Chia sẻ

Tre Làng

Trang mạng "Báo An ninh" đang mạo danh lực lượng công an

Ong Bắp Cày

Một trang Fanpage lấy tên là "Báo An Ninh" chuyên đăng tin Fake, bịa tạc giật gân để lừa người đọc. Thậm chí, quản trị viên còn cả gan dùng hình ảnh các chiến sĩ công an để làm ảnh đại diện, nhằm chiếm đoạt lòng tin của người nhẹ dạ.


Dưới đây là một ví dụ nho nhỏ về Fake news mà trang này loan tải.


Trang "Báo An ninh" viết: "Ηàng ϲһụϲ trai Тâу lột quần "kһᴏе chuối" ϲһᴏ "quý bà" mua d:âm. Сһi̓ 500k ӏà ϲó 2 anh Đen рһụϲ νụ".

Kèm theo dòng status trên là hình ảnh 2 anh da đen và 2 phụ nữ có vẻ là người châu Á như trong hình 1.

Đây là đường link của trang mạo danh lực lượng công an:

https://www.facebook.com/tinanninh24h

Dùng công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google cho kết quả là, các bức ảnh mà trang "Báo An ninh" đăng tải nhằm mô tả cho việc bán d/âm là ảnh thật. Tuy nhiên, những bức ảnh này là hình ảnh các đối tượng lừa đảo bị Công an Đồng Nai bắt từ tháng 4 năm 2021 và đã được báo chí đăng tải trong bài viết có tựa đề "Triệt phá đường dây lừa đảo hàng tỷ đồng của phụ nữ qua mạng", như hình 2, hình 3, hình 4 và hình 5 dưới đây.





Đề nghị cục An ninh mạng và phóng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an vào cuộc xử lý, không để các đối tượng lừa đảo và tội phạm lập lờ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ngành.

***

Dưới đây là nguyên văn bài báo từ năm 2021.

Triệt phá đường dây lừa đảo hàng tỷ đồng của phụ nữ qua mạng

PV - 16:00, 05/04/2021

Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam sáu đối tượng, trong đó có ba người nước ngoài để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là các đối tượng chuyên sử dụng mạng xã hội để làm quen với phụ nữ, rồi yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản, chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng.

Bốn trong sáu đối tượng bị bắt giữ.

Cụ thể, sau thời gian lập chuyên án điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp, khởi tố sáu bị can, gồm: Diallo Micheal (29 tuổi, quốc tịch Guinea, tạm trú quận 7); Agada Samuel (28 tuổi, quốc tịch Niegenia, tạm trú quận 7); Ezegbogu Francico Emeka (29 tuổi, quốc tịch Nigenia, tạm trú huyện Nhà Bè); Bùi Thị Nghi (30 tuổi, ngụ quận 1); Nguyễn Thị Hương (ngụ tỉnh Bình Dương) và Cáp Xuân Thùy (23 tuổi, tạm trú quận 7).

Theo điều tra ban đầu, Hương làm quen với một đối tượng người nước ngoài qua mạng xã hội. Sau đó, bị chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng nhưng Hương không trình báo cơ quan chức năng. Tiếp đó, chính đối tượng này yêu cầu Hương mở tài khoản, đăng ký thẻ visa ngân hàng, với điều kiện sẽ cho tiền khi có người chuyển tiền vào tài khoản. Hương đã đến mở tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng ở Bình Dương và gửi chuyển phát EMS cho đối tượng này địa chỉ ở Malaysia. Từ đó, mỗi khi có tiền vào tài khoản, Hương đến ngân hàng rút số tiền được đối tượng cho để tiêu xài cá nhân.

Trong khi đó, qua mạng xã hội Thùy quen biết, rồi làm bạn gái với Micheal. Đối tượng này nhờ Thùy làm chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản ngân hàng và đưa nhiều thẻ ATM để đi rút tiền mặt. Tổng cộng Thùy đã đi rút 5 tỷ đồng và được chia 5%. Ngoài ra, Thùy giới thiệu Nghi làm bạn gái của Agada Samuel, Nghi đã thực hiện công việc tương tự như bạn mình, rút tổng số tiền 3 tỷ đồng và được cho 3% tổng số tiền.

Tiếp tục mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định đối tượng Ezegbogu Francico Emeka (lấy tên giả là Micheal Willson) kết bạn và dụ giỗ nhiều người mở tài khoản ngân hàng để tiếp nhận, chuyển, rút tiền do lừa đảo qua mạng. Cơ quan công an xác định, quá trình lừa đảo các đối tượng chỉ liên hệ qua tin nhắn qua mạng xã hội Zalo, Facebook.

Trong quá trình khám xét nơi ở của các đối tượng trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã thu giữ hàng trăm thẻ ngân hàng, giấy chuyển tiền, tài liệu và tang vật liên quan mà các đối tượng dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, thời gian qua trên địa bàn nổi lên tình trạng đối tượng người nước ngoài lừa đảo chiểm đoạt tài sản, với phương thức sử dụng mạng xã hội để làm quen kết bạn với các nạn nhân là phụ nữ, rồi đưa ra các lý do, như; bị tai nạn lao động, cần tiền để xử lý bảo hiểm, tặng quà cho các nạn nhân.… Sau đó, các đối tượng yêu cầu các nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp, rồi chiếm đoạt số tiền rất lớn.

Trong số các vụ việc nạn nhân trình báo với cơ quan công an, một trường hợp nữ 34 tuổi ở huyện Trảng Bom bị chiếm đoạt số tiền 13,6 tỷ đồng; một phụ nữ 44 tuổi ở TP. Biên Hòa bị chiếm đoạt số tiền hơn 11,2 tỷ đồng.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên của các đối tượng./.

12 nhận xét:

  1. Chỉ cần tìm kiếm trên Google trong vài giây, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm trang mạng, tài khoản xã hội gồm Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok, Instagram có hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an nhân dân (CAND)… Những trang web với nội dung thật, giả lẫn lộn khiến không ít bạn đọc nhầm tưởng đó là các trang chính thống của lực lượng CAND...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng, bầy giờ để mà nói thì có rất nhiều những trang web, hay page trên facebook, các hội nhóm được cho là mạo danh lực lượng công an, các trang phương tiện truyền thông chính thống của công an hiện nay, đòi hỏi người dân cần nâng cao nhận thức để có thể chắt lọc và lực chọn đúng nguồn tin để cập nhật

      Xóa
  2. cùng với các trang mạng chính thống đã xuất hiện các tài khoản mạo danh, sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh lực lượng CAND để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, ngoài việc quản lý chặt chẽ của các chức năng, đòi hỏi “công dân mạng” phải là những người dùng tỉnh táo để nhận diện các trang web.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mùa Xuân12:08 15/7/23

      Không chỉ trang mạng này mà hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều fanpage lấy tên, hình ảnh của lực lượng công an để chiếm lòng tin của người dân rồi sau đó đưa tin thất thiệt để mục đích khác, điều này làm cho nhiều người dân cả tin, rồi nhận thức sai về tình hình thực tế.

      Xóa
  3. Với việc đưa các hình ảnh về lực lượng công an rồi sử dụng chiêu trò “lập lờ, đánh lận con đen” cùng lúc đưa cả thông tin tích cực và thông tin tiêu cực, người dùng dễ dàng bị đánh lừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. rất nhiều người dân có thói quen tìm hiểu thông tin từ các trang, phương tiện truyền thông của lực lượng công an, đặc biệt là người cao tuổi, hay lên mạng tìm hiểu những lại là nhóm đối tượng dễ mắc bẫy của bọn chúng nhất, vì vậy mọi người cũng nên có những sự chuẩn bị tốt nhất về mặt kiến thức để có thể nhận biết được đâu là thật giả

      Xóa
  4. Một trang khác có tên là “Cảnh sát nhân dân”, các đối tượng cũng đưa ra cảnh báo sai sự thật với nội dung: Mong cộng đồng mạng bỏ ra 5 giây chia sẻ bài viết, đặc biệt là chị em gái.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên tiên hành thống kê những trang chính thống để công khai cho người dân biết đồng thời làm rõ xử lý các trang mạng xã hội giả danh công bằng cách đăng tải các hình ảnh của ngành nhằm mục đích thu hút người đọc

      Xóa
  5. Trên các trang web này, các đối tượng sử dụng các hình ảnh, thông tin chia sẻ giống với các trang thông tin chính thức của các đơn vị Công an. Với thủ đoạn này, đối tượng sẽ khiến người dùng nhầm lẫn nếu không để ý đến tên miền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ phải có hình ảnh Công an vào mới lấy được lòng tin của người dân để mà đưa tin giật gân, thất thiệt nhỉ, mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý chứ để lâu rất ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an nhân dân trong cả nước

      Xóa
  6. Bộ Công an đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm mạng; tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống; không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không chính thống.

    Trả lờiXóa
  7. không hiểu sao lại có gan động vào hẳn tổ kiến lửa, dám mạo danh là báo lực lượng công an, những tên cầm đầu những trang báo này chứng tỏ cũng không phải dạng vừa đâu, cần có những biện pháp để truy vết và tìm được những kẻ đứng đằng sau những chiêu trò dơ bẩn này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog