Chia sẻ

Tre Làng

Vụ Trường QSQK 7: Liệu có để lọt đối tượng tán phát thông tin sai sự thật?

Khoai@ 

Liên quan đến vụ đưa thông tin sai sự thật qua việc phát tán clip cho rằng "sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh đang học giáo dục quốc phòng an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại", hôm 26/7/2023, Tòa án Quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lê Tấn Tài 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội đưa trái phép thông tin mạng máy tính.

Cáo trạng của VKSQS nêu rõ, khoảng 0 giờ 30 ngày 11/1/2023, thông qua thông tin do một người không rõ lai lịch gửi đến, Lê Tấn Tài dùng máy tính trực tiếp duyệt, chỉnh sửa bài viết có nội dung bịa đặt, sai sự thật về việc: "Tại Trường Quân sự Quân khu 7 xảy ra vụ hiếp dâm nữ sinh viên học giáo dục quốc phòng an ninh vào lúc 22 giờ 30 ngày 10/1/2023 tại Đại đội 6, Tiểu đoàn 3, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An ninh (Trường Quân sự Quân khu 7) và nhiều vụ việc hiếp dâm trước đây".

Đến 19 giờ ngày 11/1/2023, Lê Tấn Tài đã đăng tải bài viết lên trang Fanpage "UFH Confession" do bị cáo Tài là quản trị viên, mà không hề kiểm chứng. Vì là thông tin giật gân, nên bài viết đã có hàng trăm ngàn lượt tương tác, gây hoang mang dư luận.

Theo đại diện VKS Quân khu 7, hành vi của bị cáo Tài đã trực tiếp xâm phạm đến quy định về quản lý môi trường mạng, làm giảm uy tín của Trường Quân sự Quân khu 7, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, uy tín của quân đội.

Việc xử lý Lê Tấn Tài theo tôi là đúng và thậm chí rất nhân văn, nhằm tạo cơ hội cho anh ta hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, là người theo dõi vụ việc ngay từ khi bắt đầu, tôi thấy vẫn còn 3 cá nhân sau đây cần phải được Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra, xử lý:

1.
Người thứ nhất là nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Dù không hề được chứng kiến vụ việc, mới chỉ "bắc chõ nghe hơi", nhưng Tuấn Khanh đã viết trên Twitter bằng tiếng Anh rằng, "Một sinh viên thiệt mạng tại Sài Gòn do bị hiếp dâm tập thể bởi 12 quân nhân quân đội Việt Nam".


Dòng tweet sai sự thật của Tuấn Khánh nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi bởi những kẻ chống phá Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới. Mời xem ảnh chụp màn hình phía trên làm bằng chứng.

Cần nhắc lại rằng, Tuấn Khanh đã lợi dụng ảnh hưởng của mình với xã hội để viết bài chống phá đất nước trong một thời gian rất dài. Các anh chị có thể gõ cụm từ "Tuấn Khanh" vào ô tìm kiếm của Trelangblog.com sẽ cho hàng trăm kết quả chứng minh điều tôi vừa nói.

2.
Người thứ hai là Phạm Thị Hương Giang (Nick Facebook Jang Kều). 

Phạm Thị Hương Giang là Chủ tịch của cái gọi là "Quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng Sống Bền Vững". Về danh nghĩa công khai thì đây là quỹ huy động lòng tốt, sự hảo tâm của mọi người rồi đi phân phối lại cho cộng đồng gặp khó khăn. Còn về bản chất thì nhiều người cho rằng đó là một tổ chức xã hội dân sự trá hình. 

Jang Kều khá nổi tiếng vì cùng với Hoàng Nguyên Vũ là 2 nhân vật 
chủ chốt góp phần tán phát thông tin giả về vụ "Bác sĩ rút ống thở" trên mạng để lừa đảo, chiếm đoạt lòng tin của người đọc. Bạn đọc gõ cụm từ "Bác sĩ rút ống thở" hoặc "Jang Kều" trên Trelangblog.com sẽ cho kết quả về vụ việc bẩn thỉu này.

Cũng như nhạc sĩ Tuấn Khanh, Jang Kều không hề có chút thông tin nào về vụ việc, nhưng khi đọc được những thông tin dối tra, chị này đã ngay lập tức tận dụng để bôi nhọ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguyên văn Jang kều viết như sau:


"Vụ HUFLIT & QSQK7 làm mình nghĩ tới câu nói này của nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi Martin Luther King!!

Hãy lên tiếng, nếu không điều này có thể xảy ra với cháu gái, con gái, người yêu, vợ, mẹ, thậm chí cả bà của bạn!!!

Từ bao giờ, cứ dính đến QĐ (Quân đội) là mọi sự đều phải bị chìm xuồng???

Dù một số từ đã được Jang Kều viết tắt nhằm chối cãi trước pháp luật, nhưng những hashtag như #Huflit, #Đừngimlặng, #Hãylêntiếng, và #qsqk7 đã giúp cho cơ quan điều tra giải mã những chữ viết tắt đó là gì. Mời xem ảnh chụp màn hình phía trên sẽ rõ.

3.
Người thứ ba tích cực lan truyền thông tin sai sự thật về vụ việc tại Trường quân sự quân khu 7 trong một video trên Tiktok là Đào Diệu Linh.

Những bức ảnh sau đây là Facebook, Youtube, Twitter và Tiktok của Đào Diệu Linh.








Hiện tại, video xuyên tạc sự thật vụ việc đã được Đào Diệu Linh xóa hoặc ẩn, nhưng tôi đã tải được video gốc đó về máy làm bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý hình sự người này. Bất cứ khi nào cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng cần tôi đều có thể cung cấp video này.

Với danh sách 3 người nêu trên, đề nghị các cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng vào cuộc tiếp tục xử lý.

3 nhận xét:

  1. chủ admin chia sẻ thông tin này lên mạng mới chỉ là trẻ vị thành niên, còn chưa đủ 20 tuổi, nên trường hợp bạn bè của đối tượng này, đều là thuộc nhóm đối tượng chưa có đủ tầm hiểu biết về tầm ảnh hưởng của mạng xã hội đối với cuộc sống là có khả năng xảy ra, cần có những biện pháp để quán triệt vấn đề này

    Trả lờiXóa
  2. mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, nếu như rơi vào tay những đối tượng chư có đủ hiểu biết toàn diện như admin của kênh này, hay nhiều những đối tượng khác, những thông tin sai sự thật, có ảnh hưởng tiêu cực đối với những hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì không thể lường được hậu quả xảy ra như thế nào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mùa Xuân23:22 29/7/23

      Mấy cá nhân lợi dụng sự việc để đốt nóng thêm vấn đề cho dư luận mà chưa có thông tin kiểm chứng thì nên xử lý, chí ít cũng là xử phạt hành chính, vì chính họ là những người rất có ảnh hưởng trên mạng xã hội, chính họ làm lan truyền nhanh chứ không phải mấy anh hùng cỏ đâu

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog