Chia sẻ

Tre Làng

Về chuyện "theo dõi" qua Căn cước công dân gắn chíp

Ong Bắp Cày

Trả lời, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận dự thảo Luật Căn cước sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Dự Luật Căn cước công dân. Ông khẳng định "việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử, mã QR và căn cước điện tử không theo dõi và không thể theo dõi được".

Không phải từ bây giờ mà đã từ lâu, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc xây dựng Luật Căn cước công dân để tấn công vào nền tư pháp nước nhà, tấn công vào ngành công an, gây nên những hoài nghi trong nhân dân. 

Nhiều người đã ăn phải bả của tổ chức khủng bố Việt Tân, tổ chức phản động Hội anh em dân chủ và các đối tượng núp bóng dân chủ chống phá nhà nước và thông tin rằng, "dùng Căn cước công dân có gắn chip điện tử sẽ bị theo dõi".

Tuy nhiên, trên thực tế, việc theo dõi một công dân mang bên mình một chiếc Căn cước công dân là bất khả thi, bởi không có nguồn cấp năng lượng cho chíp điện tử đó hoạt động.

Liên quan đến Dự luật này, trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, sáng nay 25/10/2023, Bộ trưởng Tô Lâm nói: "Chúng tôi khẳng định việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử, mã QR và căn cước điện tử không theo dõi và không thể theo dõi được".

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, "Bộ Công an hay bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể theo dõi". 

Ông Tô Lâm thông tin thêm: "Bộ Công an có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh cho công dân, cho người sử dụng thẻ không bị theo dõi từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào; bảo mật an ninh, an toàn dữ liệu của công dân đã được khai báo và tích hợp".

Rất tiếc, vẫn có nhiều người tin tưởng mù quáng vào những luận điệu sai trái, thù địch đó. Họ không biết rằng, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão này, việc phân tích một chiếc Căn cước Công dân quá đơn giản với những chuyên gia công nghệ ở cả trong và ngoài nước. Nếu như Căn cước công dân gắn chíp có thể tạo ra khả năng cho các cơ quan nhà nước theo dõi thì chắc chắn, các tổ chức chống phá nhà nước Việt Nam với sức mạnh tiền bạc và công nghệ đã lên tiếng kèm theo những chứng cứ công nghệ để chứng minh rồi. 

9 nhận xét:

  1. Hoa Co May15:39 25/10/23

    Được Công an theo dõi đã tốt quá, người xấu làm việc phạm pháp mới sợ bị phát hiện chứ người tốt họ chẳng có lý do gì để từ chối việc Công an biết mình đang ở đâu, đơn giản việc quản lý hộ khẩu thường trú và tạm trú bản chất cũng là Công an theo dõi được di biến động của mình rồi, 1 bản chất 2 hình thức mà cũng tranh cãi

    Trả lờiXóa
  2. “Ở đây chúng tôi khẳng định, Bộ Công an hay bất cứ một cơ quan nào không được theo dõi và không thể theo dõi được trên cấu tạo của thẻ này. Đồng thời, chúng tôi cũng phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh cho con người, cho công dân, cho những người sử dụng thẻ căn cước này không bị theo dõi bởi bất kể một tổ chức, cá nhân nào”. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng thời khẳng định Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn về dữ liệu của công dân đã được khai báo và tích hợp. “Đây có thể là những thông tin mà những đối tượng xấu tung tin ra để gây hoang mang trong nhân dân”, Bộ trưởng Tô Lâm nói

      Xóa
  3. Theo đại biểu, chỉ nên quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, theo hướng là khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, như đối với ADN và giọng nói của người dân; và chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tranh luận việc này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) cho biết thông tin thu thập bắt buộc về mống mắt là xuất phát từ thực tiễn. Bởi hiện có nhiều người có nhu cầu làm đẹp nên việc nhận dạng khuôn mặt khó khăn. Trong khi đó, mống mắt là nhận dạng phổ biến do không thể chỉnh sửa, nên việc thu nhập thông tin này nhằm phục vụ tốt cho quản lý của người dân

      Xóa
    2. Mống mắt của con người được hình thành từ 10 tháng tuổi và không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi người. Công nghệ nhận diện mống mắt là phương pháp áp dụng thuật toán hình ảnh để nhận dạng một người nào đó dựa vào cấu trúc các đường vân phức tạp và duy nhất của mống mắt, thậm chí ngay cả khi họ đang đeo kính hoặc sử dụng áp tròng từ một khoảng cách nhất định

      Xóa
    3. để sản xuất và đưa thẻ căn cước công dân có gắn chip vào việc sử dụng thì đã phải trải qua bao nhiêu sự tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt của rất nhiều cơ quan, bộ ban ngành về việc bảo mật thông tin của công dân tích hợp trong thẻ đó, và việc sử dụng thẻ căn cước để theo dõi là thông tin hoàn toàn sai sự thật

      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới khẳng định việc thu thập, cập nhật thông tin về ADN, giọng nói chỉ áp dụng đối với những người có tiền án, tiền sự để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Những thông tin này được lấy thông qua hoạt động tố tụng hoặc xử lý vi phạm hành chính, cơ quan quản lý căn cước không thu thập trực tiếp từ người dân. Trước những lo ngại về an ninh thông tin khi cơ sở dữ liệu căn cước đều là bí mật đời tư, ông Lê Tấn Tới khẳng định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kiểm soát an ninh mạng, bảo vệ ở mức cao nhất và hạn chế thấp nhất sự cố ngoài ý muốn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog