Chia sẻ

Tre Làng

Thủ đoạn "biến kẻ vi phạm pháp luật thành người bị hại" của linh mục Võ Xuân Sơn

Cuteo@

Mới đây, hôm 24/3/2023 trên Fanpage của Giáo phận Kon Tum đăng tải bài viết với nhan đề "Về Vụ Việc Cán Bộ Phá Rối Và Xúc Phạm Thánh Lễ Tại Giáo Họ Phaolô, Thuộc Giáo Xứ Đăk Giấc" của Linh mục Tađêô Võ Xuân Sơn, trong đó lên án chính quyền phá rối buổi thánh lễ, xúc phạm linh mục và giáo dân. 

Điều đáng nói, những thông tin mà Linh mục Tađêô Võ Xuân Sơn viết là một chiều, sai sự thật, cố ý vu cáo những người thực thi công vụ, miệt thị người ngoài công giáo và phá hoại đoàn kết dân tộc. Để phục vụ cho mục đích bất hảo đó, linh mục Võ Xuân Sơn đã cố tình lờ đi các quy định của Giáo luật Công giáo về việc tổ chức thánh lễ và vi phạm pháp luật của nhà nước. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập tới khía cạnh Giáo luật và pháp luật của nhà nước. Những khía cạnh tuyên truyền sai sự thật sẽ được phản ánh ở bài viết sau.

Trước hết, việc linh mục Phanxicô Xaviê Lê Tiên cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa Chay tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vào ngày 22/3/2023 là vi phạm Giáo luật. 

Bộ Giáo Luật 1983 được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II ban hành vào ngày 25/1/1983 và có hiệu lực pháp luật vào ngày 27/11/1983 quy định về Nhà nguyện từ điều 1223 đến 1229. 

Khoản 2 điều 1224 viết rằng "Một khi đã được phép rồi, nhà nguyện không thể được sử dụng vào việc phàm tục, nếu không có phép của chính Đấng Bản Quyền ấy".

Tương tự như thế với Nhà nguyện tư, điều 1229 viết: "Nên làm phép nhà nguyện và nhà nguyện tư theo nghi lễ được quy định trong các sách phụng vụ, nhưng các nhà nguyện này phải được dành riêng vào việc thờ phượng Thiên Chúa mà thôi, và không được sử dụng vào bất cứ việc gì trong nhà".

Từ điều 1224 và điều 1229 của Giáo luật, có thể kết luận, nơi mà linh mục Phanxicô Xaviê Lê Tiên cử hành Thánh lễ không đáp ứng được các quy định của Giáo luật về một Nhà nguyện, bởi nó là nhà riêng của công dân và vẫn được sử dụng vào các công việc làm ăn, sinh hoạt của người dân.

Đương nhiên việc hành lễ phải cần được tổ chức ở những địa điểm linh thiêng, hợp pháp chứ không phải nơi phàm tục như cái gọi là "Nhà nguyện Giáo họ Phaolo". 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo (trong đó có tổ chức thánh lễ) của bà con công giáo được nhà nước bảo hộ, nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật mà trước hết và chủ yếu là Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Theo đó, Khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: "Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo". Do đó, việc tổ chức tại một nơi không phải là cơ sở tôn giáo là vi phạm pháp luật.

Chính tác giả Võ Xuân Sơn cũng thừa nhận trong bài viết, rằng "Cha Fx. Lê Tiên cho biết Giáo họ Phaolô nằm trên địa bàn xã Đăk Nông có Thánh lễ hằng tuần từ nhiều năm nay, vì chưa có Nhà Thờ, Nhà Nguyện, nên mượn nhà giáo dân để dâng lễ. Đây cũng là vùng biên giới nên cũng có nhiều khó khăn riêng". 

Thú nhận của linh mục Võ Xuân Sơn cho thấy, địa điểm diễn ra thánh lễ hôm 23/3 vừa qua cũng là nơi diễn ra các buổi sinh hoạt tôn giáo trái phép lâu nay.

Về tính bất hợp pháp của việc tổ chức thánh lễ, ngoài linh mục Võ Xuân Sơn thì ngay cả Giám mục Aloisiô cũng phải thừa nhận. Trong Văn thư gửi đến chính quyền tỉnh Kontum và huyện Ngọc Hồi, Giám mục Aloisiô đã "đề nghị chính quyền sớm công nhận nhà nguyện của Giáo họ Phaolo và các nhà nguyện khác trong các buôn làng thuộc tỉnh KonTum". 

Lời đề nghị của Giám mục Aloisiô đã chứng minh rằng, việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm đó là vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành và vì thế, chính quyền có mặt để yêu cầu chấm dứt vi phạm là hiển nhiên, nó thể hiện thái độ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Trên thực tế, cái gọi là "Nhà nguyện Giáo họ Phaolo" không phải là cơ sở tôn giáo hợp pháp. Nó chỉ là một ngôi nhà của một người dân, chưa được công nhận là tài sản của "Giáo họ Phaolo". Chính xác hơn, căn nhà này chưa đáp ứng đủ hoặc chưa thực hiện các thủ tục để cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận đó là cơ sở tôn giáo hợp pháp. Do đó, việc tổ chức thánh lễ tôn giáo tại những địa điểm như thế này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và đương nhiên các cơ quan chức năng áp dụng các chế tài xử lý hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Thiết nghĩ cũng cần nói thêm, căn nhà này được xây dựng trên đất nông nghiệp, và mặc dù chính quyền đã nhiều lần yêu cầu dỡ bỏ, nhưng được sự chống lưng của những phần tử cực đoan, chủ nhà đã không chấp hành mà sử dụng vào mục địch tụ tập dưới mác sinh hoạt tôn giáo để thách thức đo phản ứng của chính quyền.

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo của Giáo họ Phaolô đã diễn ra từ lâu và nó cần được xử lý đến nơi đến chốn để thượng tôn luật pháp, vì lợi ích của cộng đồng. Liên quan đến vụ việc này, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan nên thể hiện quan điểm của mình một cách công khai, minh bạch để củng cố niềm tin của nhân dân, dẫn dắt nhân dân tuân thủ pháp luật, đấu tranh với cái sai cái ác, dặp tắt mọi luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, nhất là với thủ đoạn biến kẻ vi phạm pháp luật thành người bị hại như giọng điệu của linh mục Võ Xuân Sơn.

4 nhận xét:

  1. quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay là tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, người dân có quyền được sinh hoạt tôn giáo. thế nhưng, chúng ta cũng đừng đánh đồng việc tự do tôn giáo này là được vi phạm pháp luật và hình như hiện nay chúng đang biến những người như này thành những kẻ bị hại, bọn phản động như muốn đánh lận con đen việc này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự do là trong khuôn khổ, chấp hành các quy định, chứ không phải là tùy ý làm rồi động chạm đến quyền lợi của những quan hệ xã hội khác được pháp luật bảo vệ, pháp luật xử lý kẻ vi phạm chứ không phải hạn chế các hoạt động tôn giáo, linh mục kia đang hướng nhận thức vào việc hoạt động ton giáo bị xâm phạm là không đúng.

      Xóa
  2. việc thực hiện tự do tôn giáo tự do tìn ngưỡng là chính sách của Đảng, Nhà nước để đảm bảo quyền lợi ích cho tất cả người dân, tuy nhiên, tự do thì thì tự do, mọi thứ đều phải nằm trong khuôn khổ tức là không được vượt ra khỏi những quy định của hiến pháp và pháp luật, đâu phải nói tự do tôn giáo là anh được quyền dùng tôn giáo để vi phạm pháp luật đâu

    Trả lờiXóa
  3. không quan tâm là ai, tôn giáo nào hay không có tôn giáo, quan điểm của tôi là thượng tôn pháp luật là trên hết, bất kể bạn là ai, bất kể bạn theo tôn giáo nào, cứ vi phạm pháp luật là phải xử lý theo các quy định của pháp luật, tuyệt đối không có trường hợp ngoại lệ, đấy chẳng phải là lối sống văn minh mầ tôn giáo đang rao giảng hay sao ?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog