Chia sẻ

Tre Làng

Cốc trà đá hơn 100.000 đồng ở sân bay Nội Bài gây tranh cãi

Một hóa đơn ăn uống trong nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài với bát phở bò có giá hơn 200.000 đồng, cốc trà đá giá hơn 100.000 đồng đang gây tranh cãi.

Mới đây, trên một diễn đàn lớn về ô tô xe máy, thành viên Trung Nam Đỗ đã chia sẻ hóa đơn ăn uống trong nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài vào ngày 19/5.

Theo đó, 3 bát phở bò tái có giá 29,4 USD (tương đương 690.000 đồng), 1 bát phở bò chín có giá 8,7 USD (tương đương 204.000 đồng), 1 cốc trà đá có giá 4,5 USD (tương đương 105.000 đồng), 2 ly cà phê nâu đá có giá 13,2 USD (tương đương 310.000 đồng), 1 ly nước cam có giá 6,7 USD (tương đương 157.000 đồng).

Tổng số tiền phải thanh toán cho hóa đơn trên là 62,5 USD (tương đương 1,466 triệu đồng).

Hóa đơn này sau khi được chia sẻ đã nhận được nhiều sự quan tâm cũng như nhiều ý kiến bình luận, tranh cãi của các thành viên trong diễn đàn.

Tờ hóa đơn gây tranh cãi (Ảnh: Otofun)

Nhiều người cho rằng, mức giá như vậy là quá cao, là "chặt chém".

Có cơ hội đi nhiều nước, thành viên Mai Đức Hiệp chia sẻ: Ở sân bay nước ngoài giá cả không chênh là mấy. Vậy mà sân bay ở Việt Nam chém kinh thật.

Còn thành viên Trần Ngọc cho rằng: "Đừng thắc mắc làm gì khi ăn ở đó".

Thành viên Linh Lê bổ sung thêm thông tin: 7 USD một quả dừa (gấp 10 lần ở ngoài) nên tốt nhất ăn trước khi vào sân bay.

Tương tự, thành viên Bao Nhu cũng cho biết: Que kem ở sân bay còn 400.000 đồng, chả nhẽ cầm lên rồi lại không lấy.

Điều đáng nói, nhiều người phản ánh đồ ăn ở sân bay giá cao nhưng chất lượng chưa tương xứng.

Thành viên Đoàn Ngọc Ánh nhận định đồ ở sân bay cái gì cũng cao. Người này cho biết từng ăn phở sân bay và thấy chất lượng không ổn lắm.

Thành viên Phong Trần nêu ý kiến: giá này thêm tí tiền mua vé thương gia mà bay. Vào phòng VIP ăn uống nghỉ ngơi thoải mái mà không bị đông.

Trong khi đó, nhiều thành viên khác lại cho rằng ăn uống ở ga quốc tế thì mức giá như trên là bình thường.

Thành viên Những Tờ Dollar nhận xét sân bay giá quốc tế thì chả có gì ngạc nhiên, phở 30 USD là bình thường.

Tuy nhiên, một số thành viên cho rằng mức giá đó là hợp lý bởi tiền thuê mặt bằng tại sân bay đắt đỏ.

Thành viên Hà Đức Trường đánh giá, phở 200.000 đồng/bát cũng đúng thôi vì tiền thuê mặt bằng ở sân bay cao. Đồng quan điểm, thành viên Trần Xuân Phú cho biết đã ra sân bay xác định luôn là giá gấp đôi, gấp 3 lần so với bình thường, giá niêm yết công khai. Nếu thấy đắt có thể ăn, uống tạm món khác, đã dùng nghĩa là chấp nhận giá cao.

Còn thành viên Dân Mười Bốn cũng quan điểm, nếu đã là giá niêm yết thì không thể trách họ được vì ăn hay không tùy ở mình.

Nói về lý do giá ăn uống ở ga quốc tế đắt, thành viên Briar Rose cho biết vì họ thuê mặt bằng 30-40 USD/m2/tháng mà không phải ai cũng thuê được nên giá cao là đương nhiên, chưa kể nhân viên đi làm di chuyển xa, làm ca đêm, chuyên chở hàng hoá nguyên vật liệu ra vào khu cách ly rất cách rách.

"Sân bay quốc tế thì đương nhiên giá sẽ cao hơn ở bên ngoài, còn nếu so sánh với sân bay các nước thì Việt Nam vẫn là rẻ. Chi phí ở sân bay rất nhiều, có cả những phí không có tên nên được cộng vào giá thành. Giá niêm yết công khai và khách hàng có thể lựa chọn hoặc không. Ở sân bay các quầy có giá khác nhau nên khách cũng có nhiều lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính của mình", thành viên Tina Vu viết.

Việc cửa hàng ăn uống tại các sân bay ở Việt Nam niêm yết giá bán “cắt cổ”, trong khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ lại không tương xứng không phải là vấn đề mới.

Trước đó, chuyện “mì chém”, “phở chặt” ở các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài vẫn thường xuyên diễn ra, khiến không ít thực khách lắc đầu ngao ngán về giá cả cũng như dịch vụ ăn uống ở các sân bay.

Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần mở các đợt rà soát giá dịch vụ phi hàng không tại các sân bay hay áp giá trần cho những dịch vụ phi hàng không ở sân bay, nhưng câu chuyện về bát phở hay tô mì tôm,... giá cao ngất ngưởng vẫn diễn ra.

Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch ăn uống tại sân bay khá nhiều, với dịch vụ khá phong phú, phù hợp với chi tiêu của khách đi lại bằng đường hàng không. Giá cả đều được niêm yết công khai.

Ngoài ra, khu vực lân cận sân bay cũng có nhiều dịch vụ để khách lựa chọn, thay vì vào sân bay ăn uống. Cùng với đó, các sân bay trang bị quầy nước miễn phí để khách không tốn tiền mua.

Nguồn: Nhà báo Hạnh Nguyên

8 nhận xét:

  1. Tại Nội Bài, người ta phải trả 25.000 đồng cho một chai nước, gấp 6 lần giá bán của siêu thị. Các mặt hàng khác cũng đắt đỏ không kém, mà dịch vụ được cho là chưa tương xứng.Đồng ý là ở sân bay thì phải đắt, nhưng gần 200.000 đồng cho một bát phở thêm chai nước suối thì thật quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phí dịch vụ tại các sân bay luôn cao hơn ở các cơ sở kinh doanh khác, kể cả là chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi, những phí thuê mặt bằng tại đó đã rất cao rồi, thậm chí là cao hơn cả các trung tâm thương mại, một cốc nước cam lên đến mấy trăm là chuyện bình thường

      Xóa
  2. tại sân bay quốc tế này cho thấy không chỉ bún phở, các loại đồ uống, hoa quả ở đây cũng có giá cao gấp đôi đến gấp 6 lần so với ở ngoài. Chẳng hạn một chai nước 350ml ở siêu thị niêm yết chưa đến 4.000 đồng, thì vào đến sân bay Nội Bài giá đội lên từ 15.000 đến 25.000 đồng tùy cửa hàng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Táo ta loại nhỏ, ở chợ khách hàng có thể mua ở mức 20.000 đồng mỗi kg, thì tại đây họ phải trả gần 85.000 đồng cho túi đóng sẵn một cân rưỡi. Bim bim, một trong những mặt hàng bán chạy ở sân bay, có giá 5.000 đồng một gói ở bên ngoài, vào đây đội lên gấp 4 lần

      Xóa
  3. Quan sát tại các quầy hàng, giá cả tại các quầy hàng do tư nhân quản lý có giá cao hơn khoảng 20 đến 40% so với khu vực quầy hàng của các công ty có vốn Nhà nước. Ví dụ tại quầy hàng của Xí nghiệp Thương mại hàng không Nội Bài trong khu vực ga nội địa, giá một cốc cam đá là 35.000 đồng. Nhưng khi ra quầy hàng do tư nhân quản lý, cũng cốc cam tương tự giá đội lên 80.000 đồng. Trà đá tại các cửa hàng trên lệch nhau trên 10.000 đồng, nơi bán 20.000 đồng, nơi 30.000 đến 35.000 đồng một cốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vị trí quầy bán nước ở sân bay thì bảo sao chả đắt, ở những cái nơi như thế thì lấy đâu ra đồ với giá rẻ, riêng tiền thuê địa điểm để bán hàng là đã cao rồi, lại còn thêm cái tiếng ở sân bay nữa nên cứ thế mà độn giá lên, phí dịch vụ nữa, nói chung là nên chuẩn bị sẵn ở nhà đi chứ đến đấy mới uống thì không đỡ được

      Xóa
  4. Bên cạnh giá cao, nhiều khách hàng phàn nàn rằng chất lượng dịch vụ không tương xứng. Anh Joe, một hành khách người Thái Lan có mặt ở sân bay Nội Bài chiều qua cho biết anh rất bực vì gọi nhân viên ra lau bàn cho sạch nhưng không được đáp ứng. "Tôi nói mãi cuối cùng họ cũng phải lau, nhưng chỉ lấy tờ giấy ăn lau qua loa, thế thì làm sao mà sạch được", anh Joe nói

    Trả lờiXóa
  5. Sau khi dùng một bát mỳ tôm giá 40.000 đồng, anh nhận xét dịch vụ ăn uống, hàng hóa ở sân bay Nội Bài kém xa sân bay Bangkok ở Thái Lan. "Ở sân bay Thái Lan có rất nhiều cửa hàng, nhiều loại hàng hóa để lựa chọn. Giá cả tất nhiên cũng đắt hơn ở ngoài, nhưng dịch vụ kèm theo cũng rất tốt", anh Joe nói

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog