Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện Tuấn Khanh đăng ảnh tưởng nhớ đao phủ Ngô Đình Diệm

Khoai@

Mới đây, tay dzân chủ 3 que Tuấn Khanh vừa đăng ảnh Ngô Đinh Diệm trên Twitter và chú thích đó là Tổng thống Việt Nam Ngô Đình Diệm (11/63/11-2022). Có lẽ đó là tình cảm của Tuấn Khanh dành cho Ngô Đình Diệm hay chính xác hơn là chế độ tay sai bán nước, gia đình trị Ngô Đình Diệm.

Nói đên Ngô Đình Diệm, người ta nhắc rất nhiều đến những phát ngôn để chứng minh rằng ông ta luôn trung thành với "ông chủ Mỹ". Nhưng rất tiếc, cuối cùng thì anh em nhà ông cũng bị Mỹ ra lệnh cho đám tay sai đàn em của Diệm "thịt".

Ngô Đình Diệm từng hung hồn tuyên bố:

"Liên quan tới vấn đề an ninh, biên giới của Mỹ không ngừng ở bờ biển Đại Tây dương và Thái Bình dương mà kéo dài, tại Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, vốn chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến thứ 17, tạo thành cái biên giới đã bị đe dọa của Thế giới Tự do mà chúng ta đều trân trọng".

Tuyên bố này trích từ bài diễn văn Ngô Đình Diệm tại khách sạn Waldorf-Astoria ở New York City ngày 13/5/1957, trong bữa tiệc trưa mà Thị trưởng Thành phố New York chiêu đãi. Nguyên văn tiếng Anh như sau:

"With regard to security, the frontiers of the United States do not stop at the Atlantic and Pacific Coasts, but extend, in South East Asia, to the Ben Hai river, which partitions Viet-Nam at the 17th parallel, and forms the threatened border of the Free World, which we all cherish".

Toàn bộ bài diễn văn, sau đó, được Tòa Đại sứ Việt Nam (2251 R Street N.W., Washington DC) in lại và phổ biến cho báo giới, các cơ quan chức năng và công chúng.

Đây là minh chứng cho bản chất tay sai, phản bội lại lợi ích dân tộc của gia đình họ Ngô. Ngô Đình Diệm đã tự dâng đất đai mà tổ tiên đã để lại ở miền Nam cho Mỹ.


Trang bìa: Address by His Excellency Ngo Dinh Diem President of the Republic of Viet Nam at Luncheon in His Honor by The Mayor of The City of New York –Waldorf-Astoria Hotel – May 13, 1957 / Embassy of Vietnam, 2251 R Street N.W., Washington DC, Adams 4-3301.


Cuối trang 3 và đầu trang 4: Câu trích dẫn “With regard … which we all cherish”

Nguồn kiểm chứng: Texas Tech University, The Vietnam Center and Archive, Lubbock, TX:

Trong câu nói của Ngô Đình Diệm, cụm từ "biên giới của Mỹ… tới sông Bến Hải" đã làm cho nhiều người sửng sốt và tức giận vì thấy Diệm muốn biến (dâng hiến) miền Nam Việt Nam thành lãnh thổ của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Và như trong cuốn Hồi ký chính trị của Hoành Linh Đỗ Mậu đã nhận xét tại Chương 16, rằng, đây là sự lươn lẹo của Ngô Đình Diệm khi nói tới "độc lập và dân tộc chống Cộng của chính nghĩa miền Nam trong nhân dân". Không có gì khác hơn, đó là "phi dân tộc" để rồi "phản dân tộc".

Theo sử gia Jacques Dalloz (1943-2005), có lẽ thấy mình nói hớ nên Ngô Đình Diệm ra lệnh cho báo chí Sài Gòn biên tập lại và tìm cách bào chữa để chạy cái tội "Dâng miền Nam cho Mỹ", phản bội lại lợi ích dân tộc. 

Lý giải vì sao Ngô Đình Diệm lại phát biểu câu này, Kevin Trần viết: "Đơn giản là tại vì sự hình thành của Đệ nhất Cộng hòa cũng như chức vụ Tổng thống mà ông nắm giữ đều do người Mỹ vận động, dàn xếp và thậm chí có khi trực tiếp can thiệp (như Đại tá Tình báo Mỹ Edwards Lansdale trong thời gian khai sinh chế độ) mới có ngày hôm đó của năm 1957 cho ông đứng đọc diễn văn ở New York City. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đúng theo truyền thống dòng họ Ngô Đình thời phục vụ cho Thực dân Pháp xảy ra chỉ mới 13 năm trước đó (xem truyền thống này trong Lá thư của Giám mục Ngô Đình Thục gửi Toàn quyền Decoux ngày 11-8-1944). 

Dân ta nói không sai, hễ đã phi Dân tộc thì thế nào cũng phản Dân tộc và "ác giả ác báo", cuối cùng thì tên đao phủ Ngô Đình Diệm, khét tiếng với luật 1059 cũng đã phải chết không toàn thây bởi chính bàn tay của đàn em ông ta.

Việc nhân ngày anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị giết, Tuấn Khanh đăng ảnh Ngô Đình Diệm để tưởng nhớ ông ta đã cho thấy bản chất con người Tuấn Khanh là như thế nào.

6 nhận xét:

  1. Gốc gác của Tuấn Khanh cha mẹ đẻ là ai ông hoàn toàn không biết. Chỉ biết được nuôi dưỡng cho lớn lên trong “môi trường Ngụy quân”, với những tư tưởng chống đối chủ nghĩa Cộng sản cực đoan và luôn có tư tưởng hằn học chế độ.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể khẳng định rằng môi trường gia đình đã hình thành nên nhân cách của một Tuấn Khanh như bây giờ khi Tuấn Khanh đã được gia đình nuôi dưỡng, gieo rắc vào đầu những tư tưởng hằn học chế độ, căm thù cộng sản như những gì cả gia đình Tuấn Khanh đã bị tiêm nhiễm.

    Trả lờiXóa
  3. Như ông cha ta đã từng nói “bản tính khó dời” với xuất phát điểm là con nhà Ngụy quân, bị tiêm nhiễm vào đầu những tư tưởng sai trái, chống đối chế độ cực đoan, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, nghe theo những lời dụ dỗ mua chuộc của các thế lực phản động, với bản chất của kẻ bất tuân kỉ luật bất tuân luật pháp Tuấn Khanh bị đuổi việc do không chấp hành kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp “tự diễn biến” trong tư tưởng và lối sống tự do, tùy tiện quá mức.

    Trả lờiXóa
  4. Tuấn Khanh thường xuyên có các phát biểu chống đối trên các đài như BBC, RFA, RFI… đây là những đài được lập ra nhằm mục đích đưa những thông tin xuyên tạc, bịa đặt để chống phá Nhà nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Với danh tiếng là nhạc sĩ đã từng có thời gian nổi tiếng trong nước nên Tuấn Khanh đã nhận được rất nhiều viện trợ từ các đài này để trả lời và viết các bài phản động nói xấu chế độ và nhà nước lên các trang mạng xã hội.

    Trả lờiXóa
  6. Bản chất về gốc gác xấu của Tuấn Khanh, chống đối chế độ trong cái nôi của gia đình “nhà Ngụy” thì vẫn còn đó. Môi trường sống và lớn lên của Tuấn Khanh đã tạo nên cái gốc của tư tưởng vọng ngoại. Và giờ đây thì khi cái gốc xấu đó đang được Tuấn Khanh bộc lộ qua thời gian bằng các phát ngôn và bài viết như những kẻ nô lệ cho bọn phản động.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog