Chia sẻ

Tre Làng

Tư lệnh Mỹ: Lần đầu tiên trong 30 năm, Washington phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, tuyên bố đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Washington phải đối mặt với nguy cơ bùng phát xung đột hạt nhân với một đối thủ ngang hàng.

Phát biểu tại một hội nghị không quân ở Maryland, ông Richard cho biết Mỹ sẽ phải khẩn trương chuẩn bị để đối phó với các đối thủ và bảo vệ đất nước mình.

“Tất cả chúng ta - những người ngồi trong căn phòng này - đang trở lại với công việc dự tính về xung đột vũ trang trực tiếp với một đối thủ có khả năng hạt nhân”, ông Richard nói, theo báo cáo của Lầu Năm Góc. “Chúng tôi đã không phải làm điều đó trong hơn 30 năm. Việc này không còn là trên lý thuyết nữa.”

Dưới góc nhìn của Nga, Mỹ hiện đang vướng vào một cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine khi liên tục viện trợ vũ khí, tài chính và hỗ trợ tình báo cho Kiev.

Học thuyết hạt nhân của Nga hiện chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp lãnh thổ/cơ sở hạ tầng của nước này bị tấn công hạt nhân, hoặc sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân/vũ khí thông thường.

Trong khi đó, học thuyết hạt nhân của Mỹ cho phép thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân “trong trường hợp cực kỳ cần thiết để bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ, đồng minh và đối tác”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại chủ trương này hôm 21/9, tuyên bố Điện Kremlin sẽ “sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga và người dân”, nếu lãnh thổ Nga bị đe dọa.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng Mỹ đang “đứng trên ranh giới” trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột ở Ukraine, và Washington có nguy cơ làm bùng phát “các cuộc chạm trán trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân”.

Những cảnh báo tương tự cũng đến từ phía Mỹ, khi cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng cuộc xung đột “đáng lẽ không nên xảy ra” này có thể sẽ “trở thành Thế chiến III”.

***
23/09/2022
Minh Hạnh
Theo RT

18 nhận xét:

  1. Hoa Co May15:10 23/9/22

    Nước Mỹ là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tại Ukraina nhưng không biết cách làm dịu tình hình mà còn tuyên truyền về chiến tranh hạt nhân để dọa nhân loại hướng sự công kích vào nước Nga, trong khi nước Nga không có lý do gì để sử dụng vũ khí hạt nhân cả.

    Trả lờiXóa
  2. Mùa Xuân10:17 24/9/22

    Putin nói rõ chỉ khi lãnh thổ bị đe dọa thì mới xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân, EU và Mẽo đừng có động chạm đến Nga thì chẳng có nguy cơ hạt nhân nào ở đây, đằng này ông ra sức gây hấn với gấu Nga để họ xù lông lên sau quay sang bảo thế giói gặp nguy cơ hạt nhân, khác gì vừa ăn cắp vừa la làng.

    Trả lờiXóa
  3. Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, tuyên bố đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Washington phải đối mặt với nguy cơ bùng phát xung đột hạt nhân với một đối thủ ngang hàng.Phát biểu tại một hội nghị không quân ở Maryland, ông Richard cho biết Mỹ sẽ phải khẩn trương chuẩn bị để đối phó với các đối thủ và bảo vệ đất nước mình.

    Trả lờiXóa
  4. Dưới góc nhìn của Nga, Mỹ hiện đang vướng vào một cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine khi liên tục viện trợ vũ khí, tài chính và hỗ trợ tình báo cho Kiev.Học thuyết hạt nhân của Nga hiện chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp lãnh thổ/cơ sở hạ tầng của nước này bị tấn công hạt nhân, hoặc sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân/vũ khí thông thường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng nước Nga chưa hề vận hành một quy trình nào liên quan đến sử dụgn vũ khí hạt nhân, thời điểm chiến tranh lạnh căng thẳng như thế mà còn không bên nào đánh nhau thì hiện tại càng không, Mỹ còn rất nhiều đồng minh tại châu Âu vẫn còn nhiều cơ hội để kìm kẹp Nga, chẳng việc gì vì một nước chẳng thuộc NATO cũng chẳng thuộc EU mà làm lớn chuyện, Nga cũng vậy.

      Xóa
  5. Theo quan điểm của Nga, Mỹ được cho đang thực hiện một cuộc xung đột ủy nhiệm với Moscow ở Ukraine và đang gia tăng cam kết cung cấp vũ khí, tài chính, thông tin tình báo cho Kiev. Căng thẳng giữa 2 quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới là Nga và Mỹ đang leo thang dồn dập kể từ sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2.

    Trả lờiXóa
  6. Học thuyết hạt nhân hiện tại của Nga cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp có một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào lãnh thổ hoặc cơ sở hạ tầng của nước này hoặc nếu sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thường. Học thuyết của Mỹ cho phép thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trong những hoàn cảnh khắc nghiệt để bảo vệ lợi ích quan trọng của Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của Washington.

    Trả lờiXóa
  7. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại học thuyết hạt nhân của Moscow vào ngày 21/9, tuyên bố rằng Điện Kremlin sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga và người dân nếu lãnh thổ Nga bị đe dọa. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng Mỹ đang "đứng trước bờ vực" trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột ở Ukraine, với việc Washington có nguy cơ vướng vào cuộc đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  8. Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Nga về những cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân và khẳng định cuộc chiến sử dụng loại khí tài này sẽ không có bên thắng cuộc."Một cuộc chiến hạt nhân là không thể thắng và không nên bao giờ xảy ra", ông Biden nhấn mạnh.

    Trả lờiXóa
  9. Trong một phát biểu được đưa ra hôm 16/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu Kiev bị tấn công hạt nhân và kêu gọi Moscow kiềm chế để việc này không xảy ra tại chiến trường Ukraine.Đáp lại lời cảnh báo của ông Biden, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết học thuyết về vũ khí hạt nhân của Nga đã được công khai và Washington D.C có thể dễ dàng tìm đọc để hiểu thêm về nguyên tắc sử dụng loại vũ khí hủy diệt này của Moscow.

    Trả lờiXóa
  10. ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, từng đề cập tới học thuyết hạt nhân của Nga, trong đó nêu rõ những điều kiện cho phép Moscow được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân.Theo ông Medvedev, trường hợp đầu tiên là tình huống Nga bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Trường hợp thứ hai là bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào khác được sử dụng để chống lại Nga hoặc các đồng minh của Nga.

    Trả lờiXóa
  11. Tổng thống Vladimir Putin ngày 1/8 cũng khẳng định Nga tin rằng "không có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân" và cuộc chiến này "không bao giờ được nổ ra". Ông Putin nhấn mạnh Nga luôn tuân thủ tinh thần và nội dung của Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT).

    Trả lờiXóa
  12. trong một hội nghị do Không quân Mỹ tổ chức hôm 21/9, Đô đốc Charles Richard cho rằng, lần đầu tiên kể từ sau khi Thế chiến II khép lại, Mỹ đối mặt với nguy cơ xảy ra cuộc chiến hạt nhân với một đối thủ ngang hàng.

    Trả lờiXóa
  13. "Nga và Trung Quốc có thể làm tình hình leo thang lên bất cứ mức độ nào trong bất cứ lĩnh vực nào với bất cứ công cụ quyền lực nào trên toàn cầu. Chúng ta chưa phải đối mặt với các đối thủ như vậy trong một thời gian dài", Tư lệnh Mỹ nhận định.

    Trả lờiXóa
  14. Học thuyết của Mỹ cho phép thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trong những hoàn cảnh khắc nghiệt để bảo vệ lợi ích quan trọng của Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của Washington.

    Trả lờiXóa
  15. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng Mỹ đang "đứng trước bờ vực" trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột ở Ukraine, với việc Washington có nguy cơ vướng vào cuộc đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  16. Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Nga về những cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân và khẳng định cuộc chiến sử dụng loại khí tài này sẽ không có bên thắng cuộc.

    Trả lờiXóa
  17. Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cùng ngày cho rằng, cuộc xung đột Nga - Ukraine lẽ ra không nên xảy ra và cảnh báo nó có thể leo thang thành Thế chiến III.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog