Chia sẻ

Tre Làng

Đức đối mặt với làn sóng phá sản do trừng phạt Nga

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Hạ viện Đức Klaus Ernst cảnh báo Đức đang đối mặt với làn sóng phá sản do chính sách trừng phạt Nga.

Quảng trường ở Tuebingen, Đức. Ảnh: Reuters

Theo đài RT (Nga), trong một bài đăng trên Twitter, nhà lập pháp Đức đã nhắc lại tuyên bố trước đây của Thủ tướng Olaf Scholz rằng các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt với Nga không nên ảnh hưởng nặng nề tới châu Âu hơn đối với Nga.

“Chúng ta đã áp đặt 7 gói trừng phạt nhằm vào Nga nhưng Gazprom đang thu lợi nhuận kỷ lục. Trong khi đó, chúng ta đang bị đe dọa bởi một làn sóng phá sản. Do đó, hãy đàm phán với Nga với tinh thần cởi mở”, ông Ernst nói.

Với giá khí đốt và điện tăng cao, Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), dự kiến ​​sẽ suy giảm vào năm 2023. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo có trụ sở tại Munich, cuộc khủng hoảng năng lượng đang tàn phá nền kinh tế Đức và có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% vào năm tới.

Đầu tháng này, chính trị gia khác của Đức, Sahra Wagenknecht, cho rằng Chính phủ nước này đã lôi kéo đất nước vào một “cuộc chiến kinh tế” toàn diện với nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Nga. Trong bào phát biểu trước Hạ viện, bà nói rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đang “tự gây tai họa” đối với chính nước Đức.

“Với giá năng lượng vượt tầm kiểm soát, nền kinh tế phát triển của Đức sẽ sớm trở thành quá khứ tốt đẹp”, nghị sĩ Wagenknecht cảnh báo và kêu gọi giới chức nên hủy bỏ các lệnh trừng phạt và tham gia vào các cuộc đàm phán với Moskva.

Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế Đức phục hồi nhẹ và tăng trưởng 0,1% trong quý II. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm đã trở nên mờ nhạt. Lạm phát đã tăng trở lại trong tháng 8 với mức 7,9%. Trong tháng 9, gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và vé tháng phương tiện công cộng 9 euro không còn hiệu lực nên tỷ lệ lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Báo cáo cũng nêu rõ cú sốc giá năng lượng do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh đang ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế Đức.

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)

6 nhận xét:


  1. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện đang đối mặt với làn sóng phá sản do lệnh trừng phạt Nga. Mới đây ông Manfred Knof, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Commerzbank, cảnh báo Đức sẽ phải hứng chịu làn sóng phá sản do các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan Nguyen11:33 17/9/22

      Nước Đức quá là thân Mẽo thậm chí trở thành trợ thủ đắc lực cho Mẽo tại EU dẫn đến việc đối đầu với Nga quá đà, nhìn lại Mỹ chẳng chịu hề hấn gì, thời đại nào cũng Mẽo vẫn là bên giật dây, vẫn là bên cung cấp và được hưởng lợi nhiều nhất.

      Xóa
  2. “Nguồn cung năng lượng ở Đức đang gặp rủi ro, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, lạm phát đang ở mức cao. Chúng ta không nên tự lừa dối mình. Số lượng các trường hợp mất khả năng thanh toán trên thị trường Đức có thể sẽ tăng lên, đe doạ khoản dự phòng của các ngân hàng”, nhật báo Handelsblatt dẫn lời ông Knof đưa tin.

    Trả lờiXóa
  3. Về phần mình, Đức cho biết nước này sẵn sàng ủng hộ EU áp lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Trước khi tham dự một cuộc họp với các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nói với các phóng viên hôm 2/5: “Đức không chống lại lệnh cấm dầu Nga. Tất nhiên đó là một gánh nặng phải đối mặt nhưng chúng tôi sẽ sẵn sàng thực hiện”. Ông cho biết thêm rằng Berlin sẽ ủng hộ lệnh cấm của EU, bất kể nó diễn ra ngay lập tức hay vào cuối năm.

    Trả lờiXóa
  4. đầu tháng này, chính trị gia khác của Đức, Sahra Wagenkecht, cho rằng Chính phủ nước này đã lôi kéo đất nước vào một "cuộc chiến kinh tế" toàn diện với nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Nga. Trong bài phát biểu trước Hạ viện, bà nói rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đang đang "tự gây tai họa" đối với chính nước Đức.

    Trả lờiXóa
  5. Với giá khí đốt và điện tăng cao, Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), dự kiến ​​sẽ suy giảm vào năm 2023. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo có trụ sở tại Munich, cuộc khủng hoảng năng lượng đang tàn phá nền kinh tế Đức và có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% vào năm tới.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog