Chia sẻ

Tre Làng

Chùa Khmer ở Hà Nội

Chùa Khmer xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây – Hà Nội) là công trình đặc sắc trong kiến trúc của người Khmer, được coi là biểu tượng của nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer.

Trong đời sống văn hóa của người Khmer, ngôi chùa là một tập hợp toàn vẹn các yếu tố quy hoạch, kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, điêu khắc trang trí. Hầu như mọi sinh hoạt của đồng bào đều diễn ra tại chùa, từ việc học, tu tập đến sinh hoạt cộng đồng, địa điểm tổ chức các lễ hội truyền thống. Chùa Khmer là một biểu tượng văn hóa ẩn chứa và phô diễn những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Khmer.


Chùa Khmer xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) có quy mô lớn, hòa hợp với thiên nhiên, theo lối kiến trúc truyền thống.


Không gian văn hóa này bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Khmer.


Công trình kiến trúc này là nơi đồng bào Khmer tới Thủ đô giới thiệu với cộng đồng các dân tộc anh em những giá trị đặc sắc trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc mình.


Đặc điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa Khmer đều có hệ thống tượng, phù điêu trang trí từ những bức tường bao cho đến chính điện.


Các môtíp trang trí hoa văn của người Khmer trên công trình tạo tác rất tinh tế và công phu, tính thẩm mỹ cao.


Các vị thần có hình dáng dữ dằn, thường được gọi là Chằn, rắn thần Naga năm đầu được trang trí ngay trước cổng chùa hoặc quanh chính điện. Những bức tượng đều ẩn chứa thông điệp về quyền năng giáo hóa cái ác thành cái thiện của đức Phật.


Các điển tích trang trí trên các tường bao chính điện, đều ngầm định hướng tới ý nghĩa hướng thiện, tôn vinh Phật pháp.


Hệ thống tượng phù điêu được đặt quanh tường bao, trên các cột đỡ mái, mang hình tượng về các

tiên nữ hoặc chim thần Krud, linh vật rắn Naga của người Khmer thể hiện quyền năng hay truyền bá đạo pháp khắp mọi nơi.

Hầu hết mọi sinh hoạt của người Khmer đều diễn ra ở chùa, từ việc học, tu tập đến các lễ hội truyền thống như: Lễ Choi Chnam Thmay, lễ Ok Om Bok, lễ Dolta...


Trong không gian văn hóa này bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Khmer.

Thế Dương

3 nhận xét:

  1. Không gian văn hóa của dân tộc anh em được phục dựng ngay giữa thủ đô để quảng bá văn hóa dân tộc khơ me cũng như thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, khách du lịch từ nước ngoài cũng một lần được ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc văn hóa tại Việt Nam, nơi đây chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo du khách kể cả trong nước đến ghé thăm

    Trả lờiXóa
  2. đúng, tôi rất ủng hộ việc xây dựng chùa Khmer Hà Nội vì đó là biểu tượng cho tinh thần và con người dân tộc Khmer, cũng là nơi để người ta quay về mỗi khi có dịp lễ tết của dân tộc, chia sẻ phong tục tập quán của dân tộc mình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc, với nhiều truyền thống văn hóa quý báu, nhiều nét đẹp với nhiều di tích, văn hóa. Việc giữ gìn và bảo tồn nó một cách cẩn thận, đẹp đẽ để đời sau còn nhìn vào đó với sự tự hào về truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog