Chia sẻ

Tre Làng

Về tự do báo chí

Bà chép từ Fb NguyenVan Duzng

Nói thêm về tự do báo chí (tản mạn) nhân Fb Cuong Le (Lê Cường) nhắc đến 30 năm Ngày Tự do báo chí do LHQ nêu ra (3/5/1993-3/5/2023) và có nhắc đến cuốn sách của tôi.

Tự do nói chung và tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là khát vọng của loài người, muốn được tự do tìm kiếm, sản xuất và chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm… Khát vọng vươn ra chính phục các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.

Các quy luật ấy là vô hạn, trong khi năng lực khám phá, chính phục ở mỗi thế hệ, trong mỗi thời gian xác định ở các quốc gia, của loài người là hữu hạn.

Mặt khác, cách hiểu, cách sử dụng tự do báo chí cũng không giống nhau tùy theo các điều kiện cần và đủ ở mỗi nơi, mỗi giai đoạn khác nhau; mặc dù đây là vấn đề luôn được mọi người quan tâm và quan tâm từ các góc độ, mục đích khác nhau.

Locke đã khẳng định, tự do báo chí là phương tiện để đạt mục đích; nhưng làm sao đạt được mục đích mà không có phương tiện.

Vậy nên, đã là phương tiện/công cụ thì cần được kiểm soát; và các thể chế chính trị có cách kiểm soát phương tiện này khác nhau.

Vậy tại sao phải kiểm soát tự do báo chí?

Bởi vì báo chí và tự do báo chí nói chung liên quan đến cộng đồng; nó có tác động, lôi kéo, thậm chí thao túng, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi hàng triệu người.

Hàng triệu người là lực lượng vật chất khổng lồ; nó có thể làm thay đổi, lật nhào…tất cả.

C. Mac - Ông cụ râu dài từ thế kỷ 19 đã viết, vũ khí phê phán quyết không thể thay thế việc phê phán bằng vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất; nhưng sức mạnh tinh thần mỗi khi ngấm vào quần chúng thì nó sẽ trở thành lực lượng vất chất khổng lồ.

Túm lại, là không thể có tự do báo chí tuyệt đối, hoàn toàn. Và không thể nói ở một nước giàu có về kinh tế, mạnh về quốc phòng mà có tự do báo chí hoàn hảo. Cũng như khó có thể nói ở một nước nghèo về kinh tế, yếu về tiềm lực… mà đã có tự do báo chí ở tầm mức cao !

Tự do luôn trong khung khổ luật pháp; mà luật pháp phản ánh trình độ văn minh của xã hội và nhận thức cũng như năng lực hành xử của nhà nước và công dân.

Với nhà báo, nhận thức và thực hành tự do báo chí luôn hướng tới phục vụ lợi ích công, vì cộng đồng.

Với nhà báo Việt Nam, cần nêu cao, thể hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đạo Đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chính trị.

Tự do báo chí gắn với lợi ích, vậy nên không ai và không cho phép ai sử dụng/lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để xâm hại lợi ích công, cũng như quyền, lợi ích chính đáng của công dân. Và cũng không ai được phép sử dụng quyền lực để hạn chế tự do báo chí, tự do ngôn luận mà việc hạn chế này không vì lợi ích công, nhưng lại vì lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.

PS: một số người dẫn ra kết quả xếp hạng các nước về tự do báo chí? Khi thế giới còn phân biệt (đến mức đánh nhau, gây sức ép để cái trị thế giới) lợi ích thì việc xếp hạng tự do báo chí chỉ là công cụ hiềm khích và nó là ma túy tinh thần của kẻ mạnh thôi. Tổ chức phóng viên không biên giới, hay cả tòa hình sự quốc tế cũng chỉ là trò hề trong tay một kẻ mạnh thôi nhé. Đừng “thả mồi bắt bóng”.

13 nhận xét:

  1. Báo chí có chức năng giám sát và đặc biệt là phản ảnh và đề cập tới những vấn đề thời sự nóng hỏi, cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho người dân. thế nhưng chúng ta nhận thấy rằng, báo chí những năm gần đây, lợi dụng cái gọi là tư do báo chí, tự do ngôn luận, báo chí đi xa rời tôn chỉ mục đích mà đăng tải những hình ảnh, bài viết lêch hướng. tôi e, đó chưa chuẩn chỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhiều nguồn báo chí bây giờ còn không chính thống, đăng sau đó là những tay viết của những hội, nhóm phản động, chống chế độ, chuyên viết bài để bẻ lái dư luận, làm cho người dân tin sái cổ về những thông tin sai sự thật về Nhà nước, về Đảng, quá đáng sợ

      Xóa
    2. thời đại ngày nay thật giả lẫn lộn, báo chí cũng vì đó mà bắt đầu đảo lộn, không còn giữ được thông tin nguyên vẹn tính chất trung thực và chính xác như thời xưa nữa, để làm được điều này bây giờ còn một số đầu báo truyền thống có thể giữ được thôi

      Xóa
  2. báo chí bây giờ không còn được trong sạch cũng như chỉ thiên về hướng sự thật như ngày trước nữa rồi, bây giờ nhiều đối tượng có âm mưu phản động, muốn bẻ hướng dư luận, người đọc cũng phải có tri thức chứ không thể tùy tiện mà tin tưởng được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những tờ báo uy tín thì vẫn cứ ra tin uy tín đều đều và nhận được sự tin tưởng của số đông bạn đọc, một số tờ báo do hoạt động dần kém hiệu quả mới đưa ra các chiêu trò để thu hút người đọc, số này nên bị tẩy chay và xử lý theo quy định của pháp luật

      Xóa
  3. tự do, ai chả muốn được tự do, tự do ngôn luận, tự do viết lách, nhưng nhiều đối tượng, nhiều nhà báo, cây bút đã lợi dụng quyền tự do đó để hành động, để viết ra những bài báo gây xôn xao dư luận với thông tin hoàn toàn sai lệch so với sự thật, như vậy có xứng đáng được hưởng sự tự do hay không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự do không ai cấm nhưng không phải kiểu muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, đến một lúc mâu thuẫn lên là hạ bệ, bôi xấu danh dự nhân phẩm, thậm chí vì động cơ vụ lợi mà lợi dụng chiêu bài truyền thông để dắt mũi dư luận theo hướng phi sự thật

      Xóa
  4. Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Song, lợi dụng chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, vấn đề “nhân quyền”, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tiến hành diễn biến hòa bình trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng nhằm thao túng dư luận, gây rối loạn xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  5. các đối tượng chống phá sử dụng chiêu bài xuyên tạc khái niệm tự do báo chí; lôi kéo đội ngũ người làm báo theo hướng phục tùng mưu đồ của chúng; viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí nhưng cố tình lờ đi những quy định pháp luật về tự do báo chí, tự do ngôn luận rồi tán phát qua Internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào.

    Trả lờiXóa
  6. Những kẻ chống phá dường như cố tình quên rằng việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế.

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam không cấm tự do báo chí, tự do ngôn luận, mà chỉ nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do ấy để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung

    Trả lờiXóa
  9. Thực tiễn thế giới cũng cho thấy, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Singapore… đều có chế tài, điều khoản luật xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tự do báo chí để vi phạm pháp luật. Nói cách khác, tự do báo chí, ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải gắn với chế độ chính trị, điều kiện xã hội, nền tảng đạo đức, pháp lý trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog