Chia sẻ

Tre Làng

Cần Thơ: Bắt tạm giam nguyên Chi cục trưởng và thủ quỹ cơ quan Thi hành án về tội tham ô tài sản

Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian làm Chi cục trưởng cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, ông Cường và thủ quỹ đã tham ô số tiền hơn 245 triệu đồng để chi vào mục đích cá nhân.

Ngày 18/5, thông tin từ Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cho biết, nơi đây vừa tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với, Trần Văn Cường, nguyên Chi cục trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ( THADS ), huyện Thới Lai và Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, nguyên Thủ quỹ Chi cục cơ quan THADS huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cùng về tội “Tham ô tài sản” qui định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự.

Thi hành lệnh bắt Chi Cục trưởng và thủ quỹ Chi Cục THADS huyện Thới Lai.

Theo điều tra ban đầu, trong thời gian đảm nhận chức vụ Chi cục trưởng cơ quan THADS huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, ông Cường và bà Tuyền đã cấu kết làm thủ tục rút số tiền hơn 245 triệu đồng, là tiền của một đương sự nộp trong một vụ việc thi hành án. Sau đó, ông Cường chỉ đạo lập các chứng từ chi giả để chiếm đoạt số tiền trên sử dụng vào mục đích cá nhân.

Hiện vụ việc đang được Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao tiếp tục làm rõ.

Mai Trâm

17 nhận xét:

  1. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khởi tố mới nhiều vụ án, nhiều bị can, trong đó có nhiều bị can là cán bộ cấp cao, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng BCĐ “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian tới phải làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không ngừng, không nghỉ và chỉ có tiến lên, đây là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây, làm rất quyết liệt, nhưng nhân văn, nhân đạo, rất có lý, có tình, tâm phục, khẩu phục.

    Trả lờiXóa
  3. Vừa qua, công tác phòng, chống tham nhũng tham ô đã có kinh nghiệm là làm liên tục, bền bỉ, bài bản, trở thành yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ thường xuyên, một xu thế, một phong trào không làm không được, không ngừng không nghỉ, không có ngoại lệ

    Trả lờiXóa
  4. Bác Hồ coi tham ô, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Người chỉ rõ bản chất của hành vi tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam, là trộm cướp. Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Hồ Chủ tịch nói rõ: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình…”

    Trả lờiXóa
  5. Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc

    Trả lờiXóa
  6. Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng. Tác hại do tham nhũng gây ra cực kỳ to lớn về mọi mặt. Nó không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ; làm rối loạn kỷ cương pháp luật, hư hỏng cán bộ...

    Trả lờiXóa
  7. Khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham ô tham nhũng; làm cho mọi người thấy rõ việc đẩy mạnh phòng chống tham ô tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm không làm hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết, vì sự nghiệp đổi mới của Đảng, với động cơ trong sáng, lành mạnh

    Trả lờiXóa
  8. Cần làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân; tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  9. Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải xác định phòng chống tham nhũng tham ô là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, cần tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo; gắn công tác phòng chống tham nhũng tham ô với đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

    Trả lờiXóa
  10. Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công – của nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ XHCN, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của nhân dân

    Trả lờiXóa
  11. Để chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có nhiều quả, cần phải làm cho mọi người thấy rõ tham nhũng là trọng tội; lãng phí tuy tính chất có khác với tham nhũng, nhưng cũng là có tội với nhân dân, với Nhà nước; quan liêu là nguồn gốc sinh ra tham nhũng và lãng phí. Nó phải được bài trừ triệt để dưới chế độ ta.

    Trả lờiXóa
  12. Nước ta vẫn còn nghèo; việc chống tham ô, lãng phí và quan liêu hôm nay vẫn đang là vấn đề thời sự, đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp, biện pháp tích cực, từng bước có hiệu quả. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng, ở từng cương vị của mình chúng ta luôn phấn đấu để trở thành cán bộ tốt, công dân tốt.

    Trả lờiXóa
  13. ham nhũng là vấn đề xã hội nhức nhối và bức xúc của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, nó phá hoại đời sống xã hội, làm chậm tiến trình tăng trưởng kinh tế, cản trở việc đầu tư, giảm cơ hội việc làm và suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
    Trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo về hàn

    Trả lờiXóa
  14. Đối với nước ta hiện nay chống tham nhũng có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý rất quan trọng, góp phần khôi phục kỷ cương trong Đảng, tăng cường sức mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và thực hiện công bằng xã hội.

    Trả lờiXóa
  15. Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả thiết thực, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai trò rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy, các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã trực tiếp góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của các vụ việc tham nhũng có thể xảy ra…

    Trả lờiXóa
  16. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, vừa là nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đủ sức gánh vác, lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới.

    Trả lờiXóa
  17. Hiện nay, phòng, chống tham nhũng cần phải song hành với việc chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, tránh tư tưởng lo ngại chống tham nhũng sẽ cản trở phát triển, làm nhụt chí, làm “cầm chừng”, “phòng thủ”, “che chắn”, giữ “an toàn” trong bộ phận cán bộ đảng viên…

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog