Chia sẻ

Tre Làng

Đánh trống qua cửa nhà sấm

Khoai@

Bài nói về phát ngôn của Mạc văn Trang, Chu Mộng Long và Nguyễn Xuân Toản về chuyện đường sắt Cát Linh - Hà Đông. 

Hôm 21/6, thể hiện sự đồng tình với status "Đoạn kết một công trình" của Fb Toan Nguyen Xuan, anh già trống bỏi Mạc Van Trang bê về đăng lại và chua thêm tiêu đề "Những công trình di hại cho nhiều thế hệ, thực chất là tội ác!" để kích động người dân có thái độ tiêu cực với chính quyền. 

Ra vẻ ta đây hiểu biết, Fb Toan Nguyen Xuan viết: "Theo tính toán khoản lời đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, sau khi trừ chi phí vận hành thì sau 5 thế kỉ sẽ hoàn vốn. Nghĩa là mình phải sống thọ hơn Bành Tổ mới mong chứng kiến công trình hoạt động kiếm lợi nhuận" và "Tuổi thọ công trình theo tôi nghĩ cùng lắm được 50 năm. Nghĩa là sau 50 năm nữa người dân VN sẽ không còn nhìn thấy công trình Cát Linh - Hà Đông ở đâu, mà chỉ nhìn thấy khoản nợ công được công thêm hàng ngàn tỉ vốn vay và hàng ngàn tỉ lỗ dồn từ công trình đó để còng lưng cày mà trả !..". 

Trong khi đó, TS Chu Mộng Long (tên thật là Châu Minh Hùng) lại viết: "LỖ CHỖ NÀO ĐÚT ĐẦU QUAN VÀO CHỖ ĐÓ!" để vừa xỏ xiên chính quyền, lãnh đạo vừa lừa bịp người dân. Xin trích một đoạn:

"Từ thời "Quả đấm thép" của Ba X báo lỗ, đến nhà máy lọc dầu Nghi Sơn báo lỗ, cho đến khi nợ dồn hàng ngàn tỷ, các doanh nghiệp nhà nước thi nhau kêu lỗ. 

Hôm qua Hà Nội kêu lỗ kinh doanh đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Nay đến lượt Sài Gòn kêu lỗ khi kinh doanh giữ ô tô.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư đều lấy từ của dân. Lời doanh nghiệp ăn, lỗ nhân dân phải bù. Vậy thì dại gì không kêu lỗ. Có khi nằm mơ nhà quản lý doanh nghiệp cũng thấy lỗ!".

Đúng là giọng điệu của những kẻ chuyên rình mò để bẻ cong ngòi bút, kích động người dân có thái độ tiêu cực với chính quyền. 

Có những chuyện, nếu như không nói thì không ai biết các anh trì độn. Đã trì độn thì "đừng thi bơi với giải", đừng bi bô với đời.

Xin thưa với 3 con ếch ngồi đáy giếng, trên thế giới không nước nào dùng hệ thống giao thông công cộng để kinh doanh lấy lãi cả. Các loại hình giao thông công cộng như xe bus nội đô, xe bus nhanh, đường sắt nội đô đều là các loại hình giao thông được chế độ ưu đãi (Xem Khoản h, Điều 16, Luật đầu tư) và khi đi vào hoạt động thì được nhà nước trợ giá và hệ thống đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông  ở Hà Nội không phải là ngoại lệ.

Tôi đố các 3 ông ếch chỉ ra được có công trình giao thông công cộng nội đô nào trên thế giới được thiết kế chỉ để kinh doanh đấy?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thuộc lĩnh vực dịch vụ công, được nhà nước trợ giá và không phải là hình thức kinh doanh lấy lãi mà mục tiêu cao nhất của nó là phục vụ lợi ích công. Theo đó, giá trị của nó không thể tính bằng tiền lãi theo kiểu kinh doanh thông thường, mà tính bằng giá trị của nó trong việc giảm thiểu nạn ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian di chuyển, giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn và bảo vệ sức khỏe của người dân... Từ những giá trị mà nó mang lại, sẽ có thể tính ra "lãi" về mặt kinh tế là như thế nào. Nói cách khác, hiệu quả toàn tuyến hiện nay không phải dựa trên doanh thu mà dựa trên tác dụng giúp giảm tải giao thông, chống ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường.

Theo Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải của Bộ GTVT, ùn tắc giao thông ở Hà Nội có thể gây ra thiệt hại từ 1 - 1,2 tỷ Usd mỗi năm. Con số này tương đương với 23.300 - 27.960 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ và đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông sẽ là một trong số các biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại nói trên (Mời xem ảnh bên). Cũng như xe bus nội đô, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng đã được HĐND Thành phố đã thông qua nghị quyết cho áp dụng các chính sách khuyến khích, trợ giá theo Luật Đường sắt.

Thực ra, ngay từ khi chưa có báo cáo kiểm toán, thì câu chuyện tàu điện Cát Linh - Hà Đông "đã chạy là lỗ" đã được các chuyên gia đề cập và là điều đã được dự báo từ trước, vì đối với lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, mức thu từ vé luôn không đủ bù đắp chi phí.

Lý do mức lỗ lên tới 160 tỷ đồng có nguyên nhân từ việc công trình chưa được Hà Nội trợ giá vận hành. 

Khách quan mà nói, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng đi lại. Do vậy, 
đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được Nhà nước trợ giá khi doanh thu từ bán vé không đảm bảo chi phí vận hành.

Nhìn rộng ra, các nước có hệ thống giao thông công cộng hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Anh đều có mức trợ giá nhất định cho các phương tiện này. 

Điển hình như Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang chi khoảng 200 triệu USD/năm để bù lỗ cho hệ thống xe bus. 

Còn tại Anh, năm tài khoá 2019-2020, hệ thống giao thông công cộng ở London cũng lỗ 4.3 tỷ bảng Anh (5.25 tỷ USD), trong đó chính phủ tài trợ 3.4 tỷ bảng.

Dài dòng như thế để thấy, không thể tùy tiện nói một cách bậy bạ rằng, đường sắt Cát Linh - Hà Đông là di hại cho thế hệ sau và rằng, "Đối với doanh nghiệp nhà nước, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư đều lấy từ của dân. Lời doanh nghiệp ăn, lỗ nhân dân phải bù..." được.

Nói thẳng ra, hệ thống giao thông công cộng tuy không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, thậm chí thua lỗ, nhưng nó lại mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gián tiếp, nó tối đa hoá lợi ích của toàn xã hội. Do vậy, cần có những nhìn nhận thật khách về chuyện tàu Cát Linh - Hà Đông lỗ 160 tỷ đồng lúc này, không nên vì ác cảm bởi sự chậm tiến độ hay đội vốn khủng của nó mà gạt bỏ hết tính chất tốt đẹp mà bản thân nó có thể mang lại cho cộng đồng.

Thiết nghĩ, những người có học hàm học vị cao như anh Mạc Văn Trang, Chu Mộng Long... thì nên cẩn trọng khi phát ngôn và cũng chỉ nên nói những gì trong phạm vi chuyên môn hiểu biết của mình mà thôi. Rất không nên ác cảm với chính quyền mà "vơ bèo vạt tép" rồi thể hiện là mình là người chính trực, hiểu biết, bởi còn nhiều người giỏi hơn các anh nhiều. 

Hãy nhớ đừng "đánh trống qua cửa nhà sấm" mà người ta nói các anh là loại "ăn tục nói phét, đánh rắm rong" đấy.

22 nhận xét:

  1. Ông Chu Mộng Long là một giảng viên, nhưng ông này không ít lần đã bị cộng đồng mạng lên án, thậm chí là “chửi” bởi những cái nhìn có phần lệch lạc. Trước đó ông Long từng bị lên án mạnh mẽ vì đã xuyên tạc, vu khống quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ Quốc tế cao cả tại Campuchia, ông gọi đó là xâm lược. Người ta cho rằng việc so sánh nạn diệt chủng của Pol pot với vấn đề cải cách ruộng đất ở Việt Nam chứng tỏ độ nông cạn trong nhận thức về lịch sử Việt Nam của ông Chu Mộng Long.

    Trả lờiXóa
  2. Cách đây khoảng 5-6 năm, lần đầu được nghe khái niệm “tiến sỹ mất dạy” của diễn giả Lê Thẩm Dương thì tôi cứ tưởng khi cao đàm khoát luận ông nói cho vui, hóa ra có thật. Đó là “tiến sỹ mất dạy” có cái tên nghe rất cải lương: Chu Mộng Long. Được biết y còn làm thầy giáo, mà không biết tại sao trường Đại học Quy Nhơn lại đi chứa chấp cái loại thầy này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác. Chu Mộng Long là TS mất dạy

      Xóa
  3. Không lạ lẫm gì với cái tên TS Chu Mộng Long - một kẻ chống nhà nước núp bóng giảng viên đại học. Thật đáng tiếc, đến giờ này, TS Chu Mộng Long vẫn còn được ngồi ngay trong giảng đưò'ng đại học để chửi bới chọc ngoáy chế độ, cho dù anh ta đang được hường bồng lộc của chính cái chế độ này.

    Trả lờiXóa
  4. Tiện nói về TS Chu Mộng Long, cũng nhắc nhẹ các anh chị đang công tác trong CO' quan nhà nước, nhất là đội ngũ nhà giáo, Đoàn viên, Đảng viên hãy suy nghĩ cần trọng khi phát ngôn. Nếu không hiểu rõ thì tốt nhất khép loa lại cho dân được nhờ, đừng chọc gậy bánh xe, hậu quả không mấy tốt đẹp đâu, tin hay không thì tuỳ.

    Trả lờiXóa
  5. Cái tên Mạc Văn Trang với chức danh PGS.TS từng là người có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục nay đã trở thành một thành phần “bất hảo” được các thế lực phản động vuốt đuôi để quay lưng với dân tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Một người tuổi xế chiều như ông Mạc Văn Trang nên sống một cuộc sống tử tế để lại tiếng thơm cho con cháu, chứ đừng vì thỏa mãn sự ích kỷ của cá nhân mà làm xấu đến cả một thế hệ mang tiếng chống lại dân tộc. Khi ông đã chấp nhận từ bỏ mọi thứ thì ông nên bước ra khỏi “tham, sân si” để nhận được sự kính nể của người đời, thay vì vẫn hung hăng chống phá đất nước như thời gian vừa qua.

    Trả lờiXóa
  7. Suy nghĩ chẳng thể qua nổi ngọn tre làng, Mạc Văn Trang già lú đầu cũng chẳng sống để đức lại cho con cháu mà vẫn tiếp tục nối gót địch để đăng đàn những bài viết càng đọc người ta càng cười cho bản thân già mà không chịu suy nghĩ, già mà không khôn, với cái suy nghĩ "mất bò mới lo làm chuồng" như thế này thì không biết trước khi chết Trang già có tiến triển nổi không?

    Trả lờiXóa
  8. Những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc sai trái của Mạc Văn Trang là hết sức bỉ ổi và thâm độc. Chúng ta cần tỉnh táo, kiên quyết đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta của Mạc Văn Trang và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh20:00 27/6/22

    Câu chuyện tàu điện Cát Linh - Hà Đông “đã chạy là lỗ” từng được các chuyên gia cảnh báo. Lý do mức lỗ lên tới 160 tỷ đồng có nguyên nhân từ việc công trình chưa được Hà Nội trợ giá vận hành.

    Trả lờiXóa
  10. Khách quan mà nói, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng đi lại. Do vậy, đối với lĩnh vực vận tải này, thu từ vé luôn không đủ bù đắp chi phí. Tức là, với tính chất doanh thu không đảm bảo chi phí vận hành, đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được Nhà nước trợ giá tương tự xe buýt.

    Trả lờiXóa
  11. hiện mới có tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh đưa vào khai thác thì chưa ăn thua gì. Còn tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội mới xin lùi tiến độ 9 năm nữa mới xong. Việc đầu tư này đã chậm lại còn ít, như muối bỏ biển so với nhu cầu hiện nay. Chính việc thiếu kết nối đồng bộ nên đến nay, ý nghĩa của đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn dừng lại ở mức độ cho người dân trải nghiệm.

    Trả lờiXóa
  12. sự chậm trễ, ì ạch của các dự án metro đang triển khai cũng góp phần kéo dài cả thời gian lẫn mức độ thua lỗ của tuyến Cát Linh - Hà Đông. Theo chuyên gia giao thông TS.Nguyễn Xuân Thủy, việc Hà Nội và Bộ GTVT đang xây dựng một, hai tuyến đường sắt đô thị chỉ như muối bỏ biển so với nhu cầu hiện nay. Đó là còn chưa nói đến chuyện xây dựng xong rồi, quản lý không tốt thì người dân cũng ít đi lại.

    Trả lờiXóa
  13. Để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng năng lực của hệ thống giao thông công cộng, phương pháp hiệu quả chính là đường sắt đô thị được kết nối đồng bộ với các hệ thống khác.

    Trả lờiXóa
  14. Trong tương lai khi dân số cũng như khi mục tiêu quy hoạch về số lượt sử dụng giao thông công cộng cùng tăng, các phương tiện giao thông công cộng cần được phát triển hơn nữa. Nếu không, Hà Nội sẽ dễ lâm vào tình trạng “không có đường mà đi.khi đó ta lại thấy quan trọng hơn nữa của tuyến đường sắt trên cao.

    Trả lờiXóa
  15. Với Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, hệ thống đường sắt đô thị (metro) với 9 tuyến được kỳ vọng là xương sống của giao thông vận tải thành phố, gắn kết với xe buýt và các phương thức vận tải công cộng khác. Khi hoàn thành, hệ thống metro sẽ tạo nên những trục chính của mạng lưới vận tải hành khách công cộng tại thủ đô.

    Trả lờiXóa
  16. Một hệ thống metro hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Metro cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.

    Trả lờiXóa
  17. Với năng lực vận tải lên tới 30.000 hành khách/giờ/hướng, metro sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển số lượng lớn, tuyến xa. Do sử dụng trục đường riêng nên metro không bị ảnh hưởng bởi ùn tắc, ngập lụt (với mức ngập dưới 60 cm) hay các sự cố giao thông khác, hành khách sẽ luôn có mặt tại các điểm đến theo đúng lịch trình đã định.

    Trả lờiXóa
  18. phương tiện metro mang những tính tiện dụng cho hệ thống vận tải công cộng của thành phố. Không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thủ đô, đường sắt đô thị còn giúp cải thiện môi trường sống xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống khi góp phần giảm bớt lượng xe cá nhân.

    Trả lờiXóa
  19. Sau khi doanh thu được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của thành phố, chắc chắn bức tranh tài chính sẽ khác. Trợ giá không chỉ bù đắp phần thiết hụt do doanh thu không đảm bảo chi phí, mà còn có lãi định mức theo quy định", lãnh đạo Hanoi Metro chia sẻ.

    Trả lờiXóa
  20. Lỗ từ khi chưa vận hành; Chưa được trợ giá như xe bus; một mình "đơn độc" chưa có kết nối... được cho là những nguyên nhân khiến tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dù đông khách vẫn thua lỗ tới 160 triệu ngay khi mới chính thức hoạt động chưa lâu...

    Trả lờiXóa
  21. Trước thông tin tàu điện Cát Linh - Hà Đông lỗ lũy kế 160 tỷ đồng, chuyên gia giao thông nhận định tình trạng thua lỗ sẽ còn kéo dài nếu không có thêm tuyến metro. Câu chuyện tàu điện Cát Linh "đã chạy là lỗ" từng được các chuyên gia cảnh báo. Tuy nhiên, mức lỗ lên tới 160 tỷ đồng có nguyên nhân từ việc công trình chưa được Hà Nội trợ giá vận hành.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog