1.200 lần phóng (tính đến ngày 24/3).

Đó là các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và mới đây là tên lửa siêu thanh, bao gồm: Kalibr từ tàu chiến, Kh-101 và Zinzhal từ trên không, 9M723 và 9M728 từ các tổ hợp Iskander-M, Onyx hoặc Yakhont từ tổ hợp tên lửa Bastion-P.

Theo trang mạng Altyn73 LJ, việc Nga sử dụng tên lửa trong cuộc khủng hoảng Ukraine từ lâu đã phá vỡ mọi kỷ lục của Mỹ trong các chiến dịch quân sự: trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 (Iraq) là 297 tên lửa hành trình trên biển và trên không; Chiến dịch Cáo Sa mạc năm 1998 (Iraq) là hơn 400 tên lửa; Chiến dịch Lực lượng Đồng minh năm 1999 (Nam Tư) là hơn 300 tên lửa; Chiến dịch Bình minh Odyssey năm 2011 (Libya) là hơn 400 tên lửa.

Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng không thể ngờ quân đội Nga lại có kho vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo lớn như vậy, chủ yếu là loại Kalibr.

Hiện có thông tin cho rằng các lực lượng vũ trang Nga đã sử dụng hết một nửa dự trữ của họ. Nhưng điều đó không chính xác. Lầu Năm Góc từng nhận định: "Kho vũ khí tên lửa hành trình của Nga rất lớn, nhưng không phải là vô hạn. Quân đội Nga phải lựa chọn mục tiêu một cách cẩn thận".

Reuters ngày 24/3 cũng dẫn lời 3 quan chức Mỹ đánh giá rằng Nga đang chịu tỷ lệ hỏng đến 60% đối với một số tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao.

Trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, một trong những chuyên gia của Viện các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) đã đề cập đến một báo cáo mật được đưa ra tại Nga năm 2018, trong đó cho biết nước này chỉ có 180 tên lửa Kalibr.

Cần lưu ý rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga phụ thuộc lớn vào các thiết bị điện tử của phương Tây, mà theo các lệnh trừng phạt, Moscow sẽ không được phép tìm kiếm nguồn cung thích hợp cho việc sản xuất tên lửa mới.

Tuy vậy, bất chấp mọi dự báo của Lầu Năm Góc và các chuyên gia phương Tây, quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng tên lửa để tấn công các đội hình chiến đấu và cơ sở hạ tầng của đối phương, khiến cho các lực lượng vũ trang Ukraine ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Hiện nay nhiều chuyên gia đặt câu hỏi rằng liệu nếu căng thẳng leo thang hơn nữa Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không?

Một bài phân tích gần đây trên tờ the Economist nhận định rằng quyết định này nằm trong tính toán của Tổng thống Putin. Ước tính, hiện nay Nga sở hữu 1.588 đầu đạn hạt nhân được triển khai và 2.889 đầu đạn hạt nhân chưa được triển khai.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô (cũ) và Mỹ đều coi vũ khí hạt nhân là vũ khí răn đe và ngăn chặn cuối cùng. Vũ khí hạt nhân chiến lược có sức mạnh hủy hoại đến mức mà việc sử dụng chúng phần lớn là điều không mong muốn.

Năm 2020, Chính phủ Nga cũng đã tuyên bố rằng "coi vũ khí hạt nhân chỉ là vũ khí răn đe và ngăn chặn".

Khó khăn một "công thức hòa bình"

Hiện nay, Nga-Ukraine đang có những tiến triển nhất định trong đàm phán. Tuy nhiên, theo Washington Post, Mỹ có những phản ứng khá lẫn lộn, dù cam kết hạ nhiệt các hoạt động quân sự của Nga đã giúp giá dầu hạ bớt và thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ.

Phát biểu tại Nhà Trắng vừa qua, Tổng thống Joe Biden nói rằng ông và các nhà lãnh đạo thế giới khác đang chờ xem Nga sẽ làm gì tiếp theo và sẽ tiếp tục gây sức ép với Moscow thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế và gửi viện trợ cho Ukraine.

Ngoại trưởng Antony Blinken trong một cuộc họp báo cũng cho rằng cuộc tấn công quân sự kéo dài hơn một tháng của Nga khiến người ta khó còn chỗ cho sự lạc quan.

Quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm về lực lượng Mỹ tại châu Âu, Tướng Tod D. Wolters phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 29/3 rằng ông có thể xác minh các thông tin về việc các lực lượng Nga đang rút lui xung quanh Kiev.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng John Kirby lại cho rằng đây là hoạt động tái tổ hợp, không phải là một “cuộc rút lui thực sự”.

Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đang bổ sung quân đội tại Đông Âu, tái triển khai vài trăm lính thủy đánh bộ vừa kết thúc đợt huấn luyện ở Na Uy tới Litva và có thể cả các nước khác. Trong số này bao gồm khoảng 10 máy bay phản lực F/A-18, máy bay chở hàng C-130 và các thiết bị khác.

Trao đổi với báo giới, các nhà đàm phán Ukraine cho biết mọi thỏa thuận được ký với Moscow đều sẽ phải đưa ra trưng cầu ý dân. Đồng thời một số vấn đề hóc búa nhất, trong đó có tình trạng của các khu vực Crimea hay Donbass chỉ có thể được giải quyết trong cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Volodimir Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Oleksandr Chaly, một thành viên của phái đoàn Ukraine, cho biết các cuộc đàm phán với Nga sẽ tiếp tục trong hai tuần tới.

Khả năng chiến dịch quân sự hiện nay kết thúc sẽ phụ thuộc vào việc hai bên Nga và Ukraine có chấp nhận những điều kiện mà hai bên đưa ra trong các cuộc đàm phán hay không.

Việc thiết kế được một "công thức hòa bình" cho Ukraine sẽ khó có thể thực hiện được nếu phương Tây không sẵn sàng hợp tác. Tiến trình hòa đàm hiện nay giữa Nga và Ukraine có thể sẽ kéo dài hơn dự tính và chiến dịch quân sự của Nga sẽ vẫn vấp phải tinh thần kháng cự của Ukraine.

12 nhận xét:

  1. Tuy tình hình chiến sự vẫn căng thẳng nhưng tình hình này có thể sẽ kết thúc phụ thộc vào hai bên Nga và Ukraine có chấp nhận những điều kiện mà hai bên đưa ra trong cuộc đàm phán hay không

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề hòa bình cho Ukraine sẽ khó có thể thực hiện được nếu phương Tây hay Mỹ không sẵn sàng hợp tác. Tiến trình đàm hòa hiện nay giữa Nga và Ukraine có thể sẽ kéo dài hơn dự tính và chiến dịch quân sự của Nga vẫn vấp phải tinh thần kháng cự tỏng cố gắng của Ukraine.

    Trả lờiXóa
  3. mấy thằng Mẽo luôn đứng ra xéc néc, phê bình, phê phán những hãy xem những hành động mà hắn ta đã làm ở vùng Trung Đông. Hòa bình ư? Liệu rằng Mẽo không góp phần vào sự căng thẳng của Nga và Ukraina để rồi chiến tranh bùng lên.

    Trả lờiXóa
  4. Các chuyên gia quân sự hàng đầu hiện đang khẩn trương lập các kế hoạch đối phó với sự hồi sinh sức mạnh quân sự của Nga. Nếu trước kia nhiệm vụ của quân đội Mỹ mang tính toàn cầu, như cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq, thì bây giờ họ có mục tiêu cụ thể hơn — đó là Moskva.

    Trả lờiXóa
  5. Phải chăng Mỹ luôn nghĩ mình là nhất nên quên đi sự vực dậy mạnh mẽ của quân đội nga trong suốt mấy thập kỷ qua. Ta thấy xe tăng Nga được hoàn thiện tối ưu tới mức "hầu như không còn yếu điểm nào trước các tên lửa chống tăng". Bài báo trên Politico còn đề cập "Đã đến lúc suy ngẫm lại một cách tổng quát, thậm chí thay đổi cả cấu trúc quân đội Mỹ đề phòng trường hợp xảy ra đối đầu công khai với Nga trên biên giới Đông Âu".

    Trả lờiXóa
  6. Đối với Mỹ, đề chính hiện nay là "thích ứng với sự bừng tỉnh của các Lực lượng vũ trang Nga". Trung tướng McMaster chính là tác giả của các hoạt động chiến sự Mỹ ở Trung Đông. Bây giờ ông đang tập trung nghĩ ra chiến lược đối đầu với Moskva. "Nga sở hữu nhiều loại tên lửa khác nhau, những hệ thống tên lửa và pháo có khả năng hủy diệt mạnh hơn hệ thống pháo của Mỹ"

    Trả lờiXóa
  7. việc Nga sử dụng tên lửa trong cuộc khủng hoảng Ukraine từ lâu đã phá vỡ mọi kỷ lục của Mỹ trong các chiến dịch quân sự: trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 (Iraq) là 297 tên lửa hành trình trên biển và trên không; Chiến dịch Cáo Sa mạc năm 1998 (Iraq) là hơn 400 tên lửa; Chiến dịch Lực lượng Đồng minh năm 1999 (Nam Tư) là hơn 300 tên lửa; Chiến dịch Bình minh Odyssey năm 2011 (Libya) là hơn 400 tên lửa.

    Trả lờiXóa
  8. Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng không thể ngờ quân đội Nga lại có kho vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo lớn như vậy, chủ yếu là loại Kalibr. Hiện có thông tin cho rằng các lực lượng vũ trang Nga đã sử dụng hết một nửa dự trữ của họ. Nhưng điều đó không chính xác. Lầu Năm Góc từng nhận định: "Kho vũ khí tên lửa hàn

    Trả lờiXóa
  9. Cần lưu ý rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga phụ thuộc lớn vào các thiết bị điện tử của phương Tây, mà theo các lệnh trừng phạt, Moscow sẽ không được phép tìm kiếm nguồn cung thích hợp cho việc sản xuất tên lửa mới. Tuy vậy, bất chấp mọi dự báo của Lầu Năm Góc và các chuyên gia phương Tây, quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng tên lửa để tấn công các đội hình chiến đấu và cơ sở hạ tầng của đối phương, khiến cho các lực lượng vũ trang Ukraine ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Nga đang trở thành một đối thủ cạnh tranh quân sự lớn do năng lực quốc phòng của Nga không ngừng được cải thiện. Trong khi đó, ưu thế quân sự của NATO trước Nga đang dần suy thoái. Ngay cả các tướng quân sự của NATO cũng thừa nhận thực tế này và xem việc thay đổi chiến lược phòng thủ là cần thiết, theo Tướng Dunford.

    Trả lờiXóa
  12. Thực ra đối thủ quân sự bấy lâu của Mẽo vẫn luôn là nga..sau chiến tranh Lạnh mặc dù liên xô đã tan rã nhưng những gì còn ở lại Nga đó vẫn là nét siêu cường của một quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân, là sức mạnh hủy diệt. Đương nhiên Ukraina không là cái thá gì, chúng không phải là đối thủ. Điều quan trọng là anh mẽo sẽ phản ứng như nào thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog