Chia sẻ

Tre Làng

Chủ quyền quốc gia và ý thức công dân

Hai hôm nay cộng đồng mạng truyền nhau hình ảnh, thể hiện sự hoan nghênh trước ứng xử của cơ thủ Trần Quyết Chiến khi tham gia một giải đấu billiard diễn ra tại Trung Quốc.

Sự việc xảy ra hôm 23-9, khi Trần Quyết Chiến được mời tham dự giải thi đấu giao hữu do Liên đoàn Billiard thế giới (UMB) phối hợp với Liên đoàn Billiards and Snooker Trung Quốc (CBSA) tổ chức tại Thượng Hải để quảng bá, phát triển nội dung carom 3 băng tại Trung Quốc. Trên sóng truyền hình trực tiếp, trận đấu này bị lồng ghép hình ảnh bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò. Khi sự việc xảy ra, vận động viên đã liên lạc với HLV trưởng đội tuyển billiard TPHCM Nguyễn Việt Hòa đang ở nhà để thông báo tình hình và sau đó anh đã trở về TPHCM ngay trong ngày 23-9, không tham gia giải đấu trên nữa.

Chủ tịch Liên đoàn Billiards thế giới Farouk Barki ngay sau đó có gửi thư mong muốn phía Việt Nam đưa ra một lý do tế nhị để giải thích với công chúng. Tuy nhiên, vận động viên Trần Quyết Chiến đã trả lời rằng: “Đây là sự xuyên tạc đến chủ quyền Việt Nam và không thể dùng lý do gì khác!”.

Chủ quyền Tổ quốc là một giá trị vô cùng thiêng liêng với mỗi công dân Việt Nam, và khi đụng đến giá trị ấy, trong tâm thức mỗi người Việt luôn hiểu điều đó đã được trả giá bằng máu của hàng triệu người ngã xuống qua hàng ngàn năm lịch sử.

Câu chuyện về ứng xử của cơ thủ Trần Quyết Chiến nhắc chúng ta nhớ lại câu chuyện của sứ thần Giang Văn Minh vào thế kỷ 17: Chuyện là khi vâng mệnh vua đi sứ, khi vua nhà Minh là Minh Tư Tông đọc câu đối có ý sĩ nhục sứ thần Đại Việt: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” với hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong). Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”, nghĩa là “sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ”. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã 3 lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Tức giận vì bẻ mặt, vua nhà Minh đã gạt bỏ thể diện, bất chấp luật lệ bang giao đã giết ông rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi thi hài của ông được đưa về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông, truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công ban tặng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Nhắc lại chuyện xưa để hiểu và tin yêu hơn về ứng xử của những công dân Việt Nam trong thời gian qua khi đối diện với âm mưu cài cắm “đường lưỡi bò” của nước khác. Không chỉ có câu chuyện thời sự từ cơ thủ Trần Quyết Chiến, đúng 4 năm trước, tháng 11-2019, tại triển lãm Polyphony: Southeast Asia ở Bảo tàng Nghệ thuật thuộc Trường Đại học Nghệ thuật Nam Kinh, một triển lãm nghệ thuật đương đại quy mô lớn đầu tiên của các nghệ sĩ Đông Nam Á tại Trung Quốc, có sự tham gia của các nghệ sĩ tài năng đến từ các nước ASEAN cũng xảy ra tình huống tương tự. Trên poster của triển lãm, ban tổ chức đã minh họa khu vực Đông Nam Á được vẽ trên một bản đồ cách điệu có hình đường lưỡi bò 9 đoạn.

Ngay lập tức nghệ sĩ Trần Lương đã thông báo cho các nghệ sĩ chủ chốt ở các nước ASEAN tham gia triển lãm kêu gọi cùng tẩy chay triển lãm nếu ban tổ chức để poster có hình “đường lưỡi bò”. Lời kêu gọi của nghệ sĩ Trần Lương nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nghệ sĩ Đông Nam Á. Ngay sau đó, ban tổ chức đã cho thiết kế lại các poster, tài liệu khác để kịp khai mạc triển lãm này.

Trước đó nữa, cuối năm 2015, người đẹp Lan Khuê khi tham gia cuộc thi Miss World tại Trung Quốc đã bị xử ép khi đưa bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam vào clip phổ biến tại cuộc thi. Trả lời người hâm mộ về việc này, Lan Khuê đã nói rằng cô đã “không chút đắn đo” khi làm điều đó.

Những câu chuyện về sự vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc với hình ảnh “đường lưỡi bò” và ứng xử dứt khoát của những vận động viên, nghệ sĩ, người đẹp… Và với tầm ảnh hưởng rộng rãi của họ, điều đó không chỉ nhắc nhở ý thức chủ quyền với mỗi công dân Việt Nam, mà qua đó còn truyền thông cho thế giới thấy được âm mưu, tham vọng phi lý của những kẻ luôn muốn biến Biển Đông của Việt Nam thành “ao nhà” của mình!

Nguồn: AN DU

14 nhận xét:

  1. Bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong đó đoàn viên, thanh niên là lực lượng quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao ý thức về chủ quyền biển đảo của thanh niên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể nói, biển, đảo không chỉ là một phần lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam mà còn là không gian sinh tồn chưa đựng những giá trị, truyền thống quý báu của dân tộc. Vậy nên, thế hệ trẻ Việt Nam cần nâng cao nhận thức chính trị và ý thức đấu tranh để xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong bảo vệ Tổ quốc nói chung cũng như chủ quyền biển, đảo nói riêng theo chủ trương đã được quán triệt tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên… phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

    Trả lờiXóa
  3. Cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, trong đó thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt, xung kích trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  4. Một trong những nền tảng quan trọng trong việc củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thế hệ trẻ đối với vận mệnh của đất nước, đó là cần nắm vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta, để thanh niên thực sự là một lực lượng to lớn và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Trả lờiXóa
  5. Động viên thế hệ trẻ nâng cao quyết tâm và hành động thiết thực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó đang nổi lên vấn đề bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, đó là sự thật hiển nhiên và cũng có nghĩa rằng hiển nhiên khi nhắc tới hình ảnh bản đồ Việt Nam, Hoàng Sa - Trường Sa phải là 2 điểm sáng hiện lên trong khung hình bản đồ ấy.

    Trả lờiXóa
  8. Trên không gian mạng, ngay khi những sự việc này xảy ra lại là lúc ta thấy rõ nhất ý thức và tinh thần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đang cuộn chảy mạnh mẽ thế nào trong mỗi người Việt. Minh chứng là những bài viết nêu rõ quan điểm đồng tình mạnh mẽ của rất nhiều người trên các diễn đàn, trong đó có nhiều người trẻ.

    Trả lờiXóa
  9. Việc cơ thủ billiards Trần Quyết Chiến bỏ giải đấu giao hữu tại Trung Quốc khi phát hiện sóng truyền hình trực tiếp trận đấu mà anh tham gia lồng ghép hình ảnh “đường lưỡi bò” là một hành động đúng. Đây được coi là phản xạ bình thường của những con dân nước Việt khi ai đó động chạm vào điều thiêng liêng - chủ quyền của quốc gia, dân tộc.

    Trả lờiXóa
  10. Trần Quyết Chiến được xem là cơ thủ billiards carom 3 băng hàng đầu Việt Nam và thế giới, đồng thời cũng là vận động viên tiêu biểu toàn quốc hiện nay. Vì vậy, mọi hành động, thái độ của anh vốn đã gây chú ý, phản ứng trước sự xuất hiện của “đường lưỡi bò” vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và Luật Biển quốc tế càng có tác động sâu rộng.

    Trả lờiXóa
  11. Hành động của Trần Quyết Chiến là hành động bình thường của bao người Việt Nam trong hoàn cảnh tương tự. Không cần suy xét bất cứ hệ lụy gì, ngay sau khi thống nhất với HLV Nguyễn Việt Hòa, Trần Quyết Chiến lập tức bỏ giải và về nước. Đây là hành động dứt khoát, là phản ứng mang tính phản xạ có điều kiện trước việc người ta đụng chạm đến chủ quyền Tổ quốc mà bao người Việt đã làm qua các thế hệ.

    Trả lờiXóa
  12. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự hiện diện của “đường lưỡi bò” qua sách báo, phim ảnh, các vật phẩm khác với mưu đồ lặp đi lặp lại lời nói dối để biến thành sự thật, tạo “mưa dầm thấm lâu”, gây ảnh hưởng lên nhận thức của công chúng trong nước và thế giới. Như nhiều nước trên thế giới, người Việt Nam đã kịp thời phát hiện, loại bỏ sự cố tình len lỏi của “đường lưỡi bò”.

    Trả lờiXóa
  13. Để đập tan ma trận “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ của quốc tế, lực lượng nòng cốt vẫn là sức mạnh toàn dân. Sức mạnh ấy đến từ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức cương quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc thấm sâu vào huyết quản mỗi người Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sức mạnh ấy đã khiến dân tộc Việt Nam trường tồn trước bao thăng trầm của lịch sử. Sức mạnh ấy đã biến thành hành động dưới mọi hình thức nhưng đều mang khí chất tự giác, tức thì, dứt khoát, không chút do dự nhằm bảo vệ chủ quyền bất chấp mọi hệ lụy cho bản thân, ngay cả phải hy sinh tính mạng.

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog