Chia sẻ

Tre Làng

Cảnh giác với thủ đoạn chỉnh sửa ảnh SEA Games để chống phá Nhà nước

Ong Bắp Cày

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi có sự kiện lớn của đất nước thì đám dân lại tìm cách xuyên tạc bịa đặt hoặc tìm những sơ hở thiếu xót trong các khâu công tác để chống phá nhà nước.  


Sáng nay, nhân việc chuẩn bị khai mạc SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam, đám dân chủ tung lên mạng vài tấm ảnh cổ động SEA Games có nội dung: "Đại hội thể thao Đông Lam Á lần thứ 31" rồi lấy cớ băng rôn đó viết sai chính tả, nhầm lẫn Quốc kỳ... để hạ uy tín chính quyền và cơ quan quản lý cũng như các cá nhân có liên quan. Những bức ảnh đó ngay lập tức được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và các cơ quan quản lý cũng nhanh chóng nhận được gạch đá từ người đọc.

Trên thực tế, với khối lượng công việc khổng lồ phục vụ SEA Games thì dù có sự kiểm tra gắt gao thế nào đi nữa vẫn có thể có những sơ xuất ngoài ý muốn và nhân viên phụ trách chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ngay cả khi không có các lỗi chính tả thì cũng rất có thể sẽ có những kẻ mặt dày tâm đen chỉnh sửa làm thay đổi nội dung rồi tán phát lên mạng nhằm bôi nhọ, hạ uy tín các cá nhân, tổ chức, đồng thời lợi dụng sự việc để thóa mạ, chửi bới chính quyền, xuyên tạc, chống phá Nhà nước. 

Thật đáng tiếc là những hình ảnh "lỗi" này đã được nhiều trang Facebook đăng tải và chia sẻ, gây tâm lý hoang mang, bất bình trong dư luận. Thậm chí có nhà báo cũng lan truyền những tấm ảnh này kèm theo những mỉa mai bộ máy Nhà nước. Có người còn có bình luận tiêu cực rằng, "Đây là do cá nhân cán bộ dốt nát, lười biếng, vô trách nhiệm; là hậu quả tuyển dụng con ông cháu cha; hay là bộ mặt lem nhem của bộ máy khó rửa được nữa?".


Chả lẽ một nhà báo của một tờ báo lớn lại có thể phát ngôn thiếu trách nhiệm đến thế. Giả sử nếu bức ảnh đó có là thật đi nữa thì nhà báo cũng nên hiểu rằng đó có thể chỉ là một sơ xuất trong khâu in ấn và là lỗi của một cá nhân cá biệt. Nó không phản ánh trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ và cũng không thể vì thế để đi đến kết luận hồ đồ rằng đó là do chính sách tuyển dụng con ông cháu cha vào bộ máy nhà nước; bức ảnh đó cũng không phản ánh bộ mặt của bộ máy chính quyền và càng không nên đăng tải bức ảnh đó làm mồi cho những kẻ chống phá nhà nước. Nhà báo thì phải trách nhiệm, khách quan, chứ không thể lấy một chuyện tiêu cực, sơ xuất nhỏ lẻ của một cá nhân để kết luận cả bộ máy chính quyền là xấu, trong khi cũng bộ máy ấy làm được cả vạn việc tốt thì lại lờ đi. 

Phải công nhận rằng, chuyện viết sai chính tả trên các băng rôn, biểu ngữ, thậm chí là trên sách giáo khoa, trên báo chí là có, nhưng không phổ biến. Nhưng cũng cần phải thấy rõ một thực tế là rất nhiều hình ảnh trên mạng đã bị chỉnh sửa để phục vụ cho những âm mưu hèn hạ. Vì thế, một mặt hãy 
hãy cảnh giác với thủ đoạn nói trên và trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin, hình ảnh trên mạng.

5 nhận xét:

  1. Đáng trách hơn vẫn là những người chia sẻ những tấm ảnh bị cắt ghép, chế biến này mà không tìm hiểu rõ ngọn ngành mà đã vội vã chỉ trích chính quyền, cơ quan hữu quan,...Như vậy chẳng khác nào vô tình tiếp tay cho những kẻ chống phá đất nước thực hiện âm mưu, ý đồ xấu. Thay vì thế, hãy chia sẻ trên mạng xã hội những hình ảnh đúng, đẹp về sự đăng cai của VN bởi sự thật tốt đẹp nó nhiều hơn thế.

    Trả lờiXóa
  2. Cục An ninh mạng và phòng chống công nghệ cao - Bộ Công an cho biết đang tiến hành điều tra, xác minh có hay không việc "chế ảnh" áp phích của SEA Games 31 đăng lên mạng xã hội. Bọn phản động thật không chừa bất kỳ thủ đoạn nào để chống phá, không cảnh giác là bị chúng dắt mũi ngay

    Trả lờiXóa
  3. Mình ghét nhất là mấy thằng giáo xư tiến xĩ đểu, già lõ đít rồi còn đánh trống bỏi. vớ đc tấm ảnh như bắt đc vàng, đang lên rồi chửi bới, dạy đời này nọ.
    Lũ mất nết Đau lòng hơn vẫn là có những người không tìm hiểu rõ nguồn gốc của những bức ảnh cắt ghép mà vô tình chia sẻ, tiếp tay cho bọn xấu

    Trả lờiXóa
  4. Bộ Công an cho biết Điều 101 Nghị định 15/2020 (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 14/2022), quy định “phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

    Trả lờiXóa
  5. Có cái tấm áp phích này thôi mà qua giờ cãi nhau nhiều thật Có phá rối cỡ nào đi nữa thì đến giờ phút này các đoàn thể thao quá ưng bụng quá hài lòng về công tác tổ chức của Việt Nam ngay sau đợt dịch rồi Dù có cố sức phá đi chăng nữa, với sự chung tay đồng lòng của người dân thì khoongcos thủ đoạn nào lừa được chúng ta cả


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog