Chia sẻ

Tre Làng

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Mọi tội phạm phải được xử lý nghiêm minh

Mọi tội phạm phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; xử lý nghiêm kẻ chủ mưu, đồng thời phân hóa rõ hành vi phạm tội của từng đối tượng, bảo đảm thấu tình, đạt lý, nhân văn, thuyết phục.

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại buổi làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, sáng 11-5, tại Hà Nội.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần chú trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố; tăng cường vai trò, trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, thực hiện đúng nguyên tắc tố tụng theo quy định. Trước mỗi vụ việc phải đánh giá, cân nhắc thận trọng, khách quan, áp dụng pháp luật linh hoạt, đặt lợi ích của Nhà nước, nhân dân lên trên hết.

Chủ tịch nước cho rằng, bên cạnh kết quả đã đạt được, hoạt động của ngành kiểm sát vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, như: chất lượng thực hành công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại một số đơn vị chưa cao; còn để xảy ra một số trường hợp phê chuẩn lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ thiếu chính xác; đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm. Tiến độ, chất lượng giải quyết một số vụ án chưa đạt yêu cầu, còn phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết.

Chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội để ra. Hiệu lực kiến nghị, kháng nghị trong kiểm sát hoạt động tư pháp chưa cao. Một số bất cập, vướng mắc trong pháp luật về tư pháp chưa được đề xuất tháo gỡ kịp thời. Một số cán bộ, công chức chấp hành kỷ luật công vụ chưa nghiêm, thiếu rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Những tồn tại trên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị ngành kiểm sát cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, có giải pháp phù hợp, khả thi, khắc phục những hạn chế, bất cập, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian tới, cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh đạo viện kiểm sát các cấp tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại; chủ động, tích cực tham mưu, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tư pháp, bảo đảm thống nhất, đồng bộ.

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, xác định đây là khâu đột phá, góp phần bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Chủ tịch nước đề nghị, ngành kiểm sát phải nắm vững và thực hiện đúng chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả công tác này, nhất là phát huy vai trò cơ quan điều tra của viện kiểm sát, bảo đảm cơ quan này thực sự là một trong những thiết chế quan trọng kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp, vừa răn đe, vừa cảnh báo, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ tư pháp.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, tính chất quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ của nghề nghiệp, đòi hỏi người cán bộ kiểm sát phải liêm, chính, chí công, vô tư; không được định kiến; phải gương mẫu, đi đầu trong cuộc sống, công tác; đồng thời, phải kiên quyết xử lý những cán bộ trong ngành vi phạm pháp luật, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống; tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường năng lực hoạt động của ngành kiểm sát; mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia; làm tốt vai trò cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp hình sự; tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong ngành kiểm sát; nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách phù hợp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm điều kiện hoạt động của viện kiểm sát các cấp trong thời gian tới.

Trước đó, báo cáo với Chủ tịch nước tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, đa số các mặt công tác đều đạt và vượt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội, năm sau tốt hơn năm trước. Trong đó, xác định “chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm” là nhiệm vụ trọng tâm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự nhằm bảo vệ cao nhất quyền con người.

Tỷ lệ oan, sai giảm dần theo từng năm, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng bị can, bị cáo đã truy tố, xét xử; số kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân yêu cầu các cơ quan liên quan khắc phục vi phạm tăng và hầu hết đều được thực hiện. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã chủ động thực hiện nghiêm, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ngành cho nên đã hạn chế tối đa việc bỏ lọt tội phạm.

Nguồn: ĐỖ TRUNG
Theo báo SGGP

15 nhận xét:

  1. Phải xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu, cầm đầu những kẻ vi phạm nghiêm trọng đạo đức cũng như nhân phẩm. Những loại đối tượng như này thường có phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, có những thái độ kinh nghiệm đối phó với Cơ quan công an. Do vậy, Viện cùng phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vấn đề này đã được nhấn mạnh tại hầu hết các cuộc họp của Chính phủ và các cuộc làm việc của các lãnh đạo với cơ quan, doanh nghiệp, không bao giờ là thừa, tất cả các hành vi phạm tội đều bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật, không có trường hợp nào ngoại lệ

      Xóa
  2. cần bám sát mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước để triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo đúng quy định của phát luật, đặc biệt là công tác nghiệp vụ cơ bản. Phải đáp ứng các yêu cầu về pháp luật, chính trị và nghiệp vụ; bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được xử lý nghiêm trước pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

    Trả lờiXóa
  3. Tăng cường công tác vận động quần chúng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Công an các đơn vị, địa phương, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tăng cường vai trò, trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, thực hiện đúng nguyên tắc tố tụng theo quy định. Trước mỗi vụ việc phải đánh giá, cân nhắc thận trọng, khách quan, áp dụng pháp luật linh hoạt, đặt lợi ích của Nhà nước, nhân dân lên trên hết

      Xóa
    2. tội phạm kinh tế trong và ngoài nước ngày càng có những diễn biến phức tạp và khôn lường, vì vậy việc nêu cao tinh thần làm việc cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là rất cần thiết, nghiêm túc xử lí những hành vi có dấu hiệu suy thoái đạo đức

      Xóa
  4. Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thực, nhạy bén, chủ động, sáng tạo, khách quan, toàn diện; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, tâm huyết với công việc. Thường xuyên tập huấn, trao đổi về kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng đối với đội ngũ trinh sát viên, điều tra viên.

    Trả lờiXóa
  5. Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng. Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt đối với một số loại tội phạm kinh tế xuyên quốc gia; tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài; tội phạm sử dụng công nghệ cao…

    Trả lờiXóa
  6. ngành Kiểm sát cần chủ động đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm mọi tội phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoa Co May23:37 11/5/23

      Câu nói của bác nghe đơn giản nhưng rất là thâm sâu đấy, chỉ một quan điểm này thôi chắc nhiều người phải sởn gay ốc rồi, quan điểm của chủ tịch nước một lần nữa khẳng định đường hướng của Đảng trong xử lý vi phạm, không có vùng cấm, dù là bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý

      Xóa
  7. toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra. Trong đó, yêu cầu toàn ngành tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực tư pháp.

    Trả lờiXóa
  8. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, bảo đảm truy tố đúng người, đúng tội danh, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp Viện Kiểm sát truy tố nhưng Tòa án tuyên không phạm tội, hoặc phải thay đổi tội danh; bên cạnh yêu cầu chống làm oan người vô tội thì cần chú trọng chống bỏ lọt tội phạm. Có giải pháp hiệu quả để tiếp tục nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa; bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và tranh tụng trong xét xử.

    Trả lờiXóa
  9. Cần tiếp tục chủ động, phối hợp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tích cực đề xuất và triển khai các biện pháp nhằm thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

    Trả lờiXóa
  10. Tiếp tục phối hợp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tích cực đề xuất và triển khai các biện pháp thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

    Trả lờiXóa
  11. Nhiều vụ án lớn, nhiều cán bộ cấp cao đã được đưa ra xét xử thời gian qua. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, phức tạp và lâu dài, tuy nhiên vẫn phải kiên quyết thực hiện nhằm củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog