Chia sẻ

Tre Làng

Người Nga lát vỉa hè bằng đá như thế nào?

Ở Nga đá hoa cương (granite) rất được ưa chuộng, vì người ta cho rằng nếu biết làm đúng thì các công trình bền vài trăm năm, và đẹp cũng vài trăm năm.




Bồn cây cũng bằng đá granite

Matxcova từ 2011 bắt đầu dự án làm lại vỉa hè cả thành phố. Đầu tiên người ta làm bằng gạch, sau chuyển sang làm hẳn bằng đá hoa cương - granite cho được lâu bền.

Đường Tver-xkaya là đường phố chính, xịn sò bậc nhất thủ đô. Năm nào duyệt binh đoàn cũng đi qua dọc phố này, nhất là mảng xe cơ giới các loại tăng pháo. Nhân dân đi xem đông đúc. Trước giải bóng đá Thế giới 2018 chính quyền thành phố quyết định lát lại toàn bộ vỉa hè Tverxkaya cũng như các khu phố lân cận bằng đá hoa cương quý, chở từ vùng mỏ hoa cương nổi tiếng ở Ural về.

Người Nga với tư duy gia truyền làm gì cũng bền chắc đẹp, tính dài ra một lần cho con cháu hưởng trăm năm nên đã làm vỉa hè theo các công đoạn sau:

1- Nguyên liệu yêu cầu: đá lát dày từ 6 tới 10 cm tuỳ đoạn, bó lề đường bằng đá khối, màu sắc cần được sắp xếp hợp lý, các lối rẽ, bậc thang, bồn hoa phải chắc chắn và kín kẽ để không xô lệch.

2- Xử lý nền: Chất lượng nền chiếm phần lớn chất lượng và tuổi thọ công trình. Nền để lát hoa cương được làm như sau:

* Đầu tiên rải một lớp cát, đầm chặt từ 20 đến 50 cm. Tiếp theo là lớp nền bê tông (B15 mác 200, bê tông đường tiêu chuẩn) dày 18 cm.

* Tiếp theo là các thứ to nặng nhất được xếp đặt vào bị trí: các tấm đá bó vỉa nguyên khối đá granit, trọng lượng lên tới 400 kg/tấm.

* Sắp xếp bố trí chỗ cho các bồn hoa và các cây lớn. Theo dự án ngoại cảnh, người ta trồng hơn 100 cây bồ đề. Độ sâu của mỗi bồn hoa là 3 mét. Dưới là đất màu, trên là cây hoa. Xung quanh bo bằng đá nguyên khối.

* Trên nền bê tông trước khi đặt đá lên thì người ta rải tiếp một lớp hỗn hợp. Đây là hỗn hợp bê tông được làm ẩm, 4-5 cm. Nó đông cứng lại trong vòng một ngày đêm.

Bằng cách đơn giản này cái nền được san bằng về chiều cao để các phiến đá sẽ không không di chuyển so với nhau.

3- Lát đá:

Do kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ nhất 10*10*10cm đến 30*30*8cm đến cả 30*60*10 cm nên các tấm nhỏ vừa nếu có thể nâng bằng sức người thì được thực hiện thủ công.

Còn các tấm cỡ lớn và các khối bó vỉa lề thì được di chuyển bằng xe nâng.

* Sau đó các phiến nhỏ được gõ bằng vồ cao su. Nhưng tấm đá lớn không thể dùng cái vồ, thì những chiếc dùi gỗ tự chế đã phát huy tác dụng. Tùy thuộc vào kiểu, các dụng cụ này có tên riêng: Masha, Katya, Olya... Các công nhân nói rằng đây là một phương pháp đã cũ nhưng đáng tin cậy và được chứng minh trong nhiều thế kỷ sử dụng đá granite

* Sau khi đặt đá, các đường kẽ được rắc hỗn hợp xi măng khô và được làm ẩm bằng cách tưới nước. Hỗn hợp này nở ra, bám chặt lấy thành đá và kết nối các tấm thành một khối thống nhất không xô lệch được nữa. Vỉa hè hoàn thành.

Ngoài ra các lối rẽ đi bộ đều được chế bằng tay, thửa riêng cho đúng địa điểm ấy, kích thước ấy. Máy móc mang đặt tận nơi để khoan cắt chính xác đẹp đẽ. Thành thử vỉa hè nối với lòng đường bằng một tuyệt tác. Chỉ có thể tấm tắc khen tay thợ quá có tâm.

Bằng cách này vỉa hè toàn bộ đường Tver-xkaya nói riêng cũng như cả trung tâm Moscow đã được phủ hoa cương - granite.

Ở đâu đó người ta nói rằng chỉ cần cán vỉa hè bằng nhựa đường, cần gì rải đá cho tốn kém. Nhưng hình như ai cũng biết sự khác nhau giữa cái sàn nhà trát xi măng với cái sàn lát gỗ bóng loáng. Ai đó vẫn khăng khăng thích rải nhựa đường, chắc chắn không phải người Nga.

Hầu hết mọi công việc trong trung tâm đều đã kết thúc trước Uôn cúp 2018, các khu vực xa hơn túc tắc làm sau. Đến hôm nay thì Matxcova đẹp đẳng cấp mà không hề loè loẹt xanh đỏ, đi dạo trên hè phố rất thư giãn. Một phần lớn là do vỉa hè và bồn cây được làm toàn bằng đá hoa cương..

Dưới đây là hình ảnh lát đá cho vỉa hè, quảng trường và cảnh khai thác đá hoa cương:


Tấm này khoảng cỡ 30*60*9 cm

Nhân dân chịu đựng ồn ào bụi bậm rất cáu kỉnh. Hồi ấy ai cũng nhăn nhó oán trách chính quyền.
Thợ đá lành nghề người Ác-mê-ni rất nhiều. Họ giỏi nghề và sức khoẻ tốt.

Cục đá làm bó vỉa nguyên khối này nặng khoảng 400kg.

Dùng vồ cao su nện những tấm đá nhỏ
Tver-xkaya hồi ý tung toé hết cả lên.
Cái vồ để đầm đá lớn. Tuỳ kiểu mà thợ đặt tên. Toàn tên phụ nữ Olia Masha các cái

Cỡ đá nhỏ dùng búa cao su nhỏ để gõ.
Hoa văn, màu sắc đá đều được tính toán thiết kế kỹ càng có chủ định rõ ràng. Màu đá phụ thuộc vào các mỏ khai thác khác nhau.
Cái vỉa hè tròn này là cả một công sức lao động hand made đáng khâm phục.
Bồn hoa các loại.
Mỏ đá hoa cương. Bóc từng lớp như cắt bánh ga tô. Công việc cực kỳ nặng nhọc. Bụi mù.

Mỏ đá. Ở Ural và Baskira có những mỏ đá nổi tiếng. Còn có những nơi hàm lượng phóng xạ cao thì đá ấy không nên dùng. Người Nga hiểu biết khi mua đá rất chú ý đến điều này.

***
Nguồn: Chép từ Fb 
Cat Nhu

2 nhận xét:

  1. mỗi quốc gia, vùng miền họ đều có những tư duy, sự sáng tạo mang đậm chất tinh thần văn hóa của vùng miền quốc gia đó vào những công tình kiến trúc của họ, mong rằng nước mình cũng sẽ dần có được những công trình tân tiến, văn minh, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân một cách tốt nhất như vậy

    Trả lờiXóa
  2. Nga là một trong những quốc gia có nền văn minh phát triển bậc nhất thế giới, họ đi đầu và tiên phong trong mọi lĩnh vực, cả về kinh tế hay quân sự, đặc biệt là trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống cho người dân, đó là một trong những chính sách hàng đầu của mỗi quốc gia

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog